Chỉ tiêu không đạt, trách nhiệm thuộc ai?
Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra khi nhiều chỉ tiêu của năm 2011 và kế hoạch 5 năm vừa qua không đạt kế hoạch
Những chỉ tiêu không đạt kế hoạch thì ảnh hưởng thế nào, trách nhiệm thuộc về ai, có rút kinh nghiệm gì không?
Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2011, dự kiến 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, chiều 1/10.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong số 24 chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2006 – 2010 có 10 chỉ tiêu không đạt. Còn năm 2011, trong số 6/22 chỉ tiêu dự báo không hoàn thành, hai chỉ tiêu quan trọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn năm 2010 với 5,8 -6% (chỉ tiêu Quốc hội thông qua là 7 -7,5%) và chỉ số giá tiêu dùng khoảng 18% (Quốc hội quyết không quá 7%).
Cùng với việc chỉ tiêu tạo việc làm mới không đạt được như dự kiến (1,54 triệu/1,6 triệu) những chỉ báo về giảm điện năng tiêu thụ và tăng lượng hàng tồn kho, nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc và dấu hiệu trì trệ trong tăng trưởng, Ủy ban Kinh tế quan ngại.
Bên cạnh những con số cụ thể, điều mà nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm hơn là cách xây dựng chỉ tiêu và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Không đi sâu vào từng mức tăng, giảm cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh rằng, những chỉ tiêu không đạt tại kế hoạch 5 năm vừa qua đều đã qua mấy lần chỉnh sửa. “Khi nào cần là trình ra Quốc hội sửa, Quốc hội cũng rất dễ, cứ trình ra là đồng ý ngay”, ông Lý nhận xét.
Đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua, nhìn vào các báo cáo của Chính phủ, ông Lý cũng tự trả lời ngay là “hoàn toàn không thấy nói gì đến ở đây”.
Mà, theo phân tích của ông, "nếu phân tích nguyên nhân thì không phải do bối cảnh thế giới cả đâu, nhiều cái do chủ quan. Như có đến 5 chỉ tiêu môi trường không đạt có nguyên nhân là không bố trí đủ vốn, điều vốn đi chỗ khác, nhưng cũng chả ai làm sao cả".
“Rất buồn là tôi tham gia Quốc hội 4 khóa rồi mà nhiều yếu kém cứ lặp đi lặp lại, nào là kinh tế không vững, cạnh tranh thấp… Bây giờ tôi đi báo cáo cử tri không cần đọc báo cáo vẫn nói rất trôi chảy, vì năm nào cũng giống nhau cả, chỉ cần chỉnh sửa con số GDP 1 tý là được”, ông Lý nói.
Cũng bình luận về các chỉ tiêu, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên về nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng cần rất thận trọng với một số chỉ tiêu xã hội, vì lấy con số đánh giá kết quả đôi khi sai lầm.
Như chỉ tiêu tuyển mới đại học, cao đẳng (ước thực hiện 2011 vượt gần gấp đôi) trong khi giám sát của Quốc hội chỉ ra là quy mô tuyển sinh đang vượt quá xa năng lực đào tạo thì vượt mức là khuyết điểm, càng vượt nhiều thì khuyết điểm càng lớn.
“Tôi đề nghị chỉ tiêu xã hội phải đưa thêm yếu tố chất lượng hoặc điều kiện đảm bảo chất lượng vào chứ không chạy theo số lượng”, ông Thi phát biểu.
Đồng tình với phân tích của Chủ nhiệm Thi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhìn quanh và hỏi lý do sự vắng mặt của các vị đại diện các ngành văn hóa, y tế, giáo dục (nhiều bộ khác đều có bộ trưởng hoặc thứ trưởng tham dự - PV) và nhận xét "như thế đủ biết là chả quan tâm đến lĩnh vực xã hội".
Trong phòng họp có tiếng đáp: "có mời nhưng không đến họp đấy ạ".
Phiên thảo luận tiếp tục. Vẫn nói về chỉ tiêu và trách nhiệm, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách về 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và đặt câu hỏi: phải chế tài thế nào, ai chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu, kiểm điểm thế nào để tiếp tục giảm đầu tư công?.
Được mời phát biểu sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, người thừa ủy quyền trình bày báo cáo của Chính phủ tại phiên họp, không đề cập thẳng đến các câu hỏi về trách nhiệm đã được đặt ra khá dày đặc tại phiên thảo luận.
“Lỗi duy nhất chúng tôi nhận là văn bản gửi chậm nên các đồng chí đọc không hết được”, ông Vinh nói.
Kết thúc trọn ngày nghe báo cáo và thảo luận về tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu đánh giá tình hình sâu sắc hơn, trong đó có nguyên nhân chủ quan là chỉ đạo điều hành chưa tốt.
Với kế hoạch 5 năm, Chủ tịch yêu cầu phải định vị được năm 2015 thì nước mình đạt được trình độ nào, trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Phải định hướng được mục tiêu chung rồi mới đến các chỉ tiêu cụ thể, Chủ tịch lưu ý.
Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2011, dự kiến 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, chiều 1/10.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong số 24 chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2006 – 2010 có 10 chỉ tiêu không đạt. Còn năm 2011, trong số 6/22 chỉ tiêu dự báo không hoàn thành, hai chỉ tiêu quan trọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn năm 2010 với 5,8 -6% (chỉ tiêu Quốc hội thông qua là 7 -7,5%) và chỉ số giá tiêu dùng khoảng 18% (Quốc hội quyết không quá 7%).
Cùng với việc chỉ tiêu tạo việc làm mới không đạt được như dự kiến (1,54 triệu/1,6 triệu) những chỉ báo về giảm điện năng tiêu thụ và tăng lượng hàng tồn kho, nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc và dấu hiệu trì trệ trong tăng trưởng, Ủy ban Kinh tế quan ngại.
Bên cạnh những con số cụ thể, điều mà nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm hơn là cách xây dựng chỉ tiêu và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Không đi sâu vào từng mức tăng, giảm cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh rằng, những chỉ tiêu không đạt tại kế hoạch 5 năm vừa qua đều đã qua mấy lần chỉnh sửa. “Khi nào cần là trình ra Quốc hội sửa, Quốc hội cũng rất dễ, cứ trình ra là đồng ý ngay”, ông Lý nhận xét.
Đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua, nhìn vào các báo cáo của Chính phủ, ông Lý cũng tự trả lời ngay là “hoàn toàn không thấy nói gì đến ở đây”.
Mà, theo phân tích của ông, "nếu phân tích nguyên nhân thì không phải do bối cảnh thế giới cả đâu, nhiều cái do chủ quan. Như có đến 5 chỉ tiêu môi trường không đạt có nguyên nhân là không bố trí đủ vốn, điều vốn đi chỗ khác, nhưng cũng chả ai làm sao cả".
“Rất buồn là tôi tham gia Quốc hội 4 khóa rồi mà nhiều yếu kém cứ lặp đi lặp lại, nào là kinh tế không vững, cạnh tranh thấp… Bây giờ tôi đi báo cáo cử tri không cần đọc báo cáo vẫn nói rất trôi chảy, vì năm nào cũng giống nhau cả, chỉ cần chỉnh sửa con số GDP 1 tý là được”, ông Lý nói.
Cũng bình luận về các chỉ tiêu, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên về nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng cần rất thận trọng với một số chỉ tiêu xã hội, vì lấy con số đánh giá kết quả đôi khi sai lầm.
Như chỉ tiêu tuyển mới đại học, cao đẳng (ước thực hiện 2011 vượt gần gấp đôi) trong khi giám sát của Quốc hội chỉ ra là quy mô tuyển sinh đang vượt quá xa năng lực đào tạo thì vượt mức là khuyết điểm, càng vượt nhiều thì khuyết điểm càng lớn.
“Tôi đề nghị chỉ tiêu xã hội phải đưa thêm yếu tố chất lượng hoặc điều kiện đảm bảo chất lượng vào chứ không chạy theo số lượng”, ông Thi phát biểu.
Đồng tình với phân tích của Chủ nhiệm Thi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhìn quanh và hỏi lý do sự vắng mặt của các vị đại diện các ngành văn hóa, y tế, giáo dục (nhiều bộ khác đều có bộ trưởng hoặc thứ trưởng tham dự - PV) và nhận xét "như thế đủ biết là chả quan tâm đến lĩnh vực xã hội".
Trong phòng họp có tiếng đáp: "có mời nhưng không đến họp đấy ạ".
Phiên thảo luận tiếp tục. Vẫn nói về chỉ tiêu và trách nhiệm, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách về 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và đặt câu hỏi: phải chế tài thế nào, ai chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu, kiểm điểm thế nào để tiếp tục giảm đầu tư công?.
Được mời phát biểu sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, người thừa ủy quyền trình bày báo cáo của Chính phủ tại phiên họp, không đề cập thẳng đến các câu hỏi về trách nhiệm đã được đặt ra khá dày đặc tại phiên thảo luận.
“Lỗi duy nhất chúng tôi nhận là văn bản gửi chậm nên các đồng chí đọc không hết được”, ông Vinh nói.
Kết thúc trọn ngày nghe báo cáo và thảo luận về tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu đánh giá tình hình sâu sắc hơn, trong đó có nguyên nhân chủ quan là chỉ đạo điều hành chưa tốt.
Với kế hoạch 5 năm, Chủ tịch yêu cầu phải định vị được năm 2015 thì nước mình đạt được trình độ nào, trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Phải định hướng được mục tiêu chung rồi mới đến các chỉ tiêu cụ thể, Chủ tịch lưu ý.