Chiến đấu cơ Nga “trêu ngươi” chiến hạm Mỹ
Theo quân đội Mỹ, đây là một trong những hành động gây hấn nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây
Hai máy bay chiến đấu của Nga đã bay quanh một tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình của Mỹ trên biển Baltic, theo kiểu đang thực hiện một cuộc tấn công giả. Theo quân đội Mỹ, đây là một trong những hành động gây hấn nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây.
Tin từ Reuters cho hay, hai chiếc Sukhoi SU-24 ngày 12/4 đã bay sát khu trục hạm USS Donald Cook đến nỗi tạo ra những lằn nước trên mặt biển. Tổng cộng, hai chiến đấu cơ Nga này đã lượn qua tàu Mỹ 11 lần. Tuy nhiên, giới chức Mỹ nói hai máy bay không cho thấy có mang theo vũ khí.
Ngoài ra, một chiếc trực thăng KA-27 Helix của Nga cũng đã lượt 7 lần quanh chiến hạm Mỹ nói trên, thực hiện việc chụp ảnh. Khoảng cách đến lãnh thổ gần nhất của Nga - vùng Kalaningrad nằm giữa Lithuania và Ba Lan - kể từ khu vực con tàu Mỹ này hoạt động là 70 hải lý.
Trước đó, vào ngày 11/4, hai chiếc SU-24 đã bay lượn qua chiến hạm Mỹ khoảng 20 lần, trong phạm vi 1 km từ con tàu và cách khoảng 30 mét so với mặt nước.
“Họ đã cố gắng liên lạc với máy bay Nga bằng radio, nhưng không nhận được câu trả lời”, một vị quan chức hải quân của Mỹ đề nghị giấu tên cho hay. Vị này cũng nói tàu USS Donald Cook khi đó đang hoạt động trên vùng biển quốc tế.
Ngày 13/4, quân đội Mỹ đã công bố ảnh và video về vụ việc trên. Trong một bức ảnh, một chiếc SU-24 bay ở độ cao cực thấp, ngay sát mũi chiến hạm Mỹ.
Vụ việc này khiến nhiều người nhớ lại thời kỳ chiến tranh lạnh, khi hàng loạt vụ “chạm trán” của tàu bè và máy bay hai bên đã dẫn tới một thỏa thuận song phương Nga-Mỹ nhằm tránh những vụ đụng độ nguy hiểm trên biển vào năm 1972.
“Vụ việc này hoàn toàn không phù hợp với các quy định chuyên nghiệp đối với việc quân đội các nước hoạt động gần nhau trên vùng biển quốc tế và không phận quốc tế”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Vụ “chạm mặt” này của tàu Mỹ và máy bay Nga diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lên kế hoạch tập trung lực lượng quân sự lớn nhất ở Đông Âu kể từ sau chiến tranh lạnh nhằm chống lại điều mà khối này, đặc biệt là ba nước vùng Baltic và Ba Lan, cho là một nước Nga ngày càng trở nên hung hăng hơn.
Các nước Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania đề nghị NATO triển khai lực lượng đồng minh ở cấp độ tiểu đoàn trên lãnh thổ của mỗi nước. Cả ba nước này đều gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2004. Mỗi tiểu đoàn của NATO thường gồm từ 300-800 quân.
Về phần mình, Nga phủ nhận có bất kỳ ý định nào tấn công các nước Baltic.
“Chúng tôi chỉ có thể xem đây là một hành động gây hấn, một ví dụ khác về dự định hung hăng [của Nga] đối với NATO, đối với Mỹ, và đối với Ba Lan”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz phát biểu về vụ chiến đấu cơ Nga bay sát chiến hạm Mỹ.
Trước khi xảy ra vụ việc, tàu USS Donald Cook đã có chuyến thăm cảng ở thành phố Gdynia của Ba Lan vào ngày 11/4 và tiến ra biển mang theo một máy bay trực thăng Ba Lan.
Nguồn tin là vị quan chức Mỹ nói chỉ huy tàu USS Donald Cook tin rằng vụ việc xảy ra ngày 12/4 là “không an toàn và không chuyên nghiệp”.
Hạ nghị sỹ J. Randy Forbes, người phụ trách vấn đề lực lượng trên biển thuộc Ủy ban Quân vụ thuộc Hạ viện Mỹ, nói rằng “hoạt động hải quân của Mỹ ở châu Âu phải được mở rộng phù hợp để ứng phó với nguy cơ từ hành vi của Nga trên vùng biển quốc tế”.
Tin từ Reuters cho hay, hai chiếc Sukhoi SU-24 ngày 12/4 đã bay sát khu trục hạm USS Donald Cook đến nỗi tạo ra những lằn nước trên mặt biển. Tổng cộng, hai chiến đấu cơ Nga này đã lượn qua tàu Mỹ 11 lần. Tuy nhiên, giới chức Mỹ nói hai máy bay không cho thấy có mang theo vũ khí.
Ngoài ra, một chiếc trực thăng KA-27 Helix của Nga cũng đã lượt 7 lần quanh chiến hạm Mỹ nói trên, thực hiện việc chụp ảnh. Khoảng cách đến lãnh thổ gần nhất của Nga - vùng Kalaningrad nằm giữa Lithuania và Ba Lan - kể từ khu vực con tàu Mỹ này hoạt động là 70 hải lý.
Trước đó, vào ngày 11/4, hai chiếc SU-24 đã bay lượn qua chiến hạm Mỹ khoảng 20 lần, trong phạm vi 1 km từ con tàu và cách khoảng 30 mét so với mặt nước.
“Họ đã cố gắng liên lạc với máy bay Nga bằng radio, nhưng không nhận được câu trả lời”, một vị quan chức hải quân của Mỹ đề nghị giấu tên cho hay. Vị này cũng nói tàu USS Donald Cook khi đó đang hoạt động trên vùng biển quốc tế.
Ngày 13/4, quân đội Mỹ đã công bố ảnh và video về vụ việc trên. Trong một bức ảnh, một chiếc SU-24 bay ở độ cao cực thấp, ngay sát mũi chiến hạm Mỹ.
Vụ việc này khiến nhiều người nhớ lại thời kỳ chiến tranh lạnh, khi hàng loạt vụ “chạm trán” của tàu bè và máy bay hai bên đã dẫn tới một thỏa thuận song phương Nga-Mỹ nhằm tránh những vụ đụng độ nguy hiểm trên biển vào năm 1972.
“Vụ việc này hoàn toàn không phù hợp với các quy định chuyên nghiệp đối với việc quân đội các nước hoạt động gần nhau trên vùng biển quốc tế và không phận quốc tế”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Vụ “chạm mặt” này của tàu Mỹ và máy bay Nga diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lên kế hoạch tập trung lực lượng quân sự lớn nhất ở Đông Âu kể từ sau chiến tranh lạnh nhằm chống lại điều mà khối này, đặc biệt là ba nước vùng Baltic và Ba Lan, cho là một nước Nga ngày càng trở nên hung hăng hơn.
Các nước Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania đề nghị NATO triển khai lực lượng đồng minh ở cấp độ tiểu đoàn trên lãnh thổ của mỗi nước. Cả ba nước này đều gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2004. Mỗi tiểu đoàn của NATO thường gồm từ 300-800 quân.
Về phần mình, Nga phủ nhận có bất kỳ ý định nào tấn công các nước Baltic.
“Chúng tôi chỉ có thể xem đây là một hành động gây hấn, một ví dụ khác về dự định hung hăng [của Nga] đối với NATO, đối với Mỹ, và đối với Ba Lan”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz phát biểu về vụ chiến đấu cơ Nga bay sát chiến hạm Mỹ.
Trước khi xảy ra vụ việc, tàu USS Donald Cook đã có chuyến thăm cảng ở thành phố Gdynia của Ba Lan vào ngày 11/4 và tiến ra biển mang theo một máy bay trực thăng Ba Lan.
Nguồn tin là vị quan chức Mỹ nói chỉ huy tàu USS Donald Cook tin rằng vụ việc xảy ra ngày 12/4 là “không an toàn và không chuyên nghiệp”.
Hạ nghị sỹ J. Randy Forbes, người phụ trách vấn đề lực lượng trên biển thuộc Ủy ban Quân vụ thuộc Hạ viện Mỹ, nói rằng “hoạt động hải quân của Mỹ ở châu Âu phải được mở rộng phù hợp để ứng phó với nguy cơ từ hành vi của Nga trên vùng biển quốc tế”.