Chưa đánh thuế nhà ở: “Đã tính rất kỹ!”
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói về lý do chưa đánh thuế nhà ở tại dự luật thuế nhà, đất
Mục tiêu chính là chống đầu cơ về đất nên toàn bộ dự án luật lần này tập trung xử lý vấn đề về đất, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển trao đổi với VnEconomy bên lề phiên thảo luận về dự án Luật Thuế nhà đất của Quốc hội, chiều 25/5.
Theo Chủ nhiệm Hiển, đây cũng chính là lý do khiến cơ quan thẩm tra dự án luật thay đổi quan điểm về việc đánh thuế nhà trong quá trình hoàn thiện dự luật này.
Thưa ông, một trong những lý do quan trọng của việc đưa nhà ở ra khỏi diện chịu thuế, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội là do chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Tuy nhiên, ngay phiên thảo luận hôm này có ý kiến cho rằng “nếu chúng ta giải thích là luật này chỉ đánh thuế với những người nhiều nhà, nhiều đất và đầu cơ nhà đất thì chắc chắn là cử tri sẽ ủng hộ”?
Trước khi báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật trước Quốc hội chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghiên cứu rất kỹ và tiến hành lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân thông qua các đoàn đại biểu Quốc hội.
Qua đó đã nói rõ những mục tiêu của luật và phân tích rõ những tác động của việc thu thuế nhà, đất. Tổng hợp lại thì các đoàn đại biểu Quốc hội và nhân dân đều cho rằng trong điều kiện hiện nay thì chưa nên đánh thuế nhà. 5 lý do được nêu tại báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà tôi vừa trình bày cũng chính là được tập hợp từ ý kiến của nhân dân.
Ông có thể cho biết rõ hơn việc lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật được tổ chức như thế nào?
Trong hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì ngay sau khi kết thúc kỳ họp trước đã lấy ý kiến rộng rãi qua các cuộc tiếp xúc với cử tri với các đối tượng và tầng lớp nhân dân khác nhau. Rồi qua cả cổng thông tin điện tử nữa.
Có con số cụ thể hay thông tin định lượng nào về việc xin ý kiến này không, thưa ông?
Cái đó rất là khó vì thực ra không thể phát phiếu xin ý kiến rộng rãi mà qua tiếp xúc cử tri thôi, chỉ một bộ phận thôi chứ tiến hành trên toàn quốc thì không thể. Làm phiếu xin ý kiến giống như trưng cầu ý dân thì không phải.
Thưa ông, sau kỳ họp Quốc hội thứ sáu, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 12/2009, Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo vẫn thống nhất thu thuế nhà ở là cần thiết. Vậy tại sao đến kỳ họp này cả hai cơ quan đều có quan điểm hoàn toàn khác?
Bởi vì càng nghiên cứu kỹ thì chúng tôi càng nhận thấy đầu cơ chính là ở đất chứ giá trị xây dựng nhà ở đâu cũng là giống nhau. Ví như hai cái nhà ở Lai Châu và Hà Nội cùng diện tích, cùng thiết kế nhưng nhà ở Hà Nội bán được cao hơn chính là vì vị trí đất. Có mục tiêu chính là chống đầu cơ về đất nên toàn bộ dự án luật lần này tập trung xử lý vấn đề về đất.
Như, bổ sung quy định về mức thuế suất riêng là 0,15% đối với đất lấn chiếm. Đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức nhưng không quá 3 lần thì mức thuế suất gấp đôi đất trong hạn mức. Thuế suất với phần diện tích đất ở vượt trên ba lần hạn mức đã được điều chỉnh tăng lên 0,1%, tăng 0,01% theo dự luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp trước….
Còn vấn đề nhà thì chúng ta phải thấy là dù là nhà của nhà đầu tư hay của dân thì đã chịu thuế khác rồi. Khi mua gạch, xi măng, sắt thép… thì đã chịu thuế giá trị gia tăng hay thuế tài nguyên rồi. Nên nếu đánh nữa thì có thể xảy ra tình trạng thuế chồng lên thuế.
Thứ hai nữa là điều kiện sống của dân ta chưa cao, diện tích nhà ở bình quân đầu người chưa cao, nên cũng có thể phải kích thích đầu tư nhiều nhà, theo cơ chế thị trường. Như thế áp lực về nhà sẽ giảm đi, theo tôi đó là tư duy mới.
Điều rất mới là câu chuyện cộng dồn đất đai lại, trước đây anh nào có đất thì đánh từng miếng mà chỉ đánh thuế nông nghiệp thôi. Nhưng lần này một người mà có nhiều miếng đất thì sẽ cộng dồn lại để tính thuế, sau khi trừ hạn mức thì tính theo quy định vượt hạn mức nên buộc phải sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
* 5 lý do chưa đưa nhà ở vào diện chịu thuế
1. Qua lấy ý kiến nhân dân cho thấy, việc áp dụng thuế nhà ở tại thời điểm hiện nay chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hơn nữa, khi nền kinh tế chưa ổn định, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làm tăng thêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận người dân.
2. Một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạn chế đầu cơ nhà ở, song trên thực tế giá trị nhà ở lại gắn liền với giá trị đất và đầu cơ lại tập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phải đầu cơ giá trị xây dựng nhà trên đất. Do vậy, để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất.
3. Áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trên thực tế, ngoài nhà ở còn có nhiều loại tài sản khác có giá trị lớn, thậm chí lớn hơn giá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy, du thuyền... Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, công bằng của một sắc thuế. Mặt khác, một số nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam cũng chưa áp dụng thuế đối với nhà ở.
4. Tại thời điểm hiện nay, việc tổ chức thực thi thuế đối với nhà ở có thể gặp khó khăn do nhiều điều kiện bảo đảm thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ.
5. Dự kiến số thu từ thuế nhà ở cho ngân sách Nhà nước không lớn, trong khi đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ.
(Nguồn: Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thuế nhà đất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
Theo Chủ nhiệm Hiển, đây cũng chính là lý do khiến cơ quan thẩm tra dự án luật thay đổi quan điểm về việc đánh thuế nhà trong quá trình hoàn thiện dự luật này.
Thưa ông, một trong những lý do quan trọng của việc đưa nhà ở ra khỏi diện chịu thuế, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội là do chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Tuy nhiên, ngay phiên thảo luận hôm này có ý kiến cho rằng “nếu chúng ta giải thích là luật này chỉ đánh thuế với những người nhiều nhà, nhiều đất và đầu cơ nhà đất thì chắc chắn là cử tri sẽ ủng hộ”?
Trước khi báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật trước Quốc hội chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghiên cứu rất kỹ và tiến hành lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân thông qua các đoàn đại biểu Quốc hội.
Qua đó đã nói rõ những mục tiêu của luật và phân tích rõ những tác động của việc thu thuế nhà, đất. Tổng hợp lại thì các đoàn đại biểu Quốc hội và nhân dân đều cho rằng trong điều kiện hiện nay thì chưa nên đánh thuế nhà. 5 lý do được nêu tại báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà tôi vừa trình bày cũng chính là được tập hợp từ ý kiến của nhân dân.
Ông có thể cho biết rõ hơn việc lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật được tổ chức như thế nào?
Trong hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì ngay sau khi kết thúc kỳ họp trước đã lấy ý kiến rộng rãi qua các cuộc tiếp xúc với cử tri với các đối tượng và tầng lớp nhân dân khác nhau. Rồi qua cả cổng thông tin điện tử nữa.
Có con số cụ thể hay thông tin định lượng nào về việc xin ý kiến này không, thưa ông?
Cái đó rất là khó vì thực ra không thể phát phiếu xin ý kiến rộng rãi mà qua tiếp xúc cử tri thôi, chỉ một bộ phận thôi chứ tiến hành trên toàn quốc thì không thể. Làm phiếu xin ý kiến giống như trưng cầu ý dân thì không phải.
Thưa ông, sau kỳ họp Quốc hội thứ sáu, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 12/2009, Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo vẫn thống nhất thu thuế nhà ở là cần thiết. Vậy tại sao đến kỳ họp này cả hai cơ quan đều có quan điểm hoàn toàn khác?
Bởi vì càng nghiên cứu kỹ thì chúng tôi càng nhận thấy đầu cơ chính là ở đất chứ giá trị xây dựng nhà ở đâu cũng là giống nhau. Ví như hai cái nhà ở Lai Châu và Hà Nội cùng diện tích, cùng thiết kế nhưng nhà ở Hà Nội bán được cao hơn chính là vì vị trí đất. Có mục tiêu chính là chống đầu cơ về đất nên toàn bộ dự án luật lần này tập trung xử lý vấn đề về đất.
Như, bổ sung quy định về mức thuế suất riêng là 0,15% đối với đất lấn chiếm. Đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức nhưng không quá 3 lần thì mức thuế suất gấp đôi đất trong hạn mức. Thuế suất với phần diện tích đất ở vượt trên ba lần hạn mức đã được điều chỉnh tăng lên 0,1%, tăng 0,01% theo dự luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp trước….
Còn vấn đề nhà thì chúng ta phải thấy là dù là nhà của nhà đầu tư hay của dân thì đã chịu thuế khác rồi. Khi mua gạch, xi măng, sắt thép… thì đã chịu thuế giá trị gia tăng hay thuế tài nguyên rồi. Nên nếu đánh nữa thì có thể xảy ra tình trạng thuế chồng lên thuế.
Thứ hai nữa là điều kiện sống của dân ta chưa cao, diện tích nhà ở bình quân đầu người chưa cao, nên cũng có thể phải kích thích đầu tư nhiều nhà, theo cơ chế thị trường. Như thế áp lực về nhà sẽ giảm đi, theo tôi đó là tư duy mới.
Điều rất mới là câu chuyện cộng dồn đất đai lại, trước đây anh nào có đất thì đánh từng miếng mà chỉ đánh thuế nông nghiệp thôi. Nhưng lần này một người mà có nhiều miếng đất thì sẽ cộng dồn lại để tính thuế, sau khi trừ hạn mức thì tính theo quy định vượt hạn mức nên buộc phải sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
* 5 lý do chưa đưa nhà ở vào diện chịu thuế
1. Qua lấy ý kiến nhân dân cho thấy, việc áp dụng thuế nhà ở tại thời điểm hiện nay chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hơn nữa, khi nền kinh tế chưa ổn định, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làm tăng thêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận người dân.
2. Một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạn chế đầu cơ nhà ở, song trên thực tế giá trị nhà ở lại gắn liền với giá trị đất và đầu cơ lại tập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phải đầu cơ giá trị xây dựng nhà trên đất. Do vậy, để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất.
3. Áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trên thực tế, ngoài nhà ở còn có nhiều loại tài sản khác có giá trị lớn, thậm chí lớn hơn giá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy, du thuyền... Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, công bằng của một sắc thuế. Mặt khác, một số nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam cũng chưa áp dụng thuế đối với nhà ở.
4. Tại thời điểm hiện nay, việc tổ chức thực thi thuế đối với nhà ở có thể gặp khó khăn do nhiều điều kiện bảo đảm thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ.
5. Dự kiến số thu từ thuế nhà ở cho ngân sách Nhà nước không lớn, trong khi đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ.
(Nguồn: Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thuế nhà đất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)