“Chính phủ muốn nghe nhiều phản biện xã hội”
Thủ tướng cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn
“Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học”.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, chiều 29/7.
Đánh giá cao kết quả hoạt động và sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực vào thành tựu phát triển chung của đất nước, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ hết sức ủng hộ, phối hợp và sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để Liên hiệp hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phát huy tốt nhất vai trò, vị trí của mình, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Liên hiệp hội tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách cũng như thực hiện các chức năng tư vấn, phản biện khoa học và giám định xã hội.
“Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng cũng đề nghị Liên hiệp hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Chính phủ để tham gia tư vấn, đánh giá vào các chương trình, đề án, dự án hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước sắp tới như tổng kết 30 năm đổi mới; chuẩn bị các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12; xây dựng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 5 - 10 năm tới và xa hơn nữa.
Là một tổ chức tập hợp 77 hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành của cả nước với 2,1 triệu hội viên, đến nay Liên hiệp hội đã tham gia tư vấn, phản biện khoa học, giám định nhiều đề án, chính sách lớn ở tầm quốc gia, có tính chất liên ngành, đa ngành, trong số đó có dự án thủy điện Sơn La; dự án quy hoạch các nhà máy thủy điện; chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân; “đánh giá hiệu quả chương trình khai thác bauxite Tây Nguyên”; dự án quy hoạch xây dựng sân bay Long Thành..
Cũng trong chiều 29/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp GS. Ngô Bảo Châu và nhóm “đối thoại giáo dục” - một nhóm tự nguyện gồm 8 trí thức Việt kiều với mục đích nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng, gợi ý, kiến nghị với đất nước trong lĩnh vực giáo dục đại học và nhiều lĩnh vực khác.
Tại buổi tiếp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳnh định, dù có nhiều tiến bộ, song giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước cũng như trước sự thay đổi to lớn của thế giới mà các quốc gia đang phải đối mặt.
Thủ tướng cho biết, “những thách thức trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Thách thức ấy chỉ có người Việt Nam mới tự giải quyết cho mình và chỉ có thể giải quyết nó bằng bản lĩnh trí tuệ, tri thức và phải xuất phát từ nền tảng của một nền giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ ở trình độ cao”.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị GS. Ngô Bảo Châu và nhóm “đối thoại giáo dục” tiếp tục tư vấn, góp ý để cùng các bộ, ngành của Việt Nam hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục, đồng thời bằng các hình thức hoạt động của mình để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, chiều 29/7.
Đánh giá cao kết quả hoạt động và sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực vào thành tựu phát triển chung của đất nước, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ hết sức ủng hộ, phối hợp và sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để Liên hiệp hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phát huy tốt nhất vai trò, vị trí của mình, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Liên hiệp hội tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách cũng như thực hiện các chức năng tư vấn, phản biện khoa học và giám định xã hội.
“Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng cũng đề nghị Liên hiệp hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Chính phủ để tham gia tư vấn, đánh giá vào các chương trình, đề án, dự án hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước sắp tới như tổng kết 30 năm đổi mới; chuẩn bị các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12; xây dựng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 5 - 10 năm tới và xa hơn nữa.
Là một tổ chức tập hợp 77 hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành của cả nước với 2,1 triệu hội viên, đến nay Liên hiệp hội đã tham gia tư vấn, phản biện khoa học, giám định nhiều đề án, chính sách lớn ở tầm quốc gia, có tính chất liên ngành, đa ngành, trong số đó có dự án thủy điện Sơn La; dự án quy hoạch các nhà máy thủy điện; chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân; “đánh giá hiệu quả chương trình khai thác bauxite Tây Nguyên”; dự án quy hoạch xây dựng sân bay Long Thành..
Cũng trong chiều 29/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp GS. Ngô Bảo Châu và nhóm “đối thoại giáo dục” - một nhóm tự nguyện gồm 8 trí thức Việt kiều với mục đích nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng, gợi ý, kiến nghị với đất nước trong lĩnh vực giáo dục đại học và nhiều lĩnh vực khác.
Tại buổi tiếp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳnh định, dù có nhiều tiến bộ, song giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước cũng như trước sự thay đổi to lớn của thế giới mà các quốc gia đang phải đối mặt.
Thủ tướng cho biết, “những thách thức trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Thách thức ấy chỉ có người Việt Nam mới tự giải quyết cho mình và chỉ có thể giải quyết nó bằng bản lĩnh trí tuệ, tri thức và phải xuất phát từ nền tảng của một nền giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ ở trình độ cao”.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị GS. Ngô Bảo Châu và nhóm “đối thoại giáo dục” tiếp tục tư vấn, góp ý để cùng các bộ, ngành của Việt Nam hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục, đồng thời bằng các hình thức hoạt động của mình để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực.