Chính phủ đề nghị thông qua Luật Biển vào đầu năm 2011
Chính phủ đề nghị bổ sung Luật Biển Việt Nam vào chương trình trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp đầu năm 2011
Chính phủ đề nghị bổ sung Luật Biển Việt Nam vào chương trình trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ chín, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết tại cuộc họp chiều 3/12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo dự kiến, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa 12 sẽ được khai mạc vào ngày 1/3 và kết thúc vào ngày 17/3/2011.
Trọng tâm của kỳ họp này là việc xem xét các báo cáo công tác của cả nhiệm kỳ (2007 – 2011) của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Về công tác lập pháp, bên cạnh Luật Biển Việt Nam, các dự án luật dự kiến được xem xét thông qua là Luật Phòng chống mua bán người, Luật Kiểm toán độc lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Thủ đô.
Biển Việt Nam là dự án luật đã có thời gian chuẩn bị từ khá lâu, từng được dự kiến đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội thứ sáu nhưng sau đó đã bị gác lại do chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Cũng lùi, hoãn nhiều lần và đã được trình tại kỳ họp thứ tám vừa qua là dự án luật Thủ đô. Tuy nhiên nhiều nội dung lớn của dự án luật này đã không nhận được sự đồng tình của cả cơ quan thẩm tra và nhiều vị đại biểu Quốc hội. Bởi vậy tại phiên họp chiều nay, cả Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An Ninh Lê Quang Bình và Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đều đề nghị chưa thông qua dự luật này tại kỳ họp tới.
Rút kinh nghiệm kỳ họp thứ tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất đánh giá, đó là một kỳ họp sôi động, hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc.
Nhấn mạnh nội dung liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là vấn đề “nóng” suốt từ đầu đến cuối kỳ họp, theo Chủ nhiệm Lê Quang Bình, nguyên nhân là do báo cáo về tập đoàn này còn sơ sài và giải trình của Chính phủ không thuyết phục. “Đây chính là vấn đề cần rút kinh nghiệm sâu sắc”, ông Bình nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba đều lưu ý tình trạng nhiều phiên họp đại biểu vắng rất nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng của kỳ họp.
Theo dự kiến, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa 12 sẽ được khai mạc vào ngày 1/3 và kết thúc vào ngày 17/3/2011.
Trọng tâm của kỳ họp này là việc xem xét các báo cáo công tác của cả nhiệm kỳ (2007 – 2011) của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Về công tác lập pháp, bên cạnh Luật Biển Việt Nam, các dự án luật dự kiến được xem xét thông qua là Luật Phòng chống mua bán người, Luật Kiểm toán độc lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Thủ đô.
Biển Việt Nam là dự án luật đã có thời gian chuẩn bị từ khá lâu, từng được dự kiến đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội thứ sáu nhưng sau đó đã bị gác lại do chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Cũng lùi, hoãn nhiều lần và đã được trình tại kỳ họp thứ tám vừa qua là dự án luật Thủ đô. Tuy nhiên nhiều nội dung lớn của dự án luật này đã không nhận được sự đồng tình của cả cơ quan thẩm tra và nhiều vị đại biểu Quốc hội. Bởi vậy tại phiên họp chiều nay, cả Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An Ninh Lê Quang Bình và Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đều đề nghị chưa thông qua dự luật này tại kỳ họp tới.
Rút kinh nghiệm kỳ họp thứ tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất đánh giá, đó là một kỳ họp sôi động, hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc.
Nhấn mạnh nội dung liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là vấn đề “nóng” suốt từ đầu đến cuối kỳ họp, theo Chủ nhiệm Lê Quang Bình, nguyên nhân là do báo cáo về tập đoàn này còn sơ sài và giải trình của Chính phủ không thuyết phục. “Đây chính là vấn đề cần rút kinh nghiệm sâu sắc”, ông Bình nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba đều lưu ý tình trạng nhiều phiên họp đại biểu vắng rất nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng của kỳ họp.