Mặt trận giám sát Đảng: Cần kiểm nghiệm trước khi luật hóa
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi)
Chiều 9/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này vẫn tiếp tục đề cập quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát Đảng – vấn đề từng được đặt ra tại phiên thảo luận trước của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vẫn có hai loại ý kiến về quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Đảng và việc Mặt trận góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải quy định vấn đề này trong dự thảo Luật. Bởi vì, Cương lĩnh của Đảng đã xác định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm “tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước” và Đảng, Nhà nước phải “có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”.
Cụ thể hóa Cương lĩnh, ngày 12/12/2013 Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
Các văn bản này đang được các cơ quan trong hệ thống Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân triển khai thực hiện từ Trung ương tới cơ sở. Thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp cũng quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm “tham gia xây dựng Đảng”, mặt khác việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát Đảng là cụ thể hóa một bước cơ chế Đảng “chịu sự giám sát của Nhân dân” được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp, báo cáo giải trình nêu rõ.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cũng cho biết, lập luận của loại ý kiến tán thành việc dự thảo luật không quy định vấn đề nêu trên là vì không phù hợp với nguyên tắc Đảng “lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” được quy định tại diều 4 của dự thảo luật, mặt khác vấn đề này đã được quy định trong các văn bản của Đảng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của nhân dân đối với hoạt động của Đảng.
Vấn đề này đã và đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và cũng cần có thời gian để kiểm nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, tổng kết việc thực hiện mới thể chế hóa bằng pháp luật, báo cáo nêu rõ.
Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Tại phiên thảo luận trước, ông Nhân cho rằng không nên quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên, vì chưa có cơ sở để thực hiện.
Bên cạnh vấn đề nêu trên, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng là vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, quy định về phản biện xã hội chưa rõ, còn chung chung, phạm vi, đối tượng phản biện quá hẹp, chỉ phản biện dự thảo văn bản, không phản biện những chủ trương, chính sách hiện hành là không đầy đủ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, dự thảo luật đã quy định đối tượng phản biện xã hội là dự thảo chính sách, pháp luật của Nhà nước, còn đối tượng của giám sát là chính sách, pháp luật hiện hành. Như vậy, đối tượng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đã bao quát hết chính sách, pháp luật của Nhà nước đang ở trong giai đoạn dự thảo, cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện.
Quy định như vậy là phù hợp với vị trí, vai trò cũng như thực tiễn hoạt động của Mặt trận trong thời gian qua, báo cáo giải trình nêu rõ.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào cuối tháng 5 tới đây
Dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này vẫn tiếp tục đề cập quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát Đảng – vấn đề từng được đặt ra tại phiên thảo luận trước của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vẫn có hai loại ý kiến về quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Đảng và việc Mặt trận góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải quy định vấn đề này trong dự thảo Luật. Bởi vì, Cương lĩnh của Đảng đã xác định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm “tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước” và Đảng, Nhà nước phải “có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”.
Cụ thể hóa Cương lĩnh, ngày 12/12/2013 Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
Các văn bản này đang được các cơ quan trong hệ thống Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân triển khai thực hiện từ Trung ương tới cơ sở. Thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp cũng quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm “tham gia xây dựng Đảng”, mặt khác việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát Đảng là cụ thể hóa một bước cơ chế Đảng “chịu sự giám sát của Nhân dân” được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp, báo cáo giải trình nêu rõ.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cũng cho biết, lập luận của loại ý kiến tán thành việc dự thảo luật không quy định vấn đề nêu trên là vì không phù hợp với nguyên tắc Đảng “lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” được quy định tại diều 4 của dự thảo luật, mặt khác vấn đề này đã được quy định trong các văn bản của Đảng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của nhân dân đối với hoạt động của Đảng.
Vấn đề này đã và đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và cũng cần có thời gian để kiểm nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, tổng kết việc thực hiện mới thể chế hóa bằng pháp luật, báo cáo nêu rõ.
Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Tại phiên thảo luận trước, ông Nhân cho rằng không nên quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên, vì chưa có cơ sở để thực hiện.
Bên cạnh vấn đề nêu trên, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng là vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, quy định về phản biện xã hội chưa rõ, còn chung chung, phạm vi, đối tượng phản biện quá hẹp, chỉ phản biện dự thảo văn bản, không phản biện những chủ trương, chính sách hiện hành là không đầy đủ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, dự thảo luật đã quy định đối tượng phản biện xã hội là dự thảo chính sách, pháp luật của Nhà nước, còn đối tượng của giám sát là chính sách, pháp luật hiện hành. Như vậy, đối tượng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đã bao quát hết chính sách, pháp luật của Nhà nước đang ở trong giai đoạn dự thảo, cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện.
Quy định như vậy là phù hợp với vị trí, vai trò cũng như thực tiễn hoạt động của Mặt trận trong thời gian qua, báo cáo giải trình nêu rõ.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào cuối tháng 5 tới đây