Chưa nhất trí phương án thu phí thẻ ATM
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa nhất trí phương án đề xuất thu phí của Hội Thẻ ngân hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa nhất trí phương án đề xuất thu phí của Hội Thẻ ngân hàng.
Đây là nội dung chính trong văn bản số 10447/NHNN-TT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, gửi Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam về vấn đề thu phí thẻ ATM.
Văn bản trên nêu rõ: “Vừa qua Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam tiếp tục đặt ra phương án triển khai áp dụng việc thu phí giao dịch thẻ rút tiền tự động (ATM) từ ngày 1/12/2008. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện triển khai thực hiện về cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ hiện nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa nhất trí phương án đề xuất thu phí của Hội Thẻ”.
Tinh thần văn bản này đặt ra khả năng việc thu phí giao dịch đối với thẻ ATM sẽ bị hoãn thêm một lần nữa. Cách đây gần nửa năm, Hội Thẻ cũng lên kế hoạch thu loại phí này từ 1/7/2008, song đã hoãn lại trước sức ép của dư luận và không nhận được sự đồng tình của Ngân hàng Nhà nước.
Vào ngày 21/11 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp bàn với các đầu mối liên quan, sau đó có ý kiến rằng: “Các ngân hàng thương mại cần cân nhắc kỹ, chuẩn bị đầy đủ điều kiện và công bố công khai lộ trình thực hiện việc thu phí giao dịch thẻ ATM cho các đối tượng khách hàng. Đồng thời, cần rà soát lại các quy định của mình, đảm bảo hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng; duy trì hệ thống vận hành thông suốt, giải quyết kịp thời thắc mắc và khiếu nại của khách hàng”.
Và theo văn bản nói trên, điều kiện triển khai về cơ sở hạ tầng và chất lượng hạ tầng vẫn chưa đủ để thực hiện thu phí; mặc dù Ngân hàng Nhà nước khẳng định rằng việc thu phí của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng là cần thiết, nhằm tiếp tục phát triển mạng lưới ATM, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và bù đắp những chi phí đã bỏ ra.
Về phía các ngân hàng, theo bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, để triển khai hệ thống ATM phục vụ khách hàng, các ngân hàng phải đầu tư nhiều khoản tiền lớn. Tính riêng chi phí mua máy ATM, với mức giá trung bình 500 - 600 triệu đồng/máy thì số tiền các ngân hàng đầu tư cho trên 6.000 máy ATM hiện tại lên tới 3.000 - 3.600 tỷ đồng; chi phí cho lượng tiền nạp sẵn trong máy ATM (mỗi máy được nạp trung bình 1 tỷ đồng, tổng số tiền của các ngân hàng nằm thường xuyên tại mạng lưới ATM lên đến khoảng 6.000 tỷ đồng).
Theo thống kê của các ngân hàng, tổng số tiền các ngân hàng phải nạp vào ATM phục vụ cho nhu cầu của người dân lên đến gần 30.000 tỷ đồng mỗi tháng.
Cũng theo bà Hà, việc tiếp quỹ cho ATM được thực hiện hàng ngày, có những điểm giao dịch nhiều phải tiếp quỹ đến 3-4 lần/ngày. Theo đó, các ngân hàng phải bố trí nhiều đội tiếp quỹ thường xuyên, mỗi đội gồm 3 - 4 người. Như vậy, số lượng nhân sự huy động của các ngân hàng để phục vụ cho hoạt động tiếp quỹ lên đến hàng nghìn người, mỗi ngân hàng lớn có từ 200 - 300 người; chi phí cho số nhân công này lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi tháng. Và riêng phí bảo dưỡng/bảo trì ATM, các ngân hàng phải chi phí khoảng 420 tỷ đồng/năm cho số lượng ATM đang hoạt động…
Về phía dư luận, yêu cầu chung được đề cập đến trước kế hoạch thu phí của các ngân hàng là phải công bằng; ngân hàng có thể thu phí với mức hợp lý, đổi lại phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, thay vì có nhiều trục trặc trong giao dịch như thời gian qua.
Đến nay, đã có 39 tổ chức phát hành thẻ với mạng lưới khoảng 6.200 máy ATM, trên 22.000 điểm chấp nhận thẻ và đã phát hành được trên 12 triệu thẻ.
Đây là nội dung chính trong văn bản số 10447/NHNN-TT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, gửi Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam về vấn đề thu phí thẻ ATM.
Văn bản trên nêu rõ: “Vừa qua Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam tiếp tục đặt ra phương án triển khai áp dụng việc thu phí giao dịch thẻ rút tiền tự động (ATM) từ ngày 1/12/2008. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện triển khai thực hiện về cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ hiện nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa nhất trí phương án đề xuất thu phí của Hội Thẻ”.
Tinh thần văn bản này đặt ra khả năng việc thu phí giao dịch đối với thẻ ATM sẽ bị hoãn thêm một lần nữa. Cách đây gần nửa năm, Hội Thẻ cũng lên kế hoạch thu loại phí này từ 1/7/2008, song đã hoãn lại trước sức ép của dư luận và không nhận được sự đồng tình của Ngân hàng Nhà nước.
Vào ngày 21/11 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp bàn với các đầu mối liên quan, sau đó có ý kiến rằng: “Các ngân hàng thương mại cần cân nhắc kỹ, chuẩn bị đầy đủ điều kiện và công bố công khai lộ trình thực hiện việc thu phí giao dịch thẻ ATM cho các đối tượng khách hàng. Đồng thời, cần rà soát lại các quy định của mình, đảm bảo hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng; duy trì hệ thống vận hành thông suốt, giải quyết kịp thời thắc mắc và khiếu nại của khách hàng”.
Và theo văn bản nói trên, điều kiện triển khai về cơ sở hạ tầng và chất lượng hạ tầng vẫn chưa đủ để thực hiện thu phí; mặc dù Ngân hàng Nhà nước khẳng định rằng việc thu phí của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng là cần thiết, nhằm tiếp tục phát triển mạng lưới ATM, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và bù đắp những chi phí đã bỏ ra.
Về phía các ngân hàng, theo bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, để triển khai hệ thống ATM phục vụ khách hàng, các ngân hàng phải đầu tư nhiều khoản tiền lớn. Tính riêng chi phí mua máy ATM, với mức giá trung bình 500 - 600 triệu đồng/máy thì số tiền các ngân hàng đầu tư cho trên 6.000 máy ATM hiện tại lên tới 3.000 - 3.600 tỷ đồng; chi phí cho lượng tiền nạp sẵn trong máy ATM (mỗi máy được nạp trung bình 1 tỷ đồng, tổng số tiền của các ngân hàng nằm thường xuyên tại mạng lưới ATM lên đến khoảng 6.000 tỷ đồng).
Theo thống kê của các ngân hàng, tổng số tiền các ngân hàng phải nạp vào ATM phục vụ cho nhu cầu của người dân lên đến gần 30.000 tỷ đồng mỗi tháng.
Cũng theo bà Hà, việc tiếp quỹ cho ATM được thực hiện hàng ngày, có những điểm giao dịch nhiều phải tiếp quỹ đến 3-4 lần/ngày. Theo đó, các ngân hàng phải bố trí nhiều đội tiếp quỹ thường xuyên, mỗi đội gồm 3 - 4 người. Như vậy, số lượng nhân sự huy động của các ngân hàng để phục vụ cho hoạt động tiếp quỹ lên đến hàng nghìn người, mỗi ngân hàng lớn có từ 200 - 300 người; chi phí cho số nhân công này lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi tháng. Và riêng phí bảo dưỡng/bảo trì ATM, các ngân hàng phải chi phí khoảng 420 tỷ đồng/năm cho số lượng ATM đang hoạt động…
Về phía dư luận, yêu cầu chung được đề cập đến trước kế hoạch thu phí của các ngân hàng là phải công bằng; ngân hàng có thể thu phí với mức hợp lý, đổi lại phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, thay vì có nhiều trục trặc trong giao dịch như thời gian qua.
Đến nay, đã có 39 tổ chức phát hành thẻ với mạng lưới khoảng 6.200 máy ATM, trên 22.000 điểm chấp nhận thẻ và đã phát hành được trên 12 triệu thẻ.