Chủ tịch Him Lam cam kết bảo vệ lợi ích người trồng mắc-ca
"Trong mọi trường hợp rủi ro xảy ra, nhờ có bảo hiểm nên người nông dân đều không bị thiệt"
“Trong mọi
trường hợp rủi ro xảy ra, nhờ có bảo hiểm nên người nông dân đều không
bị thiệt, nếu không may bị mất mát thì chỉ có công ty bảo hiểm và Him
Lam chịu. Nhưng tôi tin chắc nông dân chỉ có lợi, khi chúng ta đã có tới
20 năm trồng thí điểm loại cây này và đã có kết quả tốt”, Chủ tịch Công ty Cổ phần Him Lam, ông Dương Công Minh phát biểu.
Lâm Đồng quy hoạch bước đầu 22.000 ha mắc-ca
Ngày 8/4, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên về việc phát triển cây mắc-ca, Ban Chỉ đạo dự án phát triển cây mắc-ca tại Lâm Đồng đã tiến hành họp với chủ trì là ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Chỉ đạo dự án mắc-ca Lâm Đồng.
Mục đích của buổi họp là nhằm thông qua quy chế của Ban Chỉ đạo, thông qua phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mắc-ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cũng như bàn các vấn đề cụ thể hơn nhằm hiện thực hóa dự án mắc-ca.
Theo đó, Lâm Đồng đồng ý sẽ quy hoạch vùng trồng mắc-ca, trước mắt dự kiến quy hoạch 22.025 ha giai đoạn 2015 - 2020, trên cơ sở tái canh một số cây trồng đã già cỗi, hiệu quả kinh tế kém.
Trong đó, trồng xen là 20.530 ha (chiếm 93% tổng diện tích), trồng thuần là 1.470 ha (chiếm 6% tổng diện tích) và 25ha là để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất giống (chiếm 1% tổng diện tích). Mục đích của việc tập trung chủ yếu trồng xen là không phá vỡ cơ cấu các cây trồng chiến lược tại địa phương và để tăng giá trị thu nhập của người dân trên cùng một diện tích.
Ban Chỉ đạo dự án cũng đã tiến hành kiểm tra và khảo sát các địa bàn có khả năng phát triển mắc-ca và kết quả cho thấy hiện các hộ nông dân vẫn tập trung trồng xen và chưa hề có hiện tượng phá cây cà phê hoặc cây chè để trồng măc ca, khi cây vẫn đang sinh trưởng tốt.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh quy mô diện tích trồng mắc-ca có thể tăng, phụ thuộc vào kết quả điều tra sắp tới.
Về vấn đề giống, Lâm Đồng sẽ kết hợp chặt chẽ với Công ty Cổ phần Him Lam trong việc cung cấp giống chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế cho các hộ nông dân, đồng thời kiểm soát chất lượng giống tại các cơ sở, đảm bảo không thiệt hại cho bà con nông dân về sau.
Quan điểm của tỉnh là nếu Him Lam khẳng định năng lực cung cấp giống thì có thể giao luôn cho Him Lam chịu trách nhiệm cung cấp giống cho toàn tỉnh Lâm Đồng, để thuận lợi cho bà con nông dân trong việc bán sản phẩm cho chính Him Lam sau này.
Cuộc họp cũng đưa ra ý kiến là trong thời gian vừa qua có nhiều thông tin chưa đúng về thực trạng và tiềm năng của cây mắc-ca, cũng như hiểu sai bản chất vấn đề, qua đó, làm người dân hoang mang, và có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế gia đình.
Vì vậy, tổ công tác dự án cần phối hợp với Công ty Him Lam chú trọng truyền thông trên các kênh chính thống để giúp người dân hiểu chính xác về tình trạng cây trồng mắc-ca hiện nay, cũng như hiểu được giá trị kinh tế mà mắc-ca đã và sẽ mang lại. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh phổ biến thông tin về giống chuẩn, hướng dẫn về quy trình và phương pháp chăm sóc mắc-ca tới người dân.
Tại cuộc họp, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Him Lam đã được bầu làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ thực hiện các chương trình phát triển cây mắc-ca tại tỉnh Lâm Đồng thuộc lĩnh vực mà Him Lam phụ trách theo sự thỏa thuận với UBND tỉnh Lâm Đồng.
Đồng thời, với tư cách Phó trưởng ban Chỉ đạo, ông Dương Công Minh cũng có nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, đề xuất về những biện pháp trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình phát triển mắc-ca tại Lâm Đồng, đặc biệt là bố trí nguồn vốn cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng mắc-ca; liên kết với nông dân, chế biến sản phẩm và quan hệ quốc tế nhằm bao tiêu sản phẩm.
“Nơi nào do dự, Him Lam sẵn sàng đầu tư”
Tại cuộc họp, đại diện Công ty Him Lam khẳng định rõ, dự án mắc-ca của Him Lam chỉ khuyến khích người dân trồng xen và trồng trên đất trồng phù hợp, không khuyến khích người dân phá vỡ cây trồng đang sinh trưởng tốt để trồng mắc-ca.
Bên cạnh đó, Him Lam cam kết tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân cũng như bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, người trồng mắc-ca sẽ được bảo hiểm 100% (công ty bảo hiểm do Him Lam làm cổ đông chủ chốt) nếu làm theo đúng dự án.
“Mục đích của Him Lam là muốn đồng hành và giúp việc làm giàu chính đáng của bà con nông dân, dựa trên cơ sở thực tế đã chứng minh. Trong mọi trường hợp rủi ro xảy ra, nhờ có bảo hiểm nên người nông dân đều không bị thiệt, nếu không may bị mất mát thì chỉ có công ty bảo hiểm và Him Lam chịu. Nhưng tôi tin chắc nông dân chỉ có lợi, khi chúng ta đã có tới 20 năm trồng thí điểm loại cây này và đã có kết quả tốt”, ông Minh nói.
“Nếu địa phương nào ở Tây Nguyên còn do dự, chưa sẵn sàng triển khai và có quỹ đất phù hợp, Him Lam sẵn sàng đầu tư trồng 10.000 ha nhằm tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân. Người nông dân là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội hiện nay, cần phải có doanh nghiệp có thực lực và có tâm đi cùng họ”, Chủ tịch Him Lam khẳng định.
Mục tiêu của Him Lam từ giờ đến cuối năm 2015 là hoàn thành việc lập hiệp hội mắc-ca Tây Nguyên, viện nghiên cứu mắc-ca, cũng như tiến hành xây dựng nhà máy chế biến mắc-ca để phục vụ mục đích phát triển mắc-ca lâu dài và bền vững.
Lâm Đồng quy hoạch bước đầu 22.000 ha mắc-ca
Ngày 8/4, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên về việc phát triển cây mắc-ca, Ban Chỉ đạo dự án phát triển cây mắc-ca tại Lâm Đồng đã tiến hành họp với chủ trì là ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Chỉ đạo dự án mắc-ca Lâm Đồng.
Mục đích của buổi họp là nhằm thông qua quy chế của Ban Chỉ đạo, thông qua phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mắc-ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cũng như bàn các vấn đề cụ thể hơn nhằm hiện thực hóa dự án mắc-ca.
Theo đó, Lâm Đồng đồng ý sẽ quy hoạch vùng trồng mắc-ca, trước mắt dự kiến quy hoạch 22.025 ha giai đoạn 2015 - 2020, trên cơ sở tái canh một số cây trồng đã già cỗi, hiệu quả kinh tế kém.
Trong đó, trồng xen là 20.530 ha (chiếm 93% tổng diện tích), trồng thuần là 1.470 ha (chiếm 6% tổng diện tích) và 25ha là để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất giống (chiếm 1% tổng diện tích). Mục đích của việc tập trung chủ yếu trồng xen là không phá vỡ cơ cấu các cây trồng chiến lược tại địa phương và để tăng giá trị thu nhập của người dân trên cùng một diện tích.
Ban Chỉ đạo dự án cũng đã tiến hành kiểm tra và khảo sát các địa bàn có khả năng phát triển mắc-ca và kết quả cho thấy hiện các hộ nông dân vẫn tập trung trồng xen và chưa hề có hiện tượng phá cây cà phê hoặc cây chè để trồng măc ca, khi cây vẫn đang sinh trưởng tốt.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh quy mô diện tích trồng mắc-ca có thể tăng, phụ thuộc vào kết quả điều tra sắp tới.
Về vấn đề giống, Lâm Đồng sẽ kết hợp chặt chẽ với Công ty Cổ phần Him Lam trong việc cung cấp giống chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế cho các hộ nông dân, đồng thời kiểm soát chất lượng giống tại các cơ sở, đảm bảo không thiệt hại cho bà con nông dân về sau.
Quan điểm của tỉnh là nếu Him Lam khẳng định năng lực cung cấp giống thì có thể giao luôn cho Him Lam chịu trách nhiệm cung cấp giống cho toàn tỉnh Lâm Đồng, để thuận lợi cho bà con nông dân trong việc bán sản phẩm cho chính Him Lam sau này.
Cuộc họp cũng đưa ra ý kiến là trong thời gian vừa qua có nhiều thông tin chưa đúng về thực trạng và tiềm năng của cây mắc-ca, cũng như hiểu sai bản chất vấn đề, qua đó, làm người dân hoang mang, và có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế gia đình.
Vì vậy, tổ công tác dự án cần phối hợp với Công ty Him Lam chú trọng truyền thông trên các kênh chính thống để giúp người dân hiểu chính xác về tình trạng cây trồng mắc-ca hiện nay, cũng như hiểu được giá trị kinh tế mà mắc-ca đã và sẽ mang lại. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh phổ biến thông tin về giống chuẩn, hướng dẫn về quy trình và phương pháp chăm sóc mắc-ca tới người dân.
Tại cuộc họp, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Him Lam đã được bầu làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ thực hiện các chương trình phát triển cây mắc-ca tại tỉnh Lâm Đồng thuộc lĩnh vực mà Him Lam phụ trách theo sự thỏa thuận với UBND tỉnh Lâm Đồng.
Đồng thời, với tư cách Phó trưởng ban Chỉ đạo, ông Dương Công Minh cũng có nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, đề xuất về những biện pháp trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình phát triển mắc-ca tại Lâm Đồng, đặc biệt là bố trí nguồn vốn cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng mắc-ca; liên kết với nông dân, chế biến sản phẩm và quan hệ quốc tế nhằm bao tiêu sản phẩm.
“Nơi nào do dự, Him Lam sẵn sàng đầu tư”
Tại cuộc họp, đại diện Công ty Him Lam khẳng định rõ, dự án mắc-ca của Him Lam chỉ khuyến khích người dân trồng xen và trồng trên đất trồng phù hợp, không khuyến khích người dân phá vỡ cây trồng đang sinh trưởng tốt để trồng mắc-ca.
Bên cạnh đó, Him Lam cam kết tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân cũng như bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, người trồng mắc-ca sẽ được bảo hiểm 100% (công ty bảo hiểm do Him Lam làm cổ đông chủ chốt) nếu làm theo đúng dự án.
“Mục đích của Him Lam là muốn đồng hành và giúp việc làm giàu chính đáng của bà con nông dân, dựa trên cơ sở thực tế đã chứng minh. Trong mọi trường hợp rủi ro xảy ra, nhờ có bảo hiểm nên người nông dân đều không bị thiệt, nếu không may bị mất mát thì chỉ có công ty bảo hiểm và Him Lam chịu. Nhưng tôi tin chắc nông dân chỉ có lợi, khi chúng ta đã có tới 20 năm trồng thí điểm loại cây này và đã có kết quả tốt”, ông Minh nói.
“Nếu địa phương nào ở Tây Nguyên còn do dự, chưa sẵn sàng triển khai và có quỹ đất phù hợp, Him Lam sẵn sàng đầu tư trồng 10.000 ha nhằm tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân. Người nông dân là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội hiện nay, cần phải có doanh nghiệp có thực lực và có tâm đi cùng họ”, Chủ tịch Him Lam khẳng định.
Mục tiêu của Him Lam từ giờ đến cuối năm 2015 là hoàn thành việc lập hiệp hội mắc-ca Tây Nguyên, viện nghiên cứu mắc-ca, cũng như tiến hành xây dựng nhà máy chế biến mắc-ca để phục vụ mục đích phát triển mắc-ca lâu dài và bền vững.