“Chỉ nên quy định: tín nhiệm và không tín nhiệm”
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa, việc quy định ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp là còn “lập lờ”
Lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội là cách làm mới, nhưng nhân dân chưa đồng thuận vì quy định quá rối rắm, ba mức tín nhiệm thì làm sao có cơ sở để đánh giá cán bộ?
Ý kiến này được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, đại biểu Huỳnh Nghĩa đưa ra khi thảo luận về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, sáng 28/3.
Phiên họp được truyền hình trực tiếp, có sự tham dự của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
Trong đầu giờ sáng, các ý kiến đều nhấn mạnh sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội khoá 13 với không khí dân chủ, thắng thắn. Tuy nhiên, còn nhiều điều khiến các vị đại biểu chưa hài lòng.
Đó là việc chương trình xây dựng pháp luật còn phải điều chỉnh nhiều, chất lượng soạn thảo một số dự án luật còn chưa đạt yêu cầu.
“Quốc hội cần dứt khoát nói không với dự thảo luật không đạt chất lượng”, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đà Nẵng, đại biểu Huỳnh Nghĩa đề nghị cần có chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan soạn thảo luật không có tính khả thi.
Ông Nghĩa cũng nêu hạn chế trong việc lấy phiếu tín nhiệm - lần đầu tiên được tiến hành tại Quốc hội.
Theo ông, việc quy định ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp là còn “lập lờ”, nên chưa thể có cơ sở để đánh giá cán bộ.
“Chỉ nên quy định hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm, thì mới tạo đột phá, quyền lực của Quốc hội được nâng lên và nhân dân càng tin tưởng”, ông Nghĩa phát biểu.
Cũng đề cập chức năng giám sát, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đại biểu Trương Thị Huệ chỉ ra thực tế trong các phiên chất vấn có hàng ngàn câu hỏi về trách nhiệm, nhưng câu trả lời rõ ràng về trách nhiệm còn rất ít.
Theo bà Huệ, quy trách nhiệm là không dễ, nhưng đó là trách nhiệm của cả Chính phủ, Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Cá nhân tổ chức làm sai, quyền lực Nhà nước chưa được thực thi đầy đủ. là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến yếu kém, bà Huệ nhấn mạnh.
Ý kiến này được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, đại biểu Huỳnh Nghĩa đưa ra khi thảo luận về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, sáng 28/3.
Phiên họp được truyền hình trực tiếp, có sự tham dự của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
Trong đầu giờ sáng, các ý kiến đều nhấn mạnh sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội khoá 13 với không khí dân chủ, thắng thắn. Tuy nhiên, còn nhiều điều khiến các vị đại biểu chưa hài lòng.
Đó là việc chương trình xây dựng pháp luật còn phải điều chỉnh nhiều, chất lượng soạn thảo một số dự án luật còn chưa đạt yêu cầu.
“Quốc hội cần dứt khoát nói không với dự thảo luật không đạt chất lượng”, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đà Nẵng, đại biểu Huỳnh Nghĩa đề nghị cần có chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan soạn thảo luật không có tính khả thi.
Ông Nghĩa cũng nêu hạn chế trong việc lấy phiếu tín nhiệm - lần đầu tiên được tiến hành tại Quốc hội.
Theo ông, việc quy định ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp là còn “lập lờ”, nên chưa thể có cơ sở để đánh giá cán bộ.
“Chỉ nên quy định hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm, thì mới tạo đột phá, quyền lực của Quốc hội được nâng lên và nhân dân càng tin tưởng”, ông Nghĩa phát biểu.
Cũng đề cập chức năng giám sát, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đại biểu Trương Thị Huệ chỉ ra thực tế trong các phiên chất vấn có hàng ngàn câu hỏi về trách nhiệm, nhưng câu trả lời rõ ràng về trách nhiệm còn rất ít.
Theo bà Huệ, quy trách nhiệm là không dễ, nhưng đó là trách nhiệm của cả Chính phủ, Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Cá nhân tổ chức làm sai, quyền lực Nhà nước chưa được thực thi đầy đủ. là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến yếu kém, bà Huệ nhấn mạnh.