Chống tham nhũng 2015: Nguồn lực tăng, xử lý lại giảm
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn diễn ra, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo
Các cơ quan có chức năng chống tham nhũng đã được đầu tư nhiều nguồn lực, nhưng việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng lại giảm.
Nghịch lý này đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu tại báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015, trình Quốc hội sáng 28/10.
Thu hồi tài sản tham nhũng mới đạt 55,8%
Như VnEconomy đã thông tin, tại báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ đánh giá tình hình tham nhũng là “vẫn diễn ra phức tạp” và “tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với cơ quan công quyền”.
Cơ bản đồng tình với đánh giá này, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh rằng, trong năm 2015, tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản, dịch vụ và đầu tư công.
Nhưng số lượng các vụ án tham nhũng, kể cả các vụ án tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý lại giảm.
Cụ thể, trong kỳ báo cáo, cơ quan điều tra đã khởi tố 178 vụ án với 317 bị can về các tội danh tham nhũng, giảm 61 vụ với 242 bị can. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 310 vụ/697 bị can, giảm 19 vụ với 54 bị can.
Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm 260 vụ với 577 bị cáo, giảm 27 vụ với 98 bị cáo về các tội danh tham nhũng so với cùng kỳ năm trước. Thiệt hại do tham nhũng gây ra trên 950 tỷ đồng và 9.887 m2 đất.
Báo cáo thẩm tra cho biết thêm, trong các vụ án do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng điều tra thì tài sản thiệt hại khoảng 268,2 tỷ đồng, thu hồi được 43,9 tỷ đồng, đạt 16,3%. Trên phạm vi cả nước, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đạt 55,8% giá trị về tiền và 29,2% giá trị về đất.
Không chỉ là con số, cơ quan thẩm tra còn “phê” việc mới chỉ có 19 bộ, ngành địa phương thực hiện xong việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015 đã làm ảnh hưởng đến tính khách quan, toàn diện trong đánh giá tình hình tham nhũng.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chấn chỉnh kịp thời đối với các bộ, ngành, địa phương không thực hiện việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015.
Lãnh đạo cũng suy thoái
Hơn một lần, hai chữ “đặc biệt” xuất hiện tại bản báo cáo thẩm tra
Lần thứ nhất, đề cập những hạn chế, cơ quan thẩm tra viết: “Đặc biệt, việc phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng năm nay đều giảm, trong khi tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực”.
Theo Ủy ban Tư pháp thì cần nghiêm khắc đánh giá hiệu quả phòng chống tham nhũng của các cơ quan, nhất là cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng.
Cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ cũng nhận xét, một số nội dung trong báo cáo còn chung, chưa đánh giá kết quả, tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm; hạn chế của các cơ quan có chức năng, nhất là các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
Lần thứ hai, báo cáo của cơ quan thẩm tra dùng chữ đặc biệt, là khi nói về hạn chế trong xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng.
“Đặc biệt, chưa có văn bản quy phạm pháp luật để kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn, trong khi đó việc kê khai tài sản vẫn rất hình thức và hiệu quả phòng chống tham nhũng thấp”, báo cáo nêu.
Nguyên nhân quan trọng được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh là kỷ cương quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn buông lỏng; cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực qua công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, tiêu cực, tham nhũng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để thanh lọc, loại bỏ hoặc trừng trị nghiêm khắc.
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn diễn ra, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, bệnh quan liêu, thành tích vẫn nặng nề, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện phản ánh quan điểm của cơ quan thẩm tra.
Bên cạnh các giải pháp có tính chất phòng ngừa, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cùng Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần tập trung hơn nữa các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, xử lý thật nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, phúc đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước đã xác định.
Nghịch lý này đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu tại báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015, trình Quốc hội sáng 28/10.
Thu hồi tài sản tham nhũng mới đạt 55,8%
Như VnEconomy đã thông tin, tại báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ đánh giá tình hình tham nhũng là “vẫn diễn ra phức tạp” và “tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với cơ quan công quyền”.
Cơ bản đồng tình với đánh giá này, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh rằng, trong năm 2015, tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản, dịch vụ và đầu tư công.
Nhưng số lượng các vụ án tham nhũng, kể cả các vụ án tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý lại giảm.
Cụ thể, trong kỳ báo cáo, cơ quan điều tra đã khởi tố 178 vụ án với 317 bị can về các tội danh tham nhũng, giảm 61 vụ với 242 bị can. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 310 vụ/697 bị can, giảm 19 vụ với 54 bị can.
Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm 260 vụ với 577 bị cáo, giảm 27 vụ với 98 bị cáo về các tội danh tham nhũng so với cùng kỳ năm trước. Thiệt hại do tham nhũng gây ra trên 950 tỷ đồng và 9.887 m2 đất.
Báo cáo thẩm tra cho biết thêm, trong các vụ án do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng điều tra thì tài sản thiệt hại khoảng 268,2 tỷ đồng, thu hồi được 43,9 tỷ đồng, đạt 16,3%. Trên phạm vi cả nước, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đạt 55,8% giá trị về tiền và 29,2% giá trị về đất.
Không chỉ là con số, cơ quan thẩm tra còn “phê” việc mới chỉ có 19 bộ, ngành địa phương thực hiện xong việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015 đã làm ảnh hưởng đến tính khách quan, toàn diện trong đánh giá tình hình tham nhũng.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chấn chỉnh kịp thời đối với các bộ, ngành, địa phương không thực hiện việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015.
Lãnh đạo cũng suy thoái
Hơn một lần, hai chữ “đặc biệt” xuất hiện tại bản báo cáo thẩm tra
Lần thứ nhất, đề cập những hạn chế, cơ quan thẩm tra viết: “Đặc biệt, việc phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng năm nay đều giảm, trong khi tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực”.
Theo Ủy ban Tư pháp thì cần nghiêm khắc đánh giá hiệu quả phòng chống tham nhũng của các cơ quan, nhất là cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng.
Cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ cũng nhận xét, một số nội dung trong báo cáo còn chung, chưa đánh giá kết quả, tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm; hạn chế của các cơ quan có chức năng, nhất là các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
Lần thứ hai, báo cáo của cơ quan thẩm tra dùng chữ đặc biệt, là khi nói về hạn chế trong xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng.
“Đặc biệt, chưa có văn bản quy phạm pháp luật để kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn, trong khi đó việc kê khai tài sản vẫn rất hình thức và hiệu quả phòng chống tham nhũng thấp”, báo cáo nêu.
Nguyên nhân quan trọng được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh là kỷ cương quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn buông lỏng; cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực qua công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, tiêu cực, tham nhũng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để thanh lọc, loại bỏ hoặc trừng trị nghiêm khắc.
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn diễn ra, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, bệnh quan liêu, thành tích vẫn nặng nề, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện phản ánh quan điểm của cơ quan thẩm tra.
Bên cạnh các giải pháp có tính chất phòng ngừa, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cùng Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần tập trung hơn nữa các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, xử lý thật nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, phúc đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước đã xác định.