Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
Ngân hàng Nhà nước như đang đi trên băng mỏng trước các yêu cầu cân đối vốn
Sau hơn một năm, đến nay nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng Việt Nam từng có cuối năm 2011 đã được đẩy lùi. Hoạt động hệ thống và thị trường nói chung hiện tương đối ổn định…
Trao đổi với VnEconomy tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giải thích rõ hơn: cuối năm 2011, hệ thống đứng trước bờ vực nguy cơ đổ vỡ do nhiều ngân hàng bấp bênh về khả năng chi trả; nhiều trường hợp phải đi vay nóng trên liên ngân hàng, phải chấp nhận lãi suất từ 25 - 30%/năm, thậm chí 35%/năm.
“Đến nay, nguy cơ đó đã được loại trừ”, Thống đốc nói. Song, trong sự ổn định tương đối hơn một năm qua và hiện nay vẫn tiềm ẩn những rủi ro ở các cân đối của chính sách tiền tệ.
Đi trên băng mỏng…
Tại hội nghị triển khai công tác ngành 6 tháng cuối năm 2013 vừa rồi, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), cũng nêu cảm nhận rằng, nhìn lại thời điểm tháng 12/2011 “mà thấy sợ”.
Có lẽ đó cũng là nỗi sợ chung của cả hệ thống. Và dường như Ngân hàng Nhà nước đang gồng mình để tránh những rủi ro từng có trước đây có thể trở lại. Bởi ẩn sau sự ổn định tương đối của thanh khoản, lãi suất và tỷ giá USD/VND…, là những tương tác phức tạp và dễ gây phản ứng bất lợi trên thị trường, thậm chí cả ở những cân đối vĩ mô.
Trước thềm hội nghị ngành nói trên, tỷ giá USD/VND nóng lên, các ngân hàng thương mại đẩy giá mua vào USD sát trần, chỉ cách vài đồng. Thị trường cũng có thông tin Ngân hàng Nhà nước phải “xuống tiền” để bình ổn. Và khi nói về diễn biến này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập đến một mối quan hệ đáng chú ý.
Lý giải một trong những nguyên nhân chính là các ngân hàng thừa tiền và dư thanh khoản, Thống đốc đề cập đến cả khả năng dùng liệu pháp mạnh là tăng dự trữ bắt buộc nếu chính các ngân hàng thương mại gây biến động tỷ giá. Tuy nhiên, nếu hút tiền đồng về mạnh hơn nữa sẽ gây bất lợi tới thanh khoản và chi phí hoạt động, lãi suất sẽ tăng trở lại và ngược với định hướng, mong đợi lãi suất cho vay tiếp tục giảm thêm. Nếu điều đó xẩy ra, áp lực thúc đẩy tín dụng cũng sẽ càng lớn hơn, gánh nặng cung vốn cho tăng trưởng kinh tế sẽ càng nặng hơn. Theo đó, Thống đốc yêu cầu đồng thuận trong hệ thống vì lợi ích chung, tránh vì lợi ích riêng mà gây xáo trộn.
Tỷ giá USD/VND vẫn tương đối êm, song qua sự kiện trên cho thấy độ nóng của nó là tiềm tàng. Còn Ngân hàng Nhà nước theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nếu có chỉ khoảng 2 - 3% trong năm nay. Cao hơn, bảo đảm giá trị VND là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu, bản thân ông Nguyễn Văn Bình từng hơn một lần nhấn mạnh quyết tâm giữ vững chừng nào ông còn đảm nhiệm vị trí Thống đốc.
Áp lực tỷ giá là một biểu hiện của nhiều cân đối. Nếu không điều chỉnh hoặc bình ổn mà để tái hiện tình trạng hai giá, kích hoạt tâm lý găm giữ, nguồn cung khựng lại, thị trường ngoại hối dễ rơi vào bất ổn. Ngược lại, giữ được nguồn lực dự trữ ngoại hối - một tiềm lực của quốc gia - cũng là yêu cầu hàng đầu. Và xét tác động của dư tiền đồng nói trên, nếu hút mạnh về để giảm bớt áp lực thì lại dễ gây trở ngại về thanh khoản và tăng trưởng tín dụng.
Trong các cuộc trao đổi với VnEconomy, những người trong cuộc và chuyên gia cùng chung nhận định rằng: hiện nay, tương quan giữa lãi suất, tỷ giá và lạm phát đang mấp mé ở giới hạn khi mà dư địa của các công cụ chính sách đã cạn. Sự cân bằng động giữa chúng vẫn được duy trì nhưng đã trở lên khá mong manh khi lãi suất khó có thể giảm hơn trong khi kỳ vọng tỷ giá và lạm phát đều đang tăng.
Trong sự mong manh đó, liệu một lượng lớn tiền đồng đã đưa ra thị trường hơn một năm qua có phải là một trong những điểm huyệt nhạy cảm và có tác động lớn?
Đều tay gia giảm
Quy mô tiền đồng đã đưa ra khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Một kênh dữ liệu mà VnEconomy tham khảo cho thấy, chỉ riêng lượng mua ròng ngoại tệ trong năm 2012 đã khoảng 12,4 tỷ USD, đồng nghĩa với hơn gần 260 nghìn tỷ đồng đưa ra đối ứng.
Đó là một con số ám ảnh. Nhưng khi VnEconomy tham vấn, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế của Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam, lại cho là không đáng lo ngại, bởi Ngân hàng Nhà nước đã đều tay “bơm - hút” trong suốt thời gian qua. Nói cách khác, các công cụ chính sách tiền tệ được nhà điều hành sử dụng khá linh hoạt, uyển chuyển nhưng đủ mức thận trọng cần thiết.
Là người hàng ngày để mắt đến các cân đối vốn trong hệ thống, ông Quang Anh nhìn nhận: ngay khi mua vào mạnh ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng trung hòa lượng tiền đồng bơm ra này bằng các công cụ sẵn có, riêng những tháng cuối năm 2012 có một chút nới lỏng để hỗ trợ thanh khoản, kích thích tăng trưởng tín dụng và hạ nhanh mặt bằng lãi suất cho vay. 6 tháng đầu năm 2013, nhịp độ điều tiết rõ hơn và chặt chẽ hơn.
“Theo quan sát của tôi, lượng tiền cơ sở (MB) đến giữa tháng 6/2013 thậm chí còn âm so với đầu năm, tất nhiên khi so cùng kỳ năm ngoái vẫn còn khá cao. Tuy chỉ số tổng phương tiện thanh toán (M2) vẫn tăng ở mức hợp lý so chỉ tiêu cả năm, nhưng chủ yếu gia tăng ở cấu phần tiền gửi tại hệ thống các tổ chức tín dụng trong khi mục tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống gần như thay đổi không đáng kể.
Dưới giác độ khác, lượng tiền đi vào nền kinh tế qua kênh tín dụng không nhiều do cầu tín dụng còn thấp. Thay vào đó, dòng tiền đổ sang kênh trái phiếu Chính phủ mà việc giải ngân số vốn này còn phụ thuộc vào các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Một phần lượng tiền gia tăng nằm lại trong hệ thống tổ chức tín dụng hay quay lại Ngân hàng Nhà nước như một khoản dự trữ vượt mức. Thông thường, thanh khoản tốt sẽ kích thích các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng, nhưng nay khó đẩy ra được nên nó luẩn quẩn trong hệ thống - từ mà các bạn vẫn dùng khi viết báo”, TS. Trịnh Quang Anh nói.
Và Ngân hàng Nhà nước điều tiết các cân đối. Trước hết, ở kênh tín phiếu, trong năm 2012 và nửa đầu 2013 là tần suất cùng quy mô phát hành lớn. Đến trung tuần tháng 6/2013, theo dữ liệu của Công ty Chứng khoán MB (tổng hợp nguồn từ MB và Bloomberg), có tới khoảng 68,6 nghìn tỷ đồng tín phiếu đang lưu hành.
Ông Quang Anh cũng lưu ý rằng, lưu lượng ở dòng chảy tái cấp vốn cũng đã cạn đi và chảy ngược. Đến cuối năm 2012, lượng tái cấp vốn bơm ra ước chỉ còn khoảng vài chục nghìn tỷ đồng, giảm tới 80% so đầu năm, và tiếp tục giảm nhẹ cho tới nay; Ngân hàng Nhà nước chủ yếu chỉ thu hồi nợ mà ít bơm ra. Hay lượng tiền cầm cố giấy tờ có giá trên thị trường mở (OMO) cũng đã được vét cạn.
Thêm nữa, hoạt động đấu thầu vàng triển khai từ cuối tháng 3/2013 đến nay đã hút về khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ngược lại với nghiệp vụ mua vào ngoại tệ là hoạt động bán ngoại tệ can thiệp thị trường, đồng nghĩa với thêm một lượng lớn tiền đồng hút về, ông Quang Anh nhấn mạnh. Theo chuyên gia này, 6 tháng đầu năm 2013 lượng mua ròng ngoại tệ và cả vàng gộp vào không còn đáng kể, do số mua vào và bán ra đã tương đối cân bằng nhau.
Nhìn lại việc "bơm - hút" của Ngân hàng Nhà nước thời gian quan, TS. Trịnh Quang Anh bình luận: “Từ “chặt chẽ và linh hoạt” hay được dùng để nói về điều hành chính sách tiền tệ là khá đúng trong bối cảnh trên. Như trung tuần tháng tới, một lượng lớn tín phiếu đáo hạn thì ngay từ bây giờ, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán cân đối, hút về như thế nào rồi. Tôi quan sát thời gian qua thì không có gì đột biến trong cân đối đó”.
Xoay quanh “bơm - hút” tiền với trọng số tác động là việc mua vào ngoại tệ hơn một năm qua là cung tiền, lãi suất, tỷ giá, lạm phát. Giữ sự cân bằng giữa chúng có thể ví như chế biến một món ăn vậy. Quá tay hoặc non tay gia giảm đều có thể khiến món ăn tệ đi.
Trong khi đó, nhiều thực khách khó tính, với khẩu vị có thể khác nhau lại đang nhìn vào chính sách tiền tệ và đều chờ đợi một món ăn ngon!
Trao đổi với VnEconomy tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giải thích rõ hơn: cuối năm 2011, hệ thống đứng trước bờ vực nguy cơ đổ vỡ do nhiều ngân hàng bấp bênh về khả năng chi trả; nhiều trường hợp phải đi vay nóng trên liên ngân hàng, phải chấp nhận lãi suất từ 25 - 30%/năm, thậm chí 35%/năm.
“Đến nay, nguy cơ đó đã được loại trừ”, Thống đốc nói. Song, trong sự ổn định tương đối hơn một năm qua và hiện nay vẫn tiềm ẩn những rủi ro ở các cân đối của chính sách tiền tệ.
Đi trên băng mỏng…
Tại hội nghị triển khai công tác ngành 6 tháng cuối năm 2013 vừa rồi, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), cũng nêu cảm nhận rằng, nhìn lại thời điểm tháng 12/2011 “mà thấy sợ”.
Có lẽ đó cũng là nỗi sợ chung của cả hệ thống. Và dường như Ngân hàng Nhà nước đang gồng mình để tránh những rủi ro từng có trước đây có thể trở lại. Bởi ẩn sau sự ổn định tương đối của thanh khoản, lãi suất và tỷ giá USD/VND…, là những tương tác phức tạp và dễ gây phản ứng bất lợi trên thị trường, thậm chí cả ở những cân đối vĩ mô.
Trước thềm hội nghị ngành nói trên, tỷ giá USD/VND nóng lên, các ngân hàng thương mại đẩy giá mua vào USD sát trần, chỉ cách vài đồng. Thị trường cũng có thông tin Ngân hàng Nhà nước phải “xuống tiền” để bình ổn. Và khi nói về diễn biến này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập đến một mối quan hệ đáng chú ý.
Lý giải một trong những nguyên nhân chính là các ngân hàng thừa tiền và dư thanh khoản, Thống đốc đề cập đến cả khả năng dùng liệu pháp mạnh là tăng dự trữ bắt buộc nếu chính các ngân hàng thương mại gây biến động tỷ giá. Tuy nhiên, nếu hút tiền đồng về mạnh hơn nữa sẽ gây bất lợi tới thanh khoản và chi phí hoạt động, lãi suất sẽ tăng trở lại và ngược với định hướng, mong đợi lãi suất cho vay tiếp tục giảm thêm. Nếu điều đó xẩy ra, áp lực thúc đẩy tín dụng cũng sẽ càng lớn hơn, gánh nặng cung vốn cho tăng trưởng kinh tế sẽ càng nặng hơn. Theo đó, Thống đốc yêu cầu đồng thuận trong hệ thống vì lợi ích chung, tránh vì lợi ích riêng mà gây xáo trộn.
Áp lực tỷ giá là một biểu hiện của nhiều cân đối. Nếu không điều chỉnh hoặc bình ổn mà để tái hiện tình trạng hai giá, kích hoạt tâm lý găm giữ, nguồn cung khựng lại, thị trường ngoại hối dễ rơi vào bất ổn.
Tỷ giá USD/VND vẫn tương đối êm, song qua sự kiện trên cho thấy độ nóng của nó là tiềm tàng. Còn Ngân hàng Nhà nước theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nếu có chỉ khoảng 2 - 3% trong năm nay. Cao hơn, bảo đảm giá trị VND là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu, bản thân ông Nguyễn Văn Bình từng hơn một lần nhấn mạnh quyết tâm giữ vững chừng nào ông còn đảm nhiệm vị trí Thống đốc.
Áp lực tỷ giá là một biểu hiện của nhiều cân đối. Nếu không điều chỉnh hoặc bình ổn mà để tái hiện tình trạng hai giá, kích hoạt tâm lý găm giữ, nguồn cung khựng lại, thị trường ngoại hối dễ rơi vào bất ổn. Ngược lại, giữ được nguồn lực dự trữ ngoại hối - một tiềm lực của quốc gia - cũng là yêu cầu hàng đầu. Và xét tác động của dư tiền đồng nói trên, nếu hút mạnh về để giảm bớt áp lực thì lại dễ gây trở ngại về thanh khoản và tăng trưởng tín dụng.
Trong các cuộc trao đổi với VnEconomy, những người trong cuộc và chuyên gia cùng chung nhận định rằng: hiện nay, tương quan giữa lãi suất, tỷ giá và lạm phát đang mấp mé ở giới hạn khi mà dư địa của các công cụ chính sách đã cạn. Sự cân bằng động giữa chúng vẫn được duy trì nhưng đã trở lên khá mong manh khi lãi suất khó có thể giảm hơn trong khi kỳ vọng tỷ giá và lạm phát đều đang tăng.
Trong sự mong manh đó, liệu một lượng lớn tiền đồng đã đưa ra thị trường hơn một năm qua có phải là một trong những điểm huyệt nhạy cảm và có tác động lớn?
Đều tay gia giảm
Quy mô tiền đồng đã đưa ra khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Một kênh dữ liệu mà VnEconomy tham khảo cho thấy, chỉ riêng lượng mua ròng ngoại tệ trong năm 2012 đã khoảng 12,4 tỷ USD, đồng nghĩa với hơn gần 260 nghìn tỷ đồng đưa ra đối ứng.
Đó là một con số ám ảnh. Nhưng khi VnEconomy tham vấn, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế của Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam, lại cho là không đáng lo ngại, bởi Ngân hàng Nhà nước đã đều tay “bơm - hút” trong suốt thời gian qua. Nói cách khác, các công cụ chính sách tiền tệ được nhà điều hành sử dụng khá linh hoạt, uyển chuyển nhưng đủ mức thận trọng cần thiết.
Là người hàng ngày để mắt đến các cân đối vốn trong hệ thống, ông Quang Anh nhìn nhận: ngay khi mua vào mạnh ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng trung hòa lượng tiền đồng bơm ra này bằng các công cụ sẵn có, riêng những tháng cuối năm 2012 có một chút nới lỏng để hỗ trợ thanh khoản, kích thích tăng trưởng tín dụng và hạ nhanh mặt bằng lãi suất cho vay. 6 tháng đầu năm 2013, nhịp độ điều tiết rõ hơn và chặt chẽ hơn.
“Theo quan sát của tôi, lượng tiền cơ sở (MB) đến giữa tháng 6/2013 thậm chí còn âm so với đầu năm, tất nhiên khi so cùng kỳ năm ngoái vẫn còn khá cao. Tuy chỉ số tổng phương tiện thanh toán (M2) vẫn tăng ở mức hợp lý so chỉ tiêu cả năm, nhưng chủ yếu gia tăng ở cấu phần tiền gửi tại hệ thống các tổ chức tín dụng trong khi mục tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống gần như thay đổi không đáng kể.
Dưới giác độ khác, lượng tiền đi vào nền kinh tế qua kênh tín dụng không nhiều do cầu tín dụng còn thấp. Thay vào đó, dòng tiền đổ sang kênh trái phiếu Chính phủ mà việc giải ngân số vốn này còn phụ thuộc vào các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Một phần lượng tiền gia tăng nằm lại trong hệ thống tổ chức tín dụng hay quay lại Ngân hàng Nhà nước như một khoản dự trữ vượt mức. Thông thường, thanh khoản tốt sẽ kích thích các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng, nhưng nay khó đẩy ra được nên nó luẩn quẩn trong hệ thống - từ mà các bạn vẫn dùng khi viết báo”, TS. Trịnh Quang Anh nói.
Và Ngân hàng Nhà nước điều tiết các cân đối. Trước hết, ở kênh tín phiếu, trong năm 2012 và nửa đầu 2013 là tần suất cùng quy mô phát hành lớn. Đến trung tuần tháng 6/2013, theo dữ liệu của Công ty Chứng khoán MB (tổng hợp nguồn từ MB và Bloomberg), có tới khoảng 68,6 nghìn tỷ đồng tín phiếu đang lưu hành.
Nhiều thực khách khó tính, với khẩu vị có thể khác nhau lại đang nhìn vào chính sách tiền tệ và đều chờ đợi một món ăn ngon!
Ông Quang Anh cũng lưu ý rằng, lưu lượng ở dòng chảy tái cấp vốn cũng đã cạn đi và chảy ngược. Đến cuối năm 2012, lượng tái cấp vốn bơm ra ước chỉ còn khoảng vài chục nghìn tỷ đồng, giảm tới 80% so đầu năm, và tiếp tục giảm nhẹ cho tới nay; Ngân hàng Nhà nước chủ yếu chỉ thu hồi nợ mà ít bơm ra. Hay lượng tiền cầm cố giấy tờ có giá trên thị trường mở (OMO) cũng đã được vét cạn.
Thêm nữa, hoạt động đấu thầu vàng triển khai từ cuối tháng 3/2013 đến nay đã hút về khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ngược lại với nghiệp vụ mua vào ngoại tệ là hoạt động bán ngoại tệ can thiệp thị trường, đồng nghĩa với thêm một lượng lớn tiền đồng hút về, ông Quang Anh nhấn mạnh. Theo chuyên gia này, 6 tháng đầu năm 2013 lượng mua ròng ngoại tệ và cả vàng gộp vào không còn đáng kể, do số mua vào và bán ra đã tương đối cân bằng nhau.
Nhìn lại việc "bơm - hút" của Ngân hàng Nhà nước thời gian quan, TS. Trịnh Quang Anh bình luận: “Từ “chặt chẽ và linh hoạt” hay được dùng để nói về điều hành chính sách tiền tệ là khá đúng trong bối cảnh trên. Như trung tuần tháng tới, một lượng lớn tín phiếu đáo hạn thì ngay từ bây giờ, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán cân đối, hút về như thế nào rồi. Tôi quan sát thời gian qua thì không có gì đột biến trong cân đối đó”.
Xoay quanh “bơm - hút” tiền với trọng số tác động là việc mua vào ngoại tệ hơn một năm qua là cung tiền, lãi suất, tỷ giá, lạm phát. Giữ sự cân bằng giữa chúng có thể ví như chế biến một món ăn vậy. Quá tay hoặc non tay gia giảm đều có thể khiến món ăn tệ đi.
Trong khi đó, nhiều thực khách khó tính, với khẩu vị có thể khác nhau lại đang nhìn vào chính sách tiền tệ và đều chờ đợi một món ăn ngon!