Chuẩn bị truy tố vụ thao túng giá liên quan đến DVD
Vụ làm giá cổ phiếu DHT của cựu lãnh đạo DVD đã kết thúc giai đoạn điều tra và chuyển hồ sơ sang tòa án để truy tố
Sáng nay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thông báo chấm dứt phong tỏa các tài khoản của 2 tổ chức và 14 cá nhân liên quan đến vụ án thao túng giá chứng khoán của ông Lê Văn Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc DVD.
Công văn số 1329/ANĐT của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết hiện vụ án “Lê Văn Dũng cùng đồng bọn thao túng giá chứng khoán” đã kết thúc giai đoạn điều tra, chuyển hồ sơ đến tòa án để truy tố trước pháp luật.
Theo đề nghị của cơ quan an ninh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn yêu cầu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và 4 công ty chứng khoán (SBS, SHS, SSI, BVS) giải tỏa việc phong tỏa các tài khoản của ông Lê Văn Dũng, Công ty Đầu tư y tế Medi, Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Kỹ thuật Hoàn Thiện và 13 người có liên quan.
Việc phong tỏa này được tiến hành từ ngày 2/10/2010 khi cơ quan an ninh khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Văn Dũng về “tội thao túng giá chứng khoán” theo Điều 181c-Bộ luật Hình sự.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan an ninh, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo, Lê Văn Dũng cùng một số người khác đã lập nhiều tài khoản, thông đồng thực hiện việc mua, bán cổ phiếu DHT tạo ra cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu DHT.
Ngoài ra, Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên điều hành nhưng thực chất việc kinh doanh do Lê Văn Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD; cung cấp một số thông tin không đúng thực tế, như về các hợp đồng có giá trị lớn, doanh thu của DVD... nhằm chào bán cổ phiếu của DVD ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu DVD.
Như vậy thông tin liên quan đến cá nhân ông Lê Văn Dũng trong vụ án làm giá cổ phiếu DHT khá rõ ràng. Tuy nhiên, điều mà thị trường chờ đợi là những thông tin liên quan đến tổ chức, mà cụ thể là doanh nghiệp Dược Viễn Đông (DVD), cũng cần được công bố kịp thời như với trường hợp cá nhân trong việc thao túng giá.
Từ trường hợp ngân hàng ANZ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD và tòa án đã thụ lý, cho phép mở thủ tục nhưng cơ quan quản lý thị trường chứng khoán không hề hay biết, rõ ràng đã có kẽ hở trong việc phối hợp công bố thông tin ra thị trường. Việc công bố thông tin nói trên thuộc về trách nhiệm của DVD nhưng cả cơ quan quản lý lẫn nhà đầu tư buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào tinh thần tự giác chấp hành của một doanh nghiệp “bê bết” trong kinh doanh, quản trị quá kém, thay đổi người điều hành liên tục. Trong điều kiện đó, việc phạt nặng cá nhân chịu trách nhiệm cũng không bù đắp nổi rủi ro mà cổ đông phải gánh chịu.
Theo bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy định hiện tại không có điều khoản nào yêu cầu tòa án phải thông báo cho cơ quan quản lý thị trường chứng khoán: “Các bên liên quan có bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay không thì có lẽ tòa án không nhận thấy như vậy. Tòa có thể nghĩ các bên liên quan chỉ là ANZ và DVD thôi chứ không nghĩ Ủy ban thuộc đối tượng có liên quan”.
Chính kẽ hở này khiến vụ việc xảy ra vài tháng cơ quan quản lý và thị trường mới được biết. Nếu không nhờ văn bản thông báo “quá trách nhiệm” của ANZ, có lẽ chính cơ quan quản lý cũng không được biết. Như vậy các vụ việc tương tự DVD nếu lặp lại, cần có một cơ chế phối hợp thông tin kịp thời để cơ quan quản lý và thị trường nắm bắt một cách chủ động, thay vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán cho biết trước mắt sẽ có công văn gửi Tòa án Nhân dân Tp.HCM, nói rõ tầm quan trọng của vụ việc này để tòa án có thông tin kịp thời trong quá trình xử lý. Ngoài ra, có thể Ủy ban sẽ kiến nghị Bộ Tư pháp có cơ chế phối hợp thông tin đối với các trường hợp trong tương lai.
Công văn số 1329/ANĐT của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết hiện vụ án “Lê Văn Dũng cùng đồng bọn thao túng giá chứng khoán” đã kết thúc giai đoạn điều tra, chuyển hồ sơ đến tòa án để truy tố trước pháp luật.
Theo đề nghị của cơ quan an ninh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn yêu cầu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và 4 công ty chứng khoán (SBS, SHS, SSI, BVS) giải tỏa việc phong tỏa các tài khoản của ông Lê Văn Dũng, Công ty Đầu tư y tế Medi, Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Kỹ thuật Hoàn Thiện và 13 người có liên quan.
Việc phong tỏa này được tiến hành từ ngày 2/10/2010 khi cơ quan an ninh khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Văn Dũng về “tội thao túng giá chứng khoán” theo Điều 181c-Bộ luật Hình sự.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan an ninh, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo, Lê Văn Dũng cùng một số người khác đã lập nhiều tài khoản, thông đồng thực hiện việc mua, bán cổ phiếu DHT tạo ra cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu DHT.
Ngoài ra, Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên điều hành nhưng thực chất việc kinh doanh do Lê Văn Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD; cung cấp một số thông tin không đúng thực tế, như về các hợp đồng có giá trị lớn, doanh thu của DVD... nhằm chào bán cổ phiếu của DVD ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu DVD.
Như vậy thông tin liên quan đến cá nhân ông Lê Văn Dũng trong vụ án làm giá cổ phiếu DHT khá rõ ràng. Tuy nhiên, điều mà thị trường chờ đợi là những thông tin liên quan đến tổ chức, mà cụ thể là doanh nghiệp Dược Viễn Đông (DVD), cũng cần được công bố kịp thời như với trường hợp cá nhân trong việc thao túng giá.
Từ trường hợp ngân hàng ANZ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD và tòa án đã thụ lý, cho phép mở thủ tục nhưng cơ quan quản lý thị trường chứng khoán không hề hay biết, rõ ràng đã có kẽ hở trong việc phối hợp công bố thông tin ra thị trường. Việc công bố thông tin nói trên thuộc về trách nhiệm của DVD nhưng cả cơ quan quản lý lẫn nhà đầu tư buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào tinh thần tự giác chấp hành của một doanh nghiệp “bê bết” trong kinh doanh, quản trị quá kém, thay đổi người điều hành liên tục. Trong điều kiện đó, việc phạt nặng cá nhân chịu trách nhiệm cũng không bù đắp nổi rủi ro mà cổ đông phải gánh chịu.
Theo bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy định hiện tại không có điều khoản nào yêu cầu tòa án phải thông báo cho cơ quan quản lý thị trường chứng khoán: “Các bên liên quan có bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay không thì có lẽ tòa án không nhận thấy như vậy. Tòa có thể nghĩ các bên liên quan chỉ là ANZ và DVD thôi chứ không nghĩ Ủy ban thuộc đối tượng có liên quan”.
Chính kẽ hở này khiến vụ việc xảy ra vài tháng cơ quan quản lý và thị trường mới được biết. Nếu không nhờ văn bản thông báo “quá trách nhiệm” của ANZ, có lẽ chính cơ quan quản lý cũng không được biết. Như vậy các vụ việc tương tự DVD nếu lặp lại, cần có một cơ chế phối hợp thông tin kịp thời để cơ quan quản lý và thị trường nắm bắt một cách chủ động, thay vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán cho biết trước mắt sẽ có công văn gửi Tòa án Nhân dân Tp.HCM, nói rõ tầm quan trọng của vụ việc này để tòa án có thông tin kịp thời trong quá trình xử lý. Ngoài ra, có thể Ủy ban sẽ kiến nghị Bộ Tư pháp có cơ chế phối hợp thông tin đối với các trường hợp trong tương lai.