Chủ tịch FED quyết liệt bảo vệ chính sách bơm tiền
Ông Bernanke một mặt bảo vệ kế hoạch bơm 600 tỷ USD, một mặt phê phán chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cho rằng, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác cần hành động để giảm thặng dư tài khoản vãng lai, đồng thời khẳng định sự phục hồi của kinh tế Mỹ là yếu tố trọng tâm đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đây được xem là một nỗ lực mang tính “tổng phản công” của người đứng đầu FED đối với những lời chỉ trích nhằm vào kế hoạch chi 600 tỷ USD mua tài sản của cơ quan này.
“Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay không hoạt động đúng với những gì lẽ ra phải có. Việc các quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai định giá đồng tiền ở mức thấp đang cản trở sự điều chỉnh quốc tế cần thiết, và tạo ra những hiệu ứng lan rộng mà lẽ ra không tồn tại, nếu tỷ giá giữa các đồng tiền phản ánh tốt hơn những yếu tố nền tảng của thị trường”, tờ Financial Times dẫn nhận định của ông Bernanke đưa ra trong một bài phát biểu được chuẩn bị trước cho hội thảo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) diễn ra tại Frankfurt, Đức, vào sáng ngày thứ Sáu (19/11).
Kể từ khi tung ra kế hoạch bơm 600 tỷ USD vào thị trường thông qua mua trái phiếu, theo đó hỗ trợ kinh tế Mỹ phát triển, ông Bernanke và FED đã chịu sự chỉ trích từ nhiều phía. Giới quan sát quốc tế lo ngại chương trình mua tài sản của FED sẽ làm đồng USD suy yếu. Hàng loạt quốc gia từ Trung Quốc, Đức, tới Brazil đều bày tỏ quan ngại chính sách này sẽ đe dọa tới hoạt động xuất khẩu của họ hoặc dẫn tới sự xuất hiện ồ ạt của những dòng vốn nóng có khả năng làm hình thành bong bóng tài sản.
Sau khi FED công bố kế hoạch trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schauble đã phê phán chính sách của nước Mỹ là “thiếu hiểu biết”. “Thật là thiếu nhất quán khi người Mỹ một mặt chỉ trích người Trung Quốc thao túng tỷ giá, mặt khác lại cố tình tìm cách đẩy tỷ giá đồng USD đi xuống với sự hỗ trợ từ hoạt động in tiền của ngân hàng trung ương”, ông Schauble phát biểu cách đây ít lâu.
Bài phát biểu nói trên là phát ngôn chính thức đầu tiên của ông Bernanke trước dư luận kể từ khi FED công bố kế hoạch bơm tiền vào ngày 3/11.
Đây là bài phát biểu mang quan điểm bảo vệ mạnh mẽ chính sách của FED. Ông Bernanke lý giải, tốc độ tăng trưởng trì trệ, lạm phát đi xuống và tỷ lệ thất nghiệp gần mức 10% suốt mấy tháng qua buộc các nhà chính sách Mỹ phải hành động. Ông khẳng định, chính sách nhằm hỗ trợ tăng trưởng của Mỹ sẽ làm cho đồng USD mạnh lên chứ không phải là yếu đi, và chính sách này sẽ không chỉ tốt cho nước Mỹ mà còn tốt cho cả thế giới.
Ông lập luận rằng, kế hoạch bơm tiền của FED sẽ góp phần giúp tái cân bằng nhu cầu toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới thông qua cải thiện tăng trưởng ở Mỹ, đồng thời làm giảm những rủi ro có thể khiến “hàng triệu công nhân không có việc làm hoặc không có đủ việc làm trong nhiều năm”. Đối với một quốc gia như nước Mỹ, theo ông Bernanke, việc hàng triệu công nhân thất nghiệp là “điều không thể chấp nhận được”.
Theo ông Bernake, thay vì dành cho nước Mỹ, những lời chỉ trích liên quan tới tỷ giá nên được dành cho những quốc gia như Trung Quốc - những nước mà ông cho là đã định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực để theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Người đứng đầu FED cho rằng, bất chấp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại những nền kinh tế đang phát triển và tăng trưởng yếu tại Mỹ, “tổng lượng vốn ròng vẫn đang chảy từ những thị trường mới nổi dư thừa về lao động sang những nền kinh tế phát triển dư thừa về vốn”.
Ông Bernanke lập luận, chiến lược định giá thấp đồng tiền là không tốt cho thế giới, thậm chí có thể có hại cho cả những quốc gia áp dụng chiến lược này, vì ba lý do.
Thứ nhất, Chủ tịch FED cho rằng, nếu tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển không hồi phục, thì hậu quả sẽ là “tăng trưởng chậm cho tất cả các nước”, thay vì tăng trưởng tiếp tục ở các nước đang phát triển.
Thứ hai, theo ông Bernanke, chính sách giảm giá đồng tiền ở một số quốc gia đang phát triển đặc biệt có hai cho những quốc gia thả nổi tỷ giá theo sự định đoạt của thị trường, vì các nước thả nổi tỷ giá bị buộc phải gánh chịu một phần lớn hơn trong chi phí điều chỉnh. Các quốc gia như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua thách thức này.
Và thứ ba, ông Bernanke nhận định, các quốc gia với đồng tiền bị định giá thấp có thể gặp khó khăn trong việc quản lý nền kinh tế của chính họ, chịu những phí tổn lớn do dự trữ ngoại hối khổng lồ gây ra, và đi ngược lại mục đích của tăng trưởng kinh tế nếu không tạo điều kiện cho tiêu dùng nội địa tăng.
“Đặc biệt, những quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống mà lại có thặng dư cán cân vãng lai kéo dài, việc theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu rốt cục không thể thành công nếu những ảnh hưởng của chiến lược đó đối với tăng trưởng và ổn định toàn cầu không được tính tới”, ông Bernanke nói.
Cũng trong bài phát biểu này, ông Bernanke kêu gọi mức độ linh hoạt tỷ giá cao hơn trong dài hạn, nhưng cũng thừa nhận là mục tiêu này khó đạt được trong một sớm một chiều. Thay vào đó, ông đề nghị các quốc gia có thặng dư cán cân vãng lai kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, còn các quốc gia như Mỹ nỗ lực giảm thâm hụt. Đồng thời ông Bernanke cũng phát tín hiệu rằng, nếu điều này xảy ra, nước Mỹ sẽ không cần phải theo đuổi chính sách tiền tệ lỏng lẻo như hiện nay.
Đây được xem là một nỗ lực mang tính “tổng phản công” của người đứng đầu FED đối với những lời chỉ trích nhằm vào kế hoạch chi 600 tỷ USD mua tài sản của cơ quan này.
“Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay không hoạt động đúng với những gì lẽ ra phải có. Việc các quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai định giá đồng tiền ở mức thấp đang cản trở sự điều chỉnh quốc tế cần thiết, và tạo ra những hiệu ứng lan rộng mà lẽ ra không tồn tại, nếu tỷ giá giữa các đồng tiền phản ánh tốt hơn những yếu tố nền tảng của thị trường”, tờ Financial Times dẫn nhận định của ông Bernanke đưa ra trong một bài phát biểu được chuẩn bị trước cho hội thảo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) diễn ra tại Frankfurt, Đức, vào sáng ngày thứ Sáu (19/11).
Kể từ khi tung ra kế hoạch bơm 600 tỷ USD vào thị trường thông qua mua trái phiếu, theo đó hỗ trợ kinh tế Mỹ phát triển, ông Bernanke và FED đã chịu sự chỉ trích từ nhiều phía. Giới quan sát quốc tế lo ngại chương trình mua tài sản của FED sẽ làm đồng USD suy yếu. Hàng loạt quốc gia từ Trung Quốc, Đức, tới Brazil đều bày tỏ quan ngại chính sách này sẽ đe dọa tới hoạt động xuất khẩu của họ hoặc dẫn tới sự xuất hiện ồ ạt của những dòng vốn nóng có khả năng làm hình thành bong bóng tài sản.
Sau khi FED công bố kế hoạch trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schauble đã phê phán chính sách của nước Mỹ là “thiếu hiểu biết”. “Thật là thiếu nhất quán khi người Mỹ một mặt chỉ trích người Trung Quốc thao túng tỷ giá, mặt khác lại cố tình tìm cách đẩy tỷ giá đồng USD đi xuống với sự hỗ trợ từ hoạt động in tiền của ngân hàng trung ương”, ông Schauble phát biểu cách đây ít lâu.
Bài phát biểu nói trên là phát ngôn chính thức đầu tiên của ông Bernanke trước dư luận kể từ khi FED công bố kế hoạch bơm tiền vào ngày 3/11.
Đây là bài phát biểu mang quan điểm bảo vệ mạnh mẽ chính sách của FED. Ông Bernanke lý giải, tốc độ tăng trưởng trì trệ, lạm phát đi xuống và tỷ lệ thất nghiệp gần mức 10% suốt mấy tháng qua buộc các nhà chính sách Mỹ phải hành động. Ông khẳng định, chính sách nhằm hỗ trợ tăng trưởng của Mỹ sẽ làm cho đồng USD mạnh lên chứ không phải là yếu đi, và chính sách này sẽ không chỉ tốt cho nước Mỹ mà còn tốt cho cả thế giới.
Ông lập luận rằng, kế hoạch bơm tiền của FED sẽ góp phần giúp tái cân bằng nhu cầu toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới thông qua cải thiện tăng trưởng ở Mỹ, đồng thời làm giảm những rủi ro có thể khiến “hàng triệu công nhân không có việc làm hoặc không có đủ việc làm trong nhiều năm”. Đối với một quốc gia như nước Mỹ, theo ông Bernanke, việc hàng triệu công nhân thất nghiệp là “điều không thể chấp nhận được”.
Theo ông Bernake, thay vì dành cho nước Mỹ, những lời chỉ trích liên quan tới tỷ giá nên được dành cho những quốc gia như Trung Quốc - những nước mà ông cho là đã định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực để theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Người đứng đầu FED cho rằng, bất chấp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại những nền kinh tế đang phát triển và tăng trưởng yếu tại Mỹ, “tổng lượng vốn ròng vẫn đang chảy từ những thị trường mới nổi dư thừa về lao động sang những nền kinh tế phát triển dư thừa về vốn”.
Ông Bernanke lập luận, chiến lược định giá thấp đồng tiền là không tốt cho thế giới, thậm chí có thể có hại cho cả những quốc gia áp dụng chiến lược này, vì ba lý do.
Thứ nhất, Chủ tịch FED cho rằng, nếu tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển không hồi phục, thì hậu quả sẽ là “tăng trưởng chậm cho tất cả các nước”, thay vì tăng trưởng tiếp tục ở các nước đang phát triển.
Thứ hai, theo ông Bernanke, chính sách giảm giá đồng tiền ở một số quốc gia đang phát triển đặc biệt có hai cho những quốc gia thả nổi tỷ giá theo sự định đoạt của thị trường, vì các nước thả nổi tỷ giá bị buộc phải gánh chịu một phần lớn hơn trong chi phí điều chỉnh. Các quốc gia như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua thách thức này.
Và thứ ba, ông Bernanke nhận định, các quốc gia với đồng tiền bị định giá thấp có thể gặp khó khăn trong việc quản lý nền kinh tế của chính họ, chịu những phí tổn lớn do dự trữ ngoại hối khổng lồ gây ra, và đi ngược lại mục đích của tăng trưởng kinh tế nếu không tạo điều kiện cho tiêu dùng nội địa tăng.
“Đặc biệt, những quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống mà lại có thặng dư cán cân vãng lai kéo dài, việc theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu rốt cục không thể thành công nếu những ảnh hưởng của chiến lược đó đối với tăng trưởng và ổn định toàn cầu không được tính tới”, ông Bernanke nói.
Cũng trong bài phát biểu này, ông Bernanke kêu gọi mức độ linh hoạt tỷ giá cao hơn trong dài hạn, nhưng cũng thừa nhận là mục tiêu này khó đạt được trong một sớm một chiều. Thay vào đó, ông đề nghị các quốc gia có thặng dư cán cân vãng lai kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, còn các quốc gia như Mỹ nỗ lực giảm thâm hụt. Đồng thời ông Bernanke cũng phát tín hiệu rằng, nếu điều này xảy ra, nước Mỹ sẽ không cần phải theo đuổi chính sách tiền tệ lỏng lẻo như hiện nay.