Thuế nhà, đất: Phương án nào cũng khó!
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề lớn của dự Luật Thuế nhà, đất
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích vấn đề tính thuế nhà đất rất phức tạp, rất khó nên phải đưa ra nhiều phương án.
Thừa nhận là khó, nhưng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng vẫn có phương án tiệm cận sự công bằng, chính xác hơn hai phương án đã được trình Quốc hội.
Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn còn nhiều băn khoăn khi thảo luận về dự án Luật Thuế nhà đất, sáng 18/12.
Đánh thuế nhà để hạn chế đầu cơ
Được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ sáu, nhiều nội dung tại dự án Luật Thuế nhà đất chưa nhận được sự đồng thuận cao.
Nhiều ý kiến đại biểu chưa tán thành với việc đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế. Vì, nhà là tài sản gắn liền với công sức, sự tích lũy lâu dài của người dân. Việc đánh thuế nhà sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng lên thuế.
Tuy nhiên, tại cuộc họp sáng nay, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách (cơ quan thẩm tra) và cơ quan soạn thảo vẫn thống nhất thu thuế nhà là cần thiết.
Các lý do được đưa ra là thu thuế nhà sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, nhất là nhà chung cư. Mức thuế suất không cao, nên đa số người dân chưa chịu tác động của thuế. Việc áp dụng thuế đối với nhà là phù hợp với pháp luật của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…
Hơn nữa, việc áp dụng thuế đối với nhà cũng không dẫn đến tình trạng thuế chồng lên thuế vì bản chất thuế nhà, đất là thuế tài sản mang tính độc lập với các sắc thuế khác, được áp dụng đối với việc sở hữu và sử dụng tài sản, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển báo cáo.
Tuy nhiên, những lý do này chưa hoàn toàn thuyết phục được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận kiên trì quan điểm “chưa nên đánh thuế nhà”. Theo ông, việc viện dẫn kinh nghiệm quốc tế cũng cần xem lại. Vì trên thế giới, nhiều nước phát triển cũng chưa thu thuế nhà.
“Nếu định tính thuế nhà cần lấy ý kiến nhân dân trước đã, vì đây là sắc thuế liên quan đến toàn người dân, cần có thời gian chuẩn bị kỹ”, ông Thuận đề nghị.
Phương án nào cũng khó
Đồng thuận đánh thuế nhà song phương án áp dụng thuế lại là vấn đề cơ quan soạn thảo chưa thống nhất được với cơ quan thẩm tra.
Thường trực Ủy ban đề xuất áp dụng phương án chỉ áp dụng thu thuế đối với người sở hữu nhà thứ hai trở lên và với mức thuế suất 0,03%. “Đây là phương án tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, vì vậy sẽ tạo được sự ủng hộ của đại biểu và dễ thông qua luật”, Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh.
Cơ quan soạn thảo thì cho rằng không nên phụ thuộc vào việc sở hữu một nhà hay nhiều nhà mà nên dựa vào giá trị nhà. Vì thế đề xuất phương án nâng mức khởi điểm của giá trị nhà chịu thuế lên 1 tỷ đồng, thay vì 500 triệu đồng như dự thảo đã trình Quốc hội.
Tuy nhiên, phương án này, theo đánh giá của cơ quan thẩm tra, việc thẩm định nhằm xác định cụ thể giá trị nhà bằng tiền để áp thuế là khá phức tạp.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cũng “than” rằng việc tính thuế rất là khó. Nhưng tư tưởng khi xây dựng luật là mong muốn đại bộ phận người dân có 1 nhà thì không phải nộp thuế.
Tỏ rõ quan điểm nên thu thuế nhà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân thì cho rằng vẫn có thể có phương án ba, tiệm cận công bằng hơn là kết hợp cả hai phương án này. Tức là đưa ra hạn mức nhà ở theo mét vuông, sau đó kết hợp cả hạn mức và giá trị nhà.
Trưởng ban dân nguyện Trần Thế Vượng vẫn băn khoăn, nếu nói thu thuế nhà khó cũng phải làm nhưng làm không nổi thì làm thế nào. “Chỉ gánh được 50 ký mà cứ giao cho 1 tạ thì chịu thôi”, ông ví von.
Liên quan đến đề nghị xin ý kiến của nhân dân của chủ nhiệm Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên yêu cầu mở rộng đối tượng xin ý kiến cho dự thảo luật. Theo Phó chủ tịch phải coi trọng sự ổn định lòng dân chứ không thể chỉ nghiêng về thu thuế.
Thừa nhận là khó, nhưng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng vẫn có phương án tiệm cận sự công bằng, chính xác hơn hai phương án đã được trình Quốc hội.
Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn còn nhiều băn khoăn khi thảo luận về dự án Luật Thuế nhà đất, sáng 18/12.
Đánh thuế nhà để hạn chế đầu cơ
Được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ sáu, nhiều nội dung tại dự án Luật Thuế nhà đất chưa nhận được sự đồng thuận cao.
Nhiều ý kiến đại biểu chưa tán thành với việc đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế. Vì, nhà là tài sản gắn liền với công sức, sự tích lũy lâu dài của người dân. Việc đánh thuế nhà sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng lên thuế.
Tuy nhiên, tại cuộc họp sáng nay, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách (cơ quan thẩm tra) và cơ quan soạn thảo vẫn thống nhất thu thuế nhà là cần thiết.
Các lý do được đưa ra là thu thuế nhà sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, nhất là nhà chung cư. Mức thuế suất không cao, nên đa số người dân chưa chịu tác động của thuế. Việc áp dụng thuế đối với nhà là phù hợp với pháp luật của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…
Hơn nữa, việc áp dụng thuế đối với nhà cũng không dẫn đến tình trạng thuế chồng lên thuế vì bản chất thuế nhà, đất là thuế tài sản mang tính độc lập với các sắc thuế khác, được áp dụng đối với việc sở hữu và sử dụng tài sản, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển báo cáo.
Tuy nhiên, những lý do này chưa hoàn toàn thuyết phục được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận kiên trì quan điểm “chưa nên đánh thuế nhà”. Theo ông, việc viện dẫn kinh nghiệm quốc tế cũng cần xem lại. Vì trên thế giới, nhiều nước phát triển cũng chưa thu thuế nhà.
“Nếu định tính thuế nhà cần lấy ý kiến nhân dân trước đã, vì đây là sắc thuế liên quan đến toàn người dân, cần có thời gian chuẩn bị kỹ”, ông Thuận đề nghị.
Phương án nào cũng khó
Đồng thuận đánh thuế nhà song phương án áp dụng thuế lại là vấn đề cơ quan soạn thảo chưa thống nhất được với cơ quan thẩm tra.
Thường trực Ủy ban đề xuất áp dụng phương án chỉ áp dụng thu thuế đối với người sở hữu nhà thứ hai trở lên và với mức thuế suất 0,03%. “Đây là phương án tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, vì vậy sẽ tạo được sự ủng hộ của đại biểu và dễ thông qua luật”, Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh.
Cơ quan soạn thảo thì cho rằng không nên phụ thuộc vào việc sở hữu một nhà hay nhiều nhà mà nên dựa vào giá trị nhà. Vì thế đề xuất phương án nâng mức khởi điểm của giá trị nhà chịu thuế lên 1 tỷ đồng, thay vì 500 triệu đồng như dự thảo đã trình Quốc hội.
Tuy nhiên, phương án này, theo đánh giá của cơ quan thẩm tra, việc thẩm định nhằm xác định cụ thể giá trị nhà bằng tiền để áp thuế là khá phức tạp.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cũng “than” rằng việc tính thuế rất là khó. Nhưng tư tưởng khi xây dựng luật là mong muốn đại bộ phận người dân có 1 nhà thì không phải nộp thuế.
Tỏ rõ quan điểm nên thu thuế nhà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân thì cho rằng vẫn có thể có phương án ba, tiệm cận công bằng hơn là kết hợp cả hai phương án này. Tức là đưa ra hạn mức nhà ở theo mét vuông, sau đó kết hợp cả hạn mức và giá trị nhà.
Trưởng ban dân nguyện Trần Thế Vượng vẫn băn khoăn, nếu nói thu thuế nhà khó cũng phải làm nhưng làm không nổi thì làm thế nào. “Chỉ gánh được 50 ký mà cứ giao cho 1 tạ thì chịu thôi”, ông ví von.
Liên quan đến đề nghị xin ý kiến của nhân dân của chủ nhiệm Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên yêu cầu mở rộng đối tượng xin ý kiến cho dự thảo luật. Theo Phó chủ tịch phải coi trọng sự ổn định lòng dân chứ không thể chỉ nghiêng về thu thuế.