Dùng thẻ chịu phí ra sao?
Dự kiến từ 1/1/2009, các ngân hàng phát hành thẻ sẽ thu phí nếu khách hàng rút tiền mặt, truy vấn số dư... trên máy ATM
Dự kiến từ 1/1/2009, các ngân hàng phát hành thẻ sẽ thu phí nếu khách hàng rút tiền mặt, truy vấn số dư, in sao kê, chuyển khoản trên máy ATM. Nhưng câu chuyện về thẻ, phí trên thẻ khá rối rắm.
Báo giới đã trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Giám đốc Trung tâm Thẻ Vietcombank. Bà Hằng nói:
- Trên thị trường có hai loại thẻ chính. Với thẻ ghi nợ (còn gọi là debit) là thẻ phải có tiền trong tài khoản và khi mua sắm, rút tiền, thanh toán sẽ trừ dần vào tài khoản. Thẻ ghi nợ cũng có hai loại, thẻ quốc tế và nội địa.
Hiện phần lớn người lao động, viên chức, sinh viên, người hưu trí… đang sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, thường gọi là thẻ ATM. Thẻ này chủ yếu dùng để rút tiền, chuyển khoản, thanh toán trên máy ATM.
Còn thẻ tín dụng (credit) thì chủ thẻ không cần phải có sẵn tiền, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn mức để sử dụng nên còn gọi là thẻ “xài trước trả sau”.
Trường hợp đã xài, sau một thời hạn nhất định mà chủ thẻ không nộp tiền vào thì ngân hàng sẽ tính lãi. Phần lớn chủ thẻ tín dụng là người có thu nhập khá, doanh nhân… hay phải đi công tác nước ngoài, có nhu cầu thanh toán quốc tế.
Các trường hợp này thường sử dụng các loại thẻ quốc tế như Visa, Master, American Express, MTV… sẵn sàng trả phí cao để thuận tiện trong giao dịch.
Hội thẻ đặt vấn đề thu phí giao dịch ATM trong thời gian tới đây là với loại thẻ nào?
Đó là thẻ ghi nợ nội địa (debit). Từ trước đến nay, hầu hết ngân hàng chưa thu phí khi chủ thẻ thực hiện giao dịch trên máy ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ (còn gọi là giao dịch nội mạng).
Với các giao dịch ngoại mạng - thẻ do ngân hàng này phát hành nhưng chủ thẻ rút tiền từ ATM của ngân hàng khác - thì một số ngân hàng đã thu phí. Lý do là khi rút tiền ngoại mạng có liên quan đến ba đơn vị là ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng có máy ATM đã chi tiền cho chủ thẻ và đơn vị chuyển mạch để giúp thực hiện kết nối giao dịch giữa hai ngân hàng.
Với các loại thẻ quốc tế, nhất là thẻ tín dụng thì các ngân hàng đã thu phí từ nhiều năm qua.
Thực tế đến nay chủ thẻ ATM đang phải chịu những loại phí gì?
Đến nay các ngân hàng chỉ mới thu phí phát hành thẻ, phí thường niên và phí đối với các giao dịch mang lại tiện ích cao cho chủ thẻ. Ngân hàng chưa thu phí giao dịch rút tiền, chuyển khoản… trong nội mạng. Một số ngân hàng còn miễn phí cả với giao dịch ngoại mạng trong cùng hệ thống.
Trong khi mỗi giao dịch ngoại mạng, ngân hàng phát hành thẻ đều phải trả phí cho ngân hàng đã chi tiền cho chủ thẻ. Chẳng hạn chủ thẻ Vietcombank rút tiền tại máy ATM của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) thì Vietcombank phải trả 3.300 đồng/giao dịch cho tổ chức chuyển mạch để nơi này chi lại 2.200 đồng cho ngân hàng đã chi tiền và trả 1.650 đồng nếu khách truy vấn số dư hoặc in sao kê.
Trong khi đó có những ngân hàng áp dụng mức thu đối với giao dịch ngoại mạng từ 4.000-5.000 đồng/giao dịch.
Đối với chủ thẻ quốc tế, nếu rút tiền từ máy ATM thì phải chịu phí rất cao, tối thiểu có thể lên đến 50.000-60.000 đồng/giao dịch, chưa kể phí do ngân hàng chi tiền thu, thông thường là 20.000 đồng/giao dịch.
Vì sao thẻ quốc tế chịu phí cao như thế, thưa bà?
Thẻ quốc tế có thể sử dụng để thanh toán khắp nơi trên thế giới, trong trường hợp cần thiết có thể rút tiền mặt để chi xài. Tại Việt Nam, thẻ quốc tế có hai dòng ghi nợ và tín dụng, mang nhiều thương hiệu khác nhau như Visa, Master, American Express…
Vì là thẻ quốc tế nên người dùng thẻ này phải chịu những ràng buộc mang tính quốc tế. Dù chủ thẻ rút tiền tại Việt Nam hay bất kỳ nước nào cũng phải chịu phí rất cao từ ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán vì trên thế giới không khuyến khích giao dịch tiền mặt.
Nếu khách hàng dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa - dịch vụ thì không tốn phí. Nhưng nếu dùng thẻ để rút tiền thì phí rất cao. Đó là quy định chung. Mức phí này thường được ghi trong hợp đồng mở tài khoản hoặc được thông báo trên máy.
Ánh Hồng (Tuổi Trẻ)
Báo giới đã trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Giám đốc Trung tâm Thẻ Vietcombank. Bà Hằng nói:
- Trên thị trường có hai loại thẻ chính. Với thẻ ghi nợ (còn gọi là debit) là thẻ phải có tiền trong tài khoản và khi mua sắm, rút tiền, thanh toán sẽ trừ dần vào tài khoản. Thẻ ghi nợ cũng có hai loại, thẻ quốc tế và nội địa.
Hiện phần lớn người lao động, viên chức, sinh viên, người hưu trí… đang sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, thường gọi là thẻ ATM. Thẻ này chủ yếu dùng để rút tiền, chuyển khoản, thanh toán trên máy ATM.
Còn thẻ tín dụng (credit) thì chủ thẻ không cần phải có sẵn tiền, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn mức để sử dụng nên còn gọi là thẻ “xài trước trả sau”.
Trường hợp đã xài, sau một thời hạn nhất định mà chủ thẻ không nộp tiền vào thì ngân hàng sẽ tính lãi. Phần lớn chủ thẻ tín dụng là người có thu nhập khá, doanh nhân… hay phải đi công tác nước ngoài, có nhu cầu thanh toán quốc tế.
Các trường hợp này thường sử dụng các loại thẻ quốc tế như Visa, Master, American Express, MTV… sẵn sàng trả phí cao để thuận tiện trong giao dịch.
Hội thẻ đặt vấn đề thu phí giao dịch ATM trong thời gian tới đây là với loại thẻ nào?
Đó là thẻ ghi nợ nội địa (debit). Từ trước đến nay, hầu hết ngân hàng chưa thu phí khi chủ thẻ thực hiện giao dịch trên máy ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ (còn gọi là giao dịch nội mạng).
Với các giao dịch ngoại mạng - thẻ do ngân hàng này phát hành nhưng chủ thẻ rút tiền từ ATM của ngân hàng khác - thì một số ngân hàng đã thu phí. Lý do là khi rút tiền ngoại mạng có liên quan đến ba đơn vị là ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng có máy ATM đã chi tiền cho chủ thẻ và đơn vị chuyển mạch để giúp thực hiện kết nối giao dịch giữa hai ngân hàng.
Với các loại thẻ quốc tế, nhất là thẻ tín dụng thì các ngân hàng đã thu phí từ nhiều năm qua.
Thực tế đến nay chủ thẻ ATM đang phải chịu những loại phí gì?
Đến nay các ngân hàng chỉ mới thu phí phát hành thẻ, phí thường niên và phí đối với các giao dịch mang lại tiện ích cao cho chủ thẻ. Ngân hàng chưa thu phí giao dịch rút tiền, chuyển khoản… trong nội mạng. Một số ngân hàng còn miễn phí cả với giao dịch ngoại mạng trong cùng hệ thống.
Trong khi mỗi giao dịch ngoại mạng, ngân hàng phát hành thẻ đều phải trả phí cho ngân hàng đã chi tiền cho chủ thẻ. Chẳng hạn chủ thẻ Vietcombank rút tiền tại máy ATM của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) thì Vietcombank phải trả 3.300 đồng/giao dịch cho tổ chức chuyển mạch để nơi này chi lại 2.200 đồng cho ngân hàng đã chi tiền và trả 1.650 đồng nếu khách truy vấn số dư hoặc in sao kê.
Trong khi đó có những ngân hàng áp dụng mức thu đối với giao dịch ngoại mạng từ 4.000-5.000 đồng/giao dịch.
Đối với chủ thẻ quốc tế, nếu rút tiền từ máy ATM thì phải chịu phí rất cao, tối thiểu có thể lên đến 50.000-60.000 đồng/giao dịch, chưa kể phí do ngân hàng chi tiền thu, thông thường là 20.000 đồng/giao dịch.
Vì sao thẻ quốc tế chịu phí cao như thế, thưa bà?
Thẻ quốc tế có thể sử dụng để thanh toán khắp nơi trên thế giới, trong trường hợp cần thiết có thể rút tiền mặt để chi xài. Tại Việt Nam, thẻ quốc tế có hai dòng ghi nợ và tín dụng, mang nhiều thương hiệu khác nhau như Visa, Master, American Express…
Vì là thẻ quốc tế nên người dùng thẻ này phải chịu những ràng buộc mang tính quốc tế. Dù chủ thẻ rút tiền tại Việt Nam hay bất kỳ nước nào cũng phải chịu phí rất cao từ ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán vì trên thế giới không khuyến khích giao dịch tiền mặt.
Nếu khách hàng dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa - dịch vụ thì không tốn phí. Nhưng nếu dùng thẻ để rút tiền thì phí rất cao. Đó là quy định chung. Mức phí này thường được ghi trong hợp đồng mở tài khoản hoặc được thông báo trên máy.
Ánh Hồng (Tuổi Trẻ)