Chủ tịch TKV “nói khó” cho ngành than trước Quốc hội
Ông Trần Xuân Hòa lo lắng việc bị thu bớt lợi nhuận, dẫn tới không đảm bảo các kế hoạch đầu tư của TKV
Đại biểu Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tranh thủ khoảng thời gian được phát biểu tại phiên thảo luận sáng 2/11 để nói về những khó khăn của ngành, trong bối cảnh cả phía Chính phủ và Quốc hội đang đặc biệt lo lắng về tình hình giảm thu ngân sách.
Đại biểu Hòa nói rằng, ông băn khoăn về dự thảo nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 trong điều 2, khoản 4 về việc cho phép Chính phủ thu cổ tức tại các doanh nghiệp nhà nước.
Theo người đứng đầu ngành than, 19 năm qua kể từ khi thành lập TKV, từ chỗ với vốn điều lệ của nhà nước giao là hơn 4000 tỷ với sản lượng ban đầu là 4 triệu tấn than, đến nay TKV đã sản xuất ra được một lượng than hơn 40 triệu tấn và nâng vốn chủ sở hữu lên gần 35.000 tỷ đồng. Ngoài ra, TKV còn hỗ trợ cho các ngành khác bằng việc bán 20 năm liền sản phẩm than dưới giá thành rất xa.
"Chúng tôi hiện nay vẫn đang hiểu rằng Chính phủ trình và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến thông qua để thu cả những phần lợi nhuận dành cho đầu tư ở các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. Bây giờ lại thu lại phần này sẽ làm cho vấn đề phát triển của các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn...", ông Hòa nói.
Vẫn theo ông Hòa, năm nay, TKV dự kiến khai thác 42 triệu tấn than, 2015 theo kế hoạch là phải đảm bảo 50 triệu, 2020 là 60 triệu và 2025 là 65 triệu tấn than. Hàng loạt dự án lớn đều đang "nhìn" hết vào nguồn than này, chẳng hạn nhà máy điện ở Nghệ An 1.200 MW, nhà máy điện ở Hải Phòng 2.400 MW, tổ hợp luyện kim sắt Thạch Khê, các dự án ở Tây Nguyên, dự án mở rộng gấp đôi lần công suất nhà máy đồng ở Lào Cai, nhà máy sản xuất Nitrat amon ở Thái Bình...
"Với những dự án như vậy thì kế hoạch Chính phủ đã phê duyệt cho chúng tôi là hàng năm tập đoàn phải đầu tư vào đó khoảng độ 36.000 - 40.000 tỷ đồng. TKV phải có vốn đối ứng, nếu chỉ 20% thôi thì đã là 8.000 tỷ đồng", ông Hòa nói.
Và nhấn mạnh: "Với dự kiến bình quân lãi suất lợi nhuận hàng năm để lại thì chưa đáp ứng được 10%, bây giờ Chính phủ lại thu lại thì tiếp theo ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các dự án đã được Chính phủ phê duyệt, thực hiện đúng tiến độ. Cho nên tôi đề nghị điểm đó không nên đưa vào trong dự thảo này hoặc có chăng nữa thì cũng phải giải thích rõ những đơn vị nào đã có kế hoạch được nhà nước giao thì không nên thu".
Trước đó, các ý kiến của Chủ tịch TKV về kế hoạch phát hành trái phiếu cũng rất đáng chú ý. Theo ông, về thẩm quyền quyết định danh mục cụ thể và mức bổ sung cho từng dự án thì không nên bó hẹp trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà nên đưa ra cuộc họp chung của toàn Quốc hội.
"Bởi vì đây là một khoản rất lớn, hơn nữa 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo rất nhiều chuyên ngành khác nhau, nên về lĩnh vực kinh tế này thì tôi nghĩ chúng ta cần phải tận dụng cả 500 bộ óc của Quốc hội, sẽ chuẩn xác hơn", ông nhấn mạnh.
Đại biểu Hòa nói rằng, ông băn khoăn về dự thảo nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 trong điều 2, khoản 4 về việc cho phép Chính phủ thu cổ tức tại các doanh nghiệp nhà nước.
Theo người đứng đầu ngành than, 19 năm qua kể từ khi thành lập TKV, từ chỗ với vốn điều lệ của nhà nước giao là hơn 4000 tỷ với sản lượng ban đầu là 4 triệu tấn than, đến nay TKV đã sản xuất ra được một lượng than hơn 40 triệu tấn và nâng vốn chủ sở hữu lên gần 35.000 tỷ đồng. Ngoài ra, TKV còn hỗ trợ cho các ngành khác bằng việc bán 20 năm liền sản phẩm than dưới giá thành rất xa.
"Chúng tôi hiện nay vẫn đang hiểu rằng Chính phủ trình và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến thông qua để thu cả những phần lợi nhuận dành cho đầu tư ở các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. Bây giờ lại thu lại phần này sẽ làm cho vấn đề phát triển của các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn...", ông Hòa nói.
Vẫn theo ông Hòa, năm nay, TKV dự kiến khai thác 42 triệu tấn than, 2015 theo kế hoạch là phải đảm bảo 50 triệu, 2020 là 60 triệu và 2025 là 65 triệu tấn than. Hàng loạt dự án lớn đều đang "nhìn" hết vào nguồn than này, chẳng hạn nhà máy điện ở Nghệ An 1.200 MW, nhà máy điện ở Hải Phòng 2.400 MW, tổ hợp luyện kim sắt Thạch Khê, các dự án ở Tây Nguyên, dự án mở rộng gấp đôi lần công suất nhà máy đồng ở Lào Cai, nhà máy sản xuất Nitrat amon ở Thái Bình...
"Với những dự án như vậy thì kế hoạch Chính phủ đã phê duyệt cho chúng tôi là hàng năm tập đoàn phải đầu tư vào đó khoảng độ 36.000 - 40.000 tỷ đồng. TKV phải có vốn đối ứng, nếu chỉ 20% thôi thì đã là 8.000 tỷ đồng", ông Hòa nói.
Và nhấn mạnh: "Với dự kiến bình quân lãi suất lợi nhuận hàng năm để lại thì chưa đáp ứng được 10%, bây giờ Chính phủ lại thu lại thì tiếp theo ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các dự án đã được Chính phủ phê duyệt, thực hiện đúng tiến độ. Cho nên tôi đề nghị điểm đó không nên đưa vào trong dự thảo này hoặc có chăng nữa thì cũng phải giải thích rõ những đơn vị nào đã có kế hoạch được nhà nước giao thì không nên thu".
Trước đó, các ý kiến của Chủ tịch TKV về kế hoạch phát hành trái phiếu cũng rất đáng chú ý. Theo ông, về thẩm quyền quyết định danh mục cụ thể và mức bổ sung cho từng dự án thì không nên bó hẹp trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà nên đưa ra cuộc họp chung của toàn Quốc hội.
"Bởi vì đây là một khoản rất lớn, hơn nữa 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo rất nhiều chuyên ngành khác nhau, nên về lĩnh vực kinh tế này thì tôi nghĩ chúng ta cần phải tận dụng cả 500 bộ óc của Quốc hội, sẽ chuẩn xác hơn", ông nhấn mạnh.