Châu Á cuống cuồng trước bão giá thực phẩm
Giá cả các mặt hàng lương thực-thực phẩm, từ gạo tới thịt lợn, từ hành tới ớt, liên tục leo thang ở châu Á thời gian qua
Giá cả các mặt hàng lương thực-thực phẩm, từ gạo tới thịt lợn, từ hành tới ớt, liên tục leo thang thời gian qua, gây thách thức không nhỏ đối với ngân hàng trung ương các nước châu Á trong cuộc chiến chống lạm phát.
Theo hãng tin Bloomberg, trong tháng 6 vừa qua, giá thịt lợn ở Trung Quốc tăng 57%, buộc Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo một lần nữa tuyên bố quyết tâm chống bão giá, cho dù tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Gạo, mặt hàng là thức ăn chính của hơn một nửa dân số thế giới, đã tăng giá 70% trong năm qua. Ấn Độ đã phải mua hành từ Pakistan, trong khi người dân Indonesia được khuyên nên tự trồng ớt trong bối cảnh khan hàng giá cao.
Bloomberg dẫn số liệu từ ngân hàng Rabobank GroepNV cho biết, tính bình quân, nhóm hàng lương thực và thực phẩm chiếm hơn 30% các chỉ số giá ở khu vực châu Á. Trong khi đó ở châu Âu và Mỹ, tỷ lệ tương ứng chỉ là 15% và 10%. Bởi vậy, biến động giá lương thực và thực phẩm có ảnh hưởng nhiều hơn tới tình hình lạm phát ở các nước châu Á, so với ở phương Tây.
Nghĩa là, độ “nhạy” của nền kinh tế trước các biến động về giá thịt và giá rau khiến các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế mới nổi phải tăng lãi suất nhiều hơn để chống lạm phát khi giá các mặt hàng nông sản toàn cầu tăng vọt.
“Người dân không thể thay đổi thực đơn ăn uống của họ trong một sớm một chiều. Tất cả những gì mà chính sách tiền tệ có thể làm là tránh để sự gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng tới nền kinh tế trên phạm vi rộng hơn”, chuyên gia kinh tế Song Seng Wun thuộc hãng nghiên cứu CIMB Research ở Singapore nói.
Tại Trung Quốc, mức tăng giá thịt lợn đóng góp hơn 1/5 tốc độ lạm phát tháng 6. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, bình quân, mỗi người Trung Quốc sẽ tiêu thụ 38,8 kg thịt lợn trong năm nay, cộng thêm 9,6 kg thịt gà và 4 kg thịt bò.
Từ đầu năm tới nay, tháng nào tốc độ lạm phát của Trung Quốc cũng vượt mức mục tiêu 4% mà Bắc Kinh đề ra. Trong tháng 6 vừa rồi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này twang 6,4% so với cùng kỳ năm trước, lên mức cao nhất trong 3 năm. Từ giữa tháng 10 năm ngoái tới nay, Trung Quốc đã tăng lãi suất 5 lần.
Chỉ số giá lương thực và thực phẩm toàn cầu đứng gần mức kỷ lục trong tháng 6 do giá đường, thịt và các sản phẩm từ sữa gia tăng. Chỉ số do Quỹ Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) thực hiện này đã tăng lên 233,8 điểm, từ mức 231,4 điểm trong tháng 5. Kỷ lục của chỉ số này là mức 237,7 điểm hồi tháng 2.
Trong năm 2010, giá ớt ở Indonesia tăng gấp 5 lần, khiến loại gia vị này còn đắt hơn cả thịt bò - tờ Jakarta Globe đưa tin hồi đầu năm. Bộ Nông nghiệp nước này đã phát hạt ớt giống cho 100.000 hộ gia đình để họ tự gieo trồng.
Ở Ấn Độ, giá hành thậm chí đã có lúc trở thành vấn đề trong bầu cử. Giá hành leo thang, đẩy lạm phát tăng, buộc Ngân hàng Trung ương nước này tăng lãi suất 10 lần kể từ đầu năm 2010. Là nước sản xuất hành lớn nhất thế giới, Ấn Độ hồi cuối năm ngoái tuyên bố sẽ phải nhập khẩu hành và cấm xuất khẩu hành do thời tiết xấu gây mất mùa.
Điều đáng nói, có tới 42% số hộ gia đình Ấn Độ ăn chay, nên giá hành có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nước này. Chỉ số giá của Ấn Độ trong tháng 6 tăng 9,44% so với cùng kỳ năm trước, so với mức 9,06% trong tháng 5. Mới đây, một cố vấn của Thủ tướng Ấn Độ đã nhận định rằng, nước này sẽ phải mất nhiều tháng để đưa tỷ lệ lạm phát về mức chấp nhận được.
Theo hãng tin Bloomberg, trong tháng 6 vừa qua, giá thịt lợn ở Trung Quốc tăng 57%, buộc Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo một lần nữa tuyên bố quyết tâm chống bão giá, cho dù tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Gạo, mặt hàng là thức ăn chính của hơn một nửa dân số thế giới, đã tăng giá 70% trong năm qua. Ấn Độ đã phải mua hành từ Pakistan, trong khi người dân Indonesia được khuyên nên tự trồng ớt trong bối cảnh khan hàng giá cao.
Bloomberg dẫn số liệu từ ngân hàng Rabobank GroepNV cho biết, tính bình quân, nhóm hàng lương thực và thực phẩm chiếm hơn 30% các chỉ số giá ở khu vực châu Á. Trong khi đó ở châu Âu và Mỹ, tỷ lệ tương ứng chỉ là 15% và 10%. Bởi vậy, biến động giá lương thực và thực phẩm có ảnh hưởng nhiều hơn tới tình hình lạm phát ở các nước châu Á, so với ở phương Tây.
Nghĩa là, độ “nhạy” của nền kinh tế trước các biến động về giá thịt và giá rau khiến các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế mới nổi phải tăng lãi suất nhiều hơn để chống lạm phát khi giá các mặt hàng nông sản toàn cầu tăng vọt.
“Người dân không thể thay đổi thực đơn ăn uống của họ trong một sớm một chiều. Tất cả những gì mà chính sách tiền tệ có thể làm là tránh để sự gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng tới nền kinh tế trên phạm vi rộng hơn”, chuyên gia kinh tế Song Seng Wun thuộc hãng nghiên cứu CIMB Research ở Singapore nói.
Tại Trung Quốc, mức tăng giá thịt lợn đóng góp hơn 1/5 tốc độ lạm phát tháng 6. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, bình quân, mỗi người Trung Quốc sẽ tiêu thụ 38,8 kg thịt lợn trong năm nay, cộng thêm 9,6 kg thịt gà và 4 kg thịt bò.
Từ đầu năm tới nay, tháng nào tốc độ lạm phát của Trung Quốc cũng vượt mức mục tiêu 4% mà Bắc Kinh đề ra. Trong tháng 6 vừa rồi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này twang 6,4% so với cùng kỳ năm trước, lên mức cao nhất trong 3 năm. Từ giữa tháng 10 năm ngoái tới nay, Trung Quốc đã tăng lãi suất 5 lần.
Chỉ số giá lương thực và thực phẩm toàn cầu đứng gần mức kỷ lục trong tháng 6 do giá đường, thịt và các sản phẩm từ sữa gia tăng. Chỉ số do Quỹ Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) thực hiện này đã tăng lên 233,8 điểm, từ mức 231,4 điểm trong tháng 5. Kỷ lục của chỉ số này là mức 237,7 điểm hồi tháng 2.
Trong năm 2010, giá ớt ở Indonesia tăng gấp 5 lần, khiến loại gia vị này còn đắt hơn cả thịt bò - tờ Jakarta Globe đưa tin hồi đầu năm. Bộ Nông nghiệp nước này đã phát hạt ớt giống cho 100.000 hộ gia đình để họ tự gieo trồng.
Ở Ấn Độ, giá hành thậm chí đã có lúc trở thành vấn đề trong bầu cử. Giá hành leo thang, đẩy lạm phát tăng, buộc Ngân hàng Trung ương nước này tăng lãi suất 10 lần kể từ đầu năm 2010. Là nước sản xuất hành lớn nhất thế giới, Ấn Độ hồi cuối năm ngoái tuyên bố sẽ phải nhập khẩu hành và cấm xuất khẩu hành do thời tiết xấu gây mất mùa.
Điều đáng nói, có tới 42% số hộ gia đình Ấn Độ ăn chay, nên giá hành có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nước này. Chỉ số giá của Ấn Độ trong tháng 6 tăng 9,44% so với cùng kỳ năm trước, so với mức 9,06% trong tháng 5. Mới đây, một cố vấn của Thủ tướng Ấn Độ đã nhận định rằng, nước này sẽ phải mất nhiều tháng để đưa tỷ lệ lạm phát về mức chấp nhận được.