Chất vấn tại Quốc hội: Thủ tướng thể hiện vai trò “nhạc trưởng”
Khép lại nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ hứa sẽ đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho nông dân
Khép lại nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, dành trọn buổi sáng 13/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm rõ thêm nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, đang được cử tri và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.
Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh những vấn đề Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý bền vững; bảo đảm an sinh xã hội… của năm 2009.
Bảo đảm lợi ích thỏa đáng cho người trồng lúa
Trong phần giải trình trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng đã dành nhiều thời gian nói về một vấn đề nóng bỏng trên nghị trường từ đầu kỳ họp đến nay, đó là điều hành xuất khẩu gạo.
Người đứng đầu Chính phủ giải thích: trong điều hành xuất khẩu gạo, bên cạnh tiêu thụ hết lúa gạo có lợi cho nông dân, phải đạt yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và ổn định giá gạo trong nước ở mức phù hợp.
Cuối tháng 3/2008, Chính phủ đã chỉ đạo tạm ngừng ký thêm các hợp đồng xuất khẩu mới, vì nguồn hàng cân đối dành cho xuất khẩu không còn. Vào thời điểm đó, chỉ tiêu điều hành xuất khẩu gạo cho cả năm là 4-4,5 triệu tấn và dự kiến được xem xét điều chỉnh vào đầu quý 3.
“Không phải như một đại biểu nói là có dự trữ hàng triệu tấn gạo, lúc đó trong kho dự trữ chỉ còn 160 ngàn tấn. Nếu mất mùa thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra", Thủ tướng trình bày.
Thủ tướng khẳng định, “việc tạm dừng ký bán thêm gạo giao ngay trong tháng 4, 5, 6 là cần thiết nhằm bảo đảm đủ tiêu dùng trong nước, giữ giá gạo trong nước hợp lý, không bị đẩy lên quá cao, góp phần quan trọng, thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát và bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước, trong tình huống bất trắc rất khó lường”.
Để tiêu thụ lúa hàng hoá còn lại cho nông dân, Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo và hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào. Sau khi hoàn thành chỉ tiêu mua 900 nghìn tấn gạo, hiện các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục mua thêm (trong đó có 300 nghìn tấn gạo mua theo chỉ đạo của Chính phủ) để tiêu thụ hết lúa hàng hoá và bảo đảm nguồn hàng cho các hợp đồng đã ký và có gối đầu cho xuất khẩu trong quý 1/2009, Thủ tướng cho biết.
Theo Thủ tướng, hiện Chính phủ đang xây dựng đề án bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cố gắng làm sớm trong 2009 để làm căn cơ lâu dài: sản xuất vùng nào, xuất khẩu bao nhiêu, thu hoạch, bảo quản ra sao, vừa đảm bảo đời sống người trồng lúa, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Riêng đề nghị hỗ trợ cho nông dân 5.000 tỷ đồng của đại biểu Trung Nhân (Cần Thơ), Thủ tướng nói không thể quyết được ngay, do tiền cũng có hạn, xử lý phải cân nhắc cụ thế và sẽ thông báo sau cho đại biểu.
Có thể thấy, phần trả lời về vấn đề nóng bỏng này của Thủ tướng đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, trong đó có cả những đại biểu từng chất vấn rất gay gắt các bộ trưởng có liên quan đến nội dung này.
Tranh luận thẳng thắn
Trong phần trả lời trực tiếp, Thủ tướng đã không ngại tranh luận thẳng thắn về những vấn đề đại biểu đặt ra. Nổi lên vẫn là vấn đề dự báo, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, chống tham nhũng, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường…
Về xử lý trường hợp đưa và nhận hối lộ ở PCI (Nhật Bản), Thủ tướng cho biết khi báo chí Nhật Bản loan tin việc đưa và nhận hối lộ này có liên quan đến một cán bộ của Việt Nam, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao liên hệ với bạn, chủ động yêu cầu chuyển hồ sơ cho chúng ta quản lý, xử lý, không thể để công dân Việt Nam để cơ quan tư pháp nước khác xử lý.
"Bạn một thời gian dài mới gửi "gọi là" hồ sơ, nhưng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý. Chính phủ đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận xử lý, làm rõ, làm rõ tới đâu sẽ xử lý tới đó theo pháp luật Việt Nam. Chúng ta cùng với Nhật Bản cũng lập ủy ban phối hợp đấu tranh ngăn chặn và xử lý tham nhũng liên quan đối với dự án ODA", Thủ tướng nói.
Trước bức xúc của đại biểu về sự độc quyền của ngành điện, Thủ tướng nói "ngành điện độc quyền là sự tự nhiên". "EVN vừa sản xuất phần lớn, vừa giữ độc quyền phân phối. Nhà nước độc quyền và giao ngành điện thực hiện", Thủ tướng nói.
Về việc EVN trả lại 13 dự án điện, Thủ tướng giải thích việc này là do EVN không đủ vốn, Chính phủ đã đề nghị chuyển bớt sang cho dầu khí, than 13 dự án, với mức đầu tư khoảng 283 ngàn tỷ đồng.
"Đây không phải là sự từ chối, thoái thác nhiệm vụ. Thực ra ngành điện sẵn sàng nhận, nhưng mong Chính phủ hỗ trợ thêm vốn. Chính phủ hỗ trợ bằng cách đưa bớt dự án sang cho hai tập đoàn kia đang có vốn đầu tư", Thủ tướng nói rõ hơn.
Về cải cách hành chính, thừa nhận còn có hạn chế, tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ không đồng tình với nhận xét “hành chính vẫn hành dân là chính” của đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội).
Ông thẳng thắn: "Nói như vậy là không đúng thực tiễn, áp đặt. Gần như các địa phương, các ngành đều nói cán bộ tận tụy phục vụ nhân dân. Còn phát hiện ai nhũng nhiễu là xử lý ngay. Đã ban hành nhiều hình thức xử lý và thanh tra kiểm tra, giám sát."
Một trong những vấn đề được mổ xẻ kỹ càng tại kỳ họp này và các đại biểu tiếp tục chất vấn Chính phủ là ô nhiễm môi trường. Thủ tướng cho biết: “Chính phủ chủ trương ngăn chặn những vi phạm mới, không vì lợi ích trước mắt mà hy sinh môi trường. Vừa rồi Chính phủ đã từ chối dự án thép trị giá 4 - 5 tỷ USD vì vấn đề môi trường. Nhiều địa phương cũng đã làm như vậy".
"Đã là cơ quan hành chính, dứt khoát phải xử lý theo đúng pháp luật, nhưng cũng phải xem có lợi nhất. Ví dụ, Vedan, chính tôi yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiểm tra nếu chưa thấy thực hiện đúng quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì phải xử lý. Xử lý làm sao để Vedan không thải nước thải không đạt tiêu chuẩn quy định, nhưng Vedan còn tiếp tục hoạt động và hoạt động được vì đây là năng lực sản xuất của xã hội. Chúng ta xử lý vừa đúng pháp luật, vừa đạt lợi ích", ông nói.
Chưa thỏa mãn với ý kiến trả lời của các vị bộ trưởng, đại biểu tiếp tục chất vấn Thủ tướng về công tác dự báo. Về việc này, Thủ tướng cho rằng dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với yêu cầu thì công tác dự báo còn phải cố gắng nhiều hơn. Chính phủ đã yêu cầu các bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát chức năng để tăng khả năng dự báo.
"Chức năng chưa rõ, thể chế chưa đủ thì hoàn thiện, bổ sung để làm tốt hơn, xem có gì cản trở không để điều chỉnh. Có người đề nghị Thủ tướng lập cơ quan nào đó để tổ chức dự báo. Nhưng Chính phủ đã chính thức giao Bộ kế hoạch và Đầu tư làm tốt hơn việc này", ông nói.
Trách nhiệm của "nhạc trưởng"
Nói về hạn chế của các bộ ngành, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) hỏi: "Bộ trưởng phụ trách các ngành khác nhau đã nhận trách nhiệm, vậy khi nhạc công có lỗi, nhạc trưởng có nhận trách nhiệm không?".
Thủ tướng điềm tĩnh: "Trong Chính phủ thì Thủ tướng là người đứng đầu, chịu trách lãnh đạo hoạt động của các thành viên Chính phủ. Các thành viên Chính phủ làm tốt, Thủ tướng cũng có phần trong đó, các thành viên làm chưa được, Thủ tướng có phần trách nhiệm. Chúng tôi nghiêm túc thực hiện trách nhiệm".
"Trong báo cáo Quốc hội, tôi cũng đã nêu 7 nhóm tồn tại, khuyết điểm, có phần trách nhiệm của thành viên Chính phủ và Thủ tướng. Chính phủ có thái độ nhìn thẳng yếu kém, khuyết điểm, khắc phục để làm tốt hơn phục vụ nhân dân, phục vụ nước tốt hơn. Sau mỗi lần, tôi đều thấy có bước tiến bộ. Ngay các thành viên Chính phủ khi trả lời chất vấn, bên cạnh cái được phát huy, cái chưa được nghiêm túc nhìn nhận, cố gắng sửa chữa. Đó là thái độ đúng đắn và cần thiết", Thủ tướng nói.
Hết thời gian buổi sáng, vẫn còn tới 16 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng. Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự rõ ràng, thẳng thắn và trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước nghị trường.
Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh những vấn đề Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý bền vững; bảo đảm an sinh xã hội… của năm 2009.
Bảo đảm lợi ích thỏa đáng cho người trồng lúa
Trong phần giải trình trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng đã dành nhiều thời gian nói về một vấn đề nóng bỏng trên nghị trường từ đầu kỳ họp đến nay, đó là điều hành xuất khẩu gạo.
Người đứng đầu Chính phủ giải thích: trong điều hành xuất khẩu gạo, bên cạnh tiêu thụ hết lúa gạo có lợi cho nông dân, phải đạt yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và ổn định giá gạo trong nước ở mức phù hợp.
Cuối tháng 3/2008, Chính phủ đã chỉ đạo tạm ngừng ký thêm các hợp đồng xuất khẩu mới, vì nguồn hàng cân đối dành cho xuất khẩu không còn. Vào thời điểm đó, chỉ tiêu điều hành xuất khẩu gạo cho cả năm là 4-4,5 triệu tấn và dự kiến được xem xét điều chỉnh vào đầu quý 3.
“Không phải như một đại biểu nói là có dự trữ hàng triệu tấn gạo, lúc đó trong kho dự trữ chỉ còn 160 ngàn tấn. Nếu mất mùa thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra", Thủ tướng trình bày.
Thủ tướng khẳng định, “việc tạm dừng ký bán thêm gạo giao ngay trong tháng 4, 5, 6 là cần thiết nhằm bảo đảm đủ tiêu dùng trong nước, giữ giá gạo trong nước hợp lý, không bị đẩy lên quá cao, góp phần quan trọng, thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát và bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước, trong tình huống bất trắc rất khó lường”.
Để tiêu thụ lúa hàng hoá còn lại cho nông dân, Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo và hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào. Sau khi hoàn thành chỉ tiêu mua 900 nghìn tấn gạo, hiện các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục mua thêm (trong đó có 300 nghìn tấn gạo mua theo chỉ đạo của Chính phủ) để tiêu thụ hết lúa hàng hoá và bảo đảm nguồn hàng cho các hợp đồng đã ký và có gối đầu cho xuất khẩu trong quý 1/2009, Thủ tướng cho biết.
Theo Thủ tướng, hiện Chính phủ đang xây dựng đề án bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cố gắng làm sớm trong 2009 để làm căn cơ lâu dài: sản xuất vùng nào, xuất khẩu bao nhiêu, thu hoạch, bảo quản ra sao, vừa đảm bảo đời sống người trồng lúa, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Riêng đề nghị hỗ trợ cho nông dân 5.000 tỷ đồng của đại biểu Trung Nhân (Cần Thơ), Thủ tướng nói không thể quyết được ngay, do tiền cũng có hạn, xử lý phải cân nhắc cụ thế và sẽ thông báo sau cho đại biểu.
Có thể thấy, phần trả lời về vấn đề nóng bỏng này của Thủ tướng đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, trong đó có cả những đại biểu từng chất vấn rất gay gắt các bộ trưởng có liên quan đến nội dung này.
Tranh luận thẳng thắn
Trong phần trả lời trực tiếp, Thủ tướng đã không ngại tranh luận thẳng thắn về những vấn đề đại biểu đặt ra. Nổi lên vẫn là vấn đề dự báo, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, chống tham nhũng, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường…
Về xử lý trường hợp đưa và nhận hối lộ ở PCI (Nhật Bản), Thủ tướng cho biết khi báo chí Nhật Bản loan tin việc đưa và nhận hối lộ này có liên quan đến một cán bộ của Việt Nam, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao liên hệ với bạn, chủ động yêu cầu chuyển hồ sơ cho chúng ta quản lý, xử lý, không thể để công dân Việt Nam để cơ quan tư pháp nước khác xử lý.
"Bạn một thời gian dài mới gửi "gọi là" hồ sơ, nhưng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý. Chính phủ đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận xử lý, làm rõ, làm rõ tới đâu sẽ xử lý tới đó theo pháp luật Việt Nam. Chúng ta cùng với Nhật Bản cũng lập ủy ban phối hợp đấu tranh ngăn chặn và xử lý tham nhũng liên quan đối với dự án ODA", Thủ tướng nói.
Trước bức xúc của đại biểu về sự độc quyền của ngành điện, Thủ tướng nói "ngành điện độc quyền là sự tự nhiên". "EVN vừa sản xuất phần lớn, vừa giữ độc quyền phân phối. Nhà nước độc quyền và giao ngành điện thực hiện", Thủ tướng nói.
Về việc EVN trả lại 13 dự án điện, Thủ tướng giải thích việc này là do EVN không đủ vốn, Chính phủ đã đề nghị chuyển bớt sang cho dầu khí, than 13 dự án, với mức đầu tư khoảng 283 ngàn tỷ đồng.
"Đây không phải là sự từ chối, thoái thác nhiệm vụ. Thực ra ngành điện sẵn sàng nhận, nhưng mong Chính phủ hỗ trợ thêm vốn. Chính phủ hỗ trợ bằng cách đưa bớt dự án sang cho hai tập đoàn kia đang có vốn đầu tư", Thủ tướng nói rõ hơn.
Về cải cách hành chính, thừa nhận còn có hạn chế, tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ không đồng tình với nhận xét “hành chính vẫn hành dân là chính” của đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội).
Ông thẳng thắn: "Nói như vậy là không đúng thực tiễn, áp đặt. Gần như các địa phương, các ngành đều nói cán bộ tận tụy phục vụ nhân dân. Còn phát hiện ai nhũng nhiễu là xử lý ngay. Đã ban hành nhiều hình thức xử lý và thanh tra kiểm tra, giám sát."
Một trong những vấn đề được mổ xẻ kỹ càng tại kỳ họp này và các đại biểu tiếp tục chất vấn Chính phủ là ô nhiễm môi trường. Thủ tướng cho biết: “Chính phủ chủ trương ngăn chặn những vi phạm mới, không vì lợi ích trước mắt mà hy sinh môi trường. Vừa rồi Chính phủ đã từ chối dự án thép trị giá 4 - 5 tỷ USD vì vấn đề môi trường. Nhiều địa phương cũng đã làm như vậy".
"Đã là cơ quan hành chính, dứt khoát phải xử lý theo đúng pháp luật, nhưng cũng phải xem có lợi nhất. Ví dụ, Vedan, chính tôi yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiểm tra nếu chưa thấy thực hiện đúng quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì phải xử lý. Xử lý làm sao để Vedan không thải nước thải không đạt tiêu chuẩn quy định, nhưng Vedan còn tiếp tục hoạt động và hoạt động được vì đây là năng lực sản xuất của xã hội. Chúng ta xử lý vừa đúng pháp luật, vừa đạt lợi ích", ông nói.
Chưa thỏa mãn với ý kiến trả lời của các vị bộ trưởng, đại biểu tiếp tục chất vấn Thủ tướng về công tác dự báo. Về việc này, Thủ tướng cho rằng dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với yêu cầu thì công tác dự báo còn phải cố gắng nhiều hơn. Chính phủ đã yêu cầu các bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát chức năng để tăng khả năng dự báo.
"Chức năng chưa rõ, thể chế chưa đủ thì hoàn thiện, bổ sung để làm tốt hơn, xem có gì cản trở không để điều chỉnh. Có người đề nghị Thủ tướng lập cơ quan nào đó để tổ chức dự báo. Nhưng Chính phủ đã chính thức giao Bộ kế hoạch và Đầu tư làm tốt hơn việc này", ông nói.
Trách nhiệm của "nhạc trưởng"
Nói về hạn chế của các bộ ngành, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) hỏi: "Bộ trưởng phụ trách các ngành khác nhau đã nhận trách nhiệm, vậy khi nhạc công có lỗi, nhạc trưởng có nhận trách nhiệm không?".
Thủ tướng điềm tĩnh: "Trong Chính phủ thì Thủ tướng là người đứng đầu, chịu trách lãnh đạo hoạt động của các thành viên Chính phủ. Các thành viên Chính phủ làm tốt, Thủ tướng cũng có phần trong đó, các thành viên làm chưa được, Thủ tướng có phần trách nhiệm. Chúng tôi nghiêm túc thực hiện trách nhiệm".
"Trong báo cáo Quốc hội, tôi cũng đã nêu 7 nhóm tồn tại, khuyết điểm, có phần trách nhiệm của thành viên Chính phủ và Thủ tướng. Chính phủ có thái độ nhìn thẳng yếu kém, khuyết điểm, khắc phục để làm tốt hơn phục vụ nhân dân, phục vụ nước tốt hơn. Sau mỗi lần, tôi đều thấy có bước tiến bộ. Ngay các thành viên Chính phủ khi trả lời chất vấn, bên cạnh cái được phát huy, cái chưa được nghiêm túc nhìn nhận, cố gắng sửa chữa. Đó là thái độ đúng đắn và cần thiết", Thủ tướng nói.
Hết thời gian buổi sáng, vẫn còn tới 16 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng. Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự rõ ràng, thẳng thắn và trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước nghị trường.