Chưa luật hóa Mặt trận giám sát Đảng
Quốc hội đã thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) với đa số phiếu thuận
Vừa được Quốc hội thông qua chiều 9/6, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016.
Một trong các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong các phiên thảo luận là có nên quy định cụ thể trong Luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên hay không.
Tại phiên thảo luận toàn thể ở kỳ họp này, một số vị đại biểu cho rằng, về mặt lý luận thì Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận, nhưng cũng là thành viên của Mặt trận thì phải chịu sự giám sát của Mặt trận và đây là điều bình thường.
Trước khi các vị đại biểu bấm nút, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình, việc Mặt trận góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo đường lối chính sách của Đảng là một chủ trương lớn của Đảng nhằm bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia góp ý của Nhân dân, đã và đang được thực hiện bình thường, ổn định trong thời gian qua theo quy định của Đảng.
Tuy nhiên, do đây là những nội dung mới được triển khai thực hiện theo Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cho nên cần có thêm thời gian để tổng kết thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục, phương thức thực hiện rồi mới thể chế hoá trong luật.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội “xin phép Quốc hội chưa nên luật hóa nội dung này trong luật”.
Với các vấn đề khác liên quan đến giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng xác định tính chất giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận là “mang tính xã hội đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân”.
Đây chính là đặc thù trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận để phân biệt với hoạt động giám sát, phản biện của cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Với luật này, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản là phải trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình, báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, báo cáo giải trình, tiếp thu nêu rõ.
Một trong các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong các phiên thảo luận là có nên quy định cụ thể trong Luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên hay không.
Tại phiên thảo luận toàn thể ở kỳ họp này, một số vị đại biểu cho rằng, về mặt lý luận thì Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận, nhưng cũng là thành viên của Mặt trận thì phải chịu sự giám sát của Mặt trận và đây là điều bình thường.
Trước khi các vị đại biểu bấm nút, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình, việc Mặt trận góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo đường lối chính sách của Đảng là một chủ trương lớn của Đảng nhằm bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia góp ý của Nhân dân, đã và đang được thực hiện bình thường, ổn định trong thời gian qua theo quy định của Đảng.
Tuy nhiên, do đây là những nội dung mới được triển khai thực hiện theo Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cho nên cần có thêm thời gian để tổng kết thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục, phương thức thực hiện rồi mới thể chế hoá trong luật.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội “xin phép Quốc hội chưa nên luật hóa nội dung này trong luật”.
Với các vấn đề khác liên quan đến giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng xác định tính chất giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận là “mang tính xã hội đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân”.
Đây chính là đặc thù trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận để phân biệt với hoạt động giám sát, phản biện của cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Với luật này, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản là phải trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình, báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, báo cáo giải trình, tiếp thu nêu rõ.