Sách giáo khoa in cờ Trung Quốc: Có lợi ích nào chi phối?
Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều vấn đề nóng
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá, cả xã hội chưa bằng lòng với chất lượng giáo dục, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn: vậy đến bao giờ mới có thể yên tâm?
Chiều 22/3, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã mổ xẻ nhiều yếu kém trong quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Từ việc sách giáo khoa có in cờ Trung Quốc, bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa cho đến giải pháp đột phá để đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo…
Nhấn mạnh quản lý nhà nước về giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu là nguyên nhân cơ bản nhất của những yếu kém về giáo dục hiện nay, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga muốn biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chọn giải pháp đột phá nào để có thể đổi mới căn bản và toàn diện.
“Quản lý bất cập yếu kém đúng là nguyên nhân, cả xã hội chưa bằng lòng với chất lượng giáo dục, chúng tôi ý thức được việc này”, Bộ trưởng Luận trả lời.
“Vậy đến 2016 hết nhiệm kỳ của đồng chí, hàng năm chất lượng giáo dục và đào tạo có chhyển biến tích cực thêm không, đến bao giờ đồng bào ta có thể yên tâm về giáo dục đào tạo của nước ta?”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chất vấn.
“Xin hứa với Chủ tịch và các vị đại biểu Quốc hội là sẽ mang hết trí tuệ quyết tâm nghị lực cùng toàn dân để triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, hy vọng từng bước sẽ có thay đổi, tiến bộ trong các năm đến”, Bộ trưởng Luận trả lời.
“Vậy năm nào nhân dân ta mới có thể yên tâm về chất lượng giáo dục của nước ta?”, Chủ tịch Quốc hội kiên trì nhắc lại câu hỏi.
“Với giáo dục phổ thông thì sau 2015 sẽ triển khai chương trình mới, còn giáo dục đại học đã có sự đổi mới”, Bộ trưởng đáp.
Đi vào từng vấn đề cụ thể được dư luận quan tâm, đại biểu Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chất vấn trách nhiệm của Bộ và giải pháp chấn chỉnh việc sách giáo khoa in cờ Trung Quốc và bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo Bộ trưởng, cờ Trung Quốc được in ở một số cuốn sách, song chỉ có một cuốn do nhà xuất bản thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội quản lý, các cuốn khác không thuộc sự quản lý của ngành giáo dục.
Còn cuốn sách được dư luận phản ánh in bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường Sa là của Nhà xuất bản Giáo dục, “trên cuốn sách đó có đảo, nhưng chữ nhỏ, chứ không phải không có”, ông Luận cho hay.
Vị “tư lệnh” ngành giáo dục cũng cho biết sẽ cũng với các bộ liên quan ban hành lại thông tư quản lý xuất bản phẩm liên quan đến giáo dục và dựng hàng rào kỹ thuật với sách trong nhà trường.
Cho rằng nếu không có khả năng biên soạn thì mới phải dịch, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) đặt câu hỏi, phải chăng các nhà giáo Việt Nam không đủ năng lực hay kiến thức? “Nếu không thì vì cái gì mà không đáp ứng dược nhu cầu bé tập kể chuyện, bé tập đánh vần, để đến nỗi bé đánh vần chữ “cờ” đầu tiên mà lá cờ đầu tiên lại không không phải là cờ Việt Nam?”.
“Ngay cả thời chiến tranh cũng chưa bao giờ thấy sách bé tập đánh vần mà phải dịch, đây là tình hình đáng báo động, liệu có lợi ích chi phối mà đi khỏi tầm của lãnh đạo Bộ hay không?”, ông Nghĩa chất vấn.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, việc dịch sách tốt vẫn luôn được khuyến khích, còn sách mầm non và phổ thông thì trong nước hoàn toàn đủ khả năng thực hiện và không kém chương trình nước ngoài.
Còn sách in cờ Trung Quốc được xuất bản ở các nhà xuất bản ngoài ngành là chính, “ngoài tầm quản lý của bộ chúng tôi”, ông Luận nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng “hứa” sẽ dựng hàng rào kỹ thuật để loại sách đó không thâm nhập vào trường. Riêng vi phạm của nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội thì đã chỉ đạo kiểm điểm, kỷ luật nghiêm túc.
Phát biểu kết thúc cả hai phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” để tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này như đã cam kết.
Ông Hùng cũng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành kết luận về phiên chất vấn để đại biểu và cử tri theo dõi giám sát.
Chiều 22/3, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã mổ xẻ nhiều yếu kém trong quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Từ việc sách giáo khoa có in cờ Trung Quốc, bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa cho đến giải pháp đột phá để đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo…
Nhấn mạnh quản lý nhà nước về giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu là nguyên nhân cơ bản nhất của những yếu kém về giáo dục hiện nay, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga muốn biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chọn giải pháp đột phá nào để có thể đổi mới căn bản và toàn diện.
“Quản lý bất cập yếu kém đúng là nguyên nhân, cả xã hội chưa bằng lòng với chất lượng giáo dục, chúng tôi ý thức được việc này”, Bộ trưởng Luận trả lời.
“Vậy đến 2016 hết nhiệm kỳ của đồng chí, hàng năm chất lượng giáo dục và đào tạo có chhyển biến tích cực thêm không, đến bao giờ đồng bào ta có thể yên tâm về giáo dục đào tạo của nước ta?”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chất vấn.
“Xin hứa với Chủ tịch và các vị đại biểu Quốc hội là sẽ mang hết trí tuệ quyết tâm nghị lực cùng toàn dân để triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, hy vọng từng bước sẽ có thay đổi, tiến bộ trong các năm đến”, Bộ trưởng Luận trả lời.
“Vậy năm nào nhân dân ta mới có thể yên tâm về chất lượng giáo dục của nước ta?”, Chủ tịch Quốc hội kiên trì nhắc lại câu hỏi.
“Với giáo dục phổ thông thì sau 2015 sẽ triển khai chương trình mới, còn giáo dục đại học đã có sự đổi mới”, Bộ trưởng đáp.
Đi vào từng vấn đề cụ thể được dư luận quan tâm, đại biểu Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chất vấn trách nhiệm của Bộ và giải pháp chấn chỉnh việc sách giáo khoa in cờ Trung Quốc và bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo Bộ trưởng, cờ Trung Quốc được in ở một số cuốn sách, song chỉ có một cuốn do nhà xuất bản thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội quản lý, các cuốn khác không thuộc sự quản lý của ngành giáo dục.
Còn cuốn sách được dư luận phản ánh in bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường Sa là của Nhà xuất bản Giáo dục, “trên cuốn sách đó có đảo, nhưng chữ nhỏ, chứ không phải không có”, ông Luận cho hay.
Vị “tư lệnh” ngành giáo dục cũng cho biết sẽ cũng với các bộ liên quan ban hành lại thông tư quản lý xuất bản phẩm liên quan đến giáo dục và dựng hàng rào kỹ thuật với sách trong nhà trường.
Cho rằng nếu không có khả năng biên soạn thì mới phải dịch, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) đặt câu hỏi, phải chăng các nhà giáo Việt Nam không đủ năng lực hay kiến thức? “Nếu không thì vì cái gì mà không đáp ứng dược nhu cầu bé tập kể chuyện, bé tập đánh vần, để đến nỗi bé đánh vần chữ “cờ” đầu tiên mà lá cờ đầu tiên lại không không phải là cờ Việt Nam?”.
“Ngay cả thời chiến tranh cũng chưa bao giờ thấy sách bé tập đánh vần mà phải dịch, đây là tình hình đáng báo động, liệu có lợi ích chi phối mà đi khỏi tầm của lãnh đạo Bộ hay không?”, ông Nghĩa chất vấn.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, việc dịch sách tốt vẫn luôn được khuyến khích, còn sách mầm non và phổ thông thì trong nước hoàn toàn đủ khả năng thực hiện và không kém chương trình nước ngoài.
Còn sách in cờ Trung Quốc được xuất bản ở các nhà xuất bản ngoài ngành là chính, “ngoài tầm quản lý của bộ chúng tôi”, ông Luận nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng “hứa” sẽ dựng hàng rào kỹ thuật để loại sách đó không thâm nhập vào trường. Riêng vi phạm của nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội thì đã chỉ đạo kiểm điểm, kỷ luật nghiêm túc.
Phát biểu kết thúc cả hai phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” để tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này như đã cam kết.
Ông Hùng cũng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành kết luận về phiên chất vấn để đại biểu và cử tri theo dõi giám sát.