Chánh án được “nhắc” về án treo cho tội phạm kinh tế lớn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 16 vừa qua
Ngày 27/3, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 16 vừa qua.
Theo đó, cả Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đều được lưu ý 6 vấn đề.
Ở lưu ý thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhắc Chánh án Trương Hòa Bình cần có kế hoạch cụ thể và chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm thực hiện: không để án oan đối với người không phạm tội, hạn chế tối đa những vụ án quá hạn theo luật định; bảo đảm áp dụng án treo theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm lớn về kinh tế; khắc phục triệt để tình trạng tuyên án không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành.
Đây cũng là nhóm vấn đề mà các vị đại biểu đã “xoay” Chánh án tại phiên chất vấn với nhiều quan ngại. Bởi, số lượng án tham nhũng, kinh tế đưa ra xét xử ít song án treo và hình phạt nhẹ chiếm tỷ lệ cao gấp nhiều lần các loại án khác. Và nội dung trả lời của Chánh án vẫn chưa mấy thuyết phục.
Trong 5 lưu ý còn lại, một số yêu cầu cụ thể được đưa ra là nâng cao chất lượng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, tăng tỷ lệ xử lý đơn đúng hạn quy định của luật. Khắc phục triệt để tình trạng thiếu biên chế của ngành tòa án, đến cuối năm 2014 hoàn thành việc tuyển dụng có chất lượng chỉ tiêu biên chế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, thanh tra xét xử giám đốc thẩm, kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, kể cả những vi phạm pháp luật của thẩm phán và của Ttòa án. Xử lý nghiêm cán bộ ngành tòa án vi phạm pháp luật cũng là nội dung được nhấn mạnh tại kết luận.
Sách giáo khoa phải chuẩn mực về lịch sử
Chiều 22/3, phiên chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dồn dập câu hỏi về trách nhiệm liên quan đến sách giáo khoa in cờ Trung Quốc, bản đồ không có Hoàng Sa và Trường Sa, chất lượng giáo dục sa sút.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Luận khẩn trương hoàn thiện đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm áp dụng vào thực tiễn, tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tập trung quản lý chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học sinh các cấp học phổ thông, bảo đảm chất lượng, sự chuẩn mực về ngôn ngữ và lịch sử là lưu ý tiếp theo.
Vị “tư lệnh” ngành giáo dục còn được yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, hạn chế tình trạng thừa giáo viên khá phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay. Đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của giám đốc sở giáo dục và đào tạo và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vấn đề này.
Lưu ý tiếp theo với Bộ trưởng Luận là điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính; gắn giáo dục, đào tạo với dạy nghề và nhu cầu sử dụng nhân lực của các ngành, các địa phương....
Ngành giáo dục còn được yêu cầu phối hợp mở rộng tổ chức việc giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội các đoàn và các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa của các vị bộ trưởng, trưởng ngành để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại ngày càng chất lượng, hiệu quả.
Theo đó, cả Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đều được lưu ý 6 vấn đề.
Ở lưu ý thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhắc Chánh án Trương Hòa Bình cần có kế hoạch cụ thể và chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm thực hiện: không để án oan đối với người không phạm tội, hạn chế tối đa những vụ án quá hạn theo luật định; bảo đảm áp dụng án treo theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm lớn về kinh tế; khắc phục triệt để tình trạng tuyên án không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành.
Đây cũng là nhóm vấn đề mà các vị đại biểu đã “xoay” Chánh án tại phiên chất vấn với nhiều quan ngại. Bởi, số lượng án tham nhũng, kinh tế đưa ra xét xử ít song án treo và hình phạt nhẹ chiếm tỷ lệ cao gấp nhiều lần các loại án khác. Và nội dung trả lời của Chánh án vẫn chưa mấy thuyết phục.
Trong 5 lưu ý còn lại, một số yêu cầu cụ thể được đưa ra là nâng cao chất lượng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, tăng tỷ lệ xử lý đơn đúng hạn quy định của luật. Khắc phục triệt để tình trạng thiếu biên chế của ngành tòa án, đến cuối năm 2014 hoàn thành việc tuyển dụng có chất lượng chỉ tiêu biên chế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, thanh tra xét xử giám đốc thẩm, kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, kể cả những vi phạm pháp luật của thẩm phán và của Ttòa án. Xử lý nghiêm cán bộ ngành tòa án vi phạm pháp luật cũng là nội dung được nhấn mạnh tại kết luận.
Sách giáo khoa phải chuẩn mực về lịch sử
Chiều 22/3, phiên chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dồn dập câu hỏi về trách nhiệm liên quan đến sách giáo khoa in cờ Trung Quốc, bản đồ không có Hoàng Sa và Trường Sa, chất lượng giáo dục sa sút.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Luận khẩn trương hoàn thiện đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm áp dụng vào thực tiễn, tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tập trung quản lý chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học sinh các cấp học phổ thông, bảo đảm chất lượng, sự chuẩn mực về ngôn ngữ và lịch sử là lưu ý tiếp theo.
Vị “tư lệnh” ngành giáo dục còn được yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, hạn chế tình trạng thừa giáo viên khá phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay. Đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của giám đốc sở giáo dục và đào tạo và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vấn đề này.
Lưu ý tiếp theo với Bộ trưởng Luận là điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính; gắn giáo dục, đào tạo với dạy nghề và nhu cầu sử dụng nhân lực của các ngành, các địa phương....
Ngành giáo dục còn được yêu cầu phối hợp mở rộng tổ chức việc giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội các đoàn và các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa của các vị bộ trưởng, trưởng ngành để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại ngày càng chất lượng, hiệu quả.