“Chính sách thuế sẽ không làm doanh nghiệp thêm khó”
Tân Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với báo chí sau khi Chính phủ nhiệm kỳ mới ra mắt
Định hướng chính sách thuế trong 10 năm tới vẫn phải làm sao giảm động viên để tạo nguồn thu lâu dài và vững chắc, tân Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với báo chí bên hành lang nghị trường, chiều 3/8.
Trên cương vị mới, Phó thủ tướng có thể chia sẻ những quan tâm trong lĩnh vực điều hành kinh tế, tài chính thời gian tới?
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định ba đột phá chiến lược, trong đó có nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết cho tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.
Đây là một nội dung rất lớn. Nếu muốn huy động nguồn lực tốt, ngoài phần của nhà nước để định hướng đầu tư còn phải huy động các nguồn lực khác từ trong xã hội thông qua các cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài nhà nước, người dân tham gia vào đầu tư, theo hình thức công tư kết hợp.
Bên cạnh đó cần tranh thủ nguồn vốn nước ngoài để đầu tư nhưng phải trên cơ sở làm thế nào đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Vậy nên việc lựa chọn từng nguồn vốn đề đầu tư vào từng lĩnh vực hay dự án, tính chất của dự án là vô cùng quan trọng để tạo ra được hiệu quả, trả được nợ.
Đồng thời, cũng phải có cơ chế thông thoáng để xã hội thực sự tiết kiệm, dành vốn đó để đầu tư phát triển chung.
Nhiều năm làm tư lệnh ngành tài chính, theo Phó thủ tướng chính sách thuế trong nhiệm kỳ này nên có thay đổi gì cho phù hợp với thực tiễn?
Về thuế thì chỉ riêng thuế thu nhập cá nhân cũng có nhiều quan điểm lắm.
Nói chung là xây dựng chính sách thuế phải làm thế nào để có được nguồn thu nhưng quan trọng hơn là để thúc đẩy sản xuất kinh doanh chứ thu thuế để doanh nghiệp và người dân khó khăn thì không phải quan điểm tích cực.
Vậy nên định hướng chính sách thuế trong 10 năm tới vẫn phải làm sao giảm động viên, trên một đơn vị sản phẩm, một doanh nghiệp cũng như từng người dân để từng đơn vị, cá nhân ấy tích lũy được vốn, đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thì chính điều đó sẽ tạo ra nguồn thu lâu dài và vững chắc.
Trong giới tài chính, nuôi dưỡng nguồn thu là chiến lược lâu dài nhưng công tác quản lý thu lại phải mở rộng đối tượng, làm sao chống thất thu, đảm bảo vừa công bằng, bình đẳng, môi trường thuận lợi vừa để tăng nguồn thu cho ngân sách.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ là gì, thưa Phó thủ tướng?
Cũng có nhiều báo cáo của Quốc hội đã nói thuận lợi nhiều nhưng thách thức khó khăn cũng không phải nhỏ, có nguyên nhân từ những yếu tố nội tại của nền kinh tế mà chúng ta không phải một sớm một chiều có thể khắc phục nhanh được mà phải có bước đi, lộ trình và giải pháp đồng bộ.
Ví dụ muốn cơ cấu nền kinh tế phải cơ cấu từ sản xuất, từ doanh nghiệp… rất nhiều vấn đề đặt ra. Cộng thêm với việc tình hình kinh tế thế giới không được thuận mà xu hướng phục hồi chậm, lạm phát cao trong khi chúng ta đã hội nhập khá rộng. Nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta.
Đó là những thách thức rất lớn mà chúng ta cần tập trung sức lực để vượt qua.
Trên cương vị mới, Phó thủ tướng có thể chia sẻ những quan tâm trong lĩnh vực điều hành kinh tế, tài chính thời gian tới?
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định ba đột phá chiến lược, trong đó có nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết cho tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.
Đây là một nội dung rất lớn. Nếu muốn huy động nguồn lực tốt, ngoài phần của nhà nước để định hướng đầu tư còn phải huy động các nguồn lực khác từ trong xã hội thông qua các cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài nhà nước, người dân tham gia vào đầu tư, theo hình thức công tư kết hợp.
Bên cạnh đó cần tranh thủ nguồn vốn nước ngoài để đầu tư nhưng phải trên cơ sở làm thế nào đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Vậy nên việc lựa chọn từng nguồn vốn đề đầu tư vào từng lĩnh vực hay dự án, tính chất của dự án là vô cùng quan trọng để tạo ra được hiệu quả, trả được nợ.
Đồng thời, cũng phải có cơ chế thông thoáng để xã hội thực sự tiết kiệm, dành vốn đó để đầu tư phát triển chung.
Nhiều năm làm tư lệnh ngành tài chính, theo Phó thủ tướng chính sách thuế trong nhiệm kỳ này nên có thay đổi gì cho phù hợp với thực tiễn?
Về thuế thì chỉ riêng thuế thu nhập cá nhân cũng có nhiều quan điểm lắm.
Nói chung là xây dựng chính sách thuế phải làm thế nào để có được nguồn thu nhưng quan trọng hơn là để thúc đẩy sản xuất kinh doanh chứ thu thuế để doanh nghiệp và người dân khó khăn thì không phải quan điểm tích cực.
Vậy nên định hướng chính sách thuế trong 10 năm tới vẫn phải làm sao giảm động viên, trên một đơn vị sản phẩm, một doanh nghiệp cũng như từng người dân để từng đơn vị, cá nhân ấy tích lũy được vốn, đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thì chính điều đó sẽ tạo ra nguồn thu lâu dài và vững chắc.
Trong giới tài chính, nuôi dưỡng nguồn thu là chiến lược lâu dài nhưng công tác quản lý thu lại phải mở rộng đối tượng, làm sao chống thất thu, đảm bảo vừa công bằng, bình đẳng, môi trường thuận lợi vừa để tăng nguồn thu cho ngân sách.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ là gì, thưa Phó thủ tướng?
Cũng có nhiều báo cáo của Quốc hội đã nói thuận lợi nhiều nhưng thách thức khó khăn cũng không phải nhỏ, có nguyên nhân từ những yếu tố nội tại của nền kinh tế mà chúng ta không phải một sớm một chiều có thể khắc phục nhanh được mà phải có bước đi, lộ trình và giải pháp đồng bộ.
Ví dụ muốn cơ cấu nền kinh tế phải cơ cấu từ sản xuất, từ doanh nghiệp… rất nhiều vấn đề đặt ra. Cộng thêm với việc tình hình kinh tế thế giới không được thuận mà xu hướng phục hồi chậm, lạm phát cao trong khi chúng ta đã hội nhập khá rộng. Nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta.
Đó là những thách thức rất lớn mà chúng ta cần tập trung sức lực để vượt qua.