Chứng khoán châu Á chao đảo
Ngày 12/11, thị trường chứng khoán châu Á chao đảo với sự lao dốc của các chỉ số chủ chốt
Ngày 12/11, thị trường chứng khoán châu Á chao đảo với sự lao dốc của các chỉ số chủ chốt.
Nhật Bản: Yên lên giá mạnh
Tại Nhật Bản, đồng Yên tăng giá mạnh như một đòn giáng vào các nhà xuất khẩu của nước này, khiến cổ phiếu của các công ty xuất khẩu lớn đồng loạt mất điểm, đẩy thị trường chứng khoán Nhật giảm xuống quá mức thấp nhất trong 52 tuần qua.
Chỉ số Nikkei 225 của phiên giao dịch buổi sáng giảm 2,4% xuống còn 15.208,78 điểm. Trước đó, chỉ số này có lúc chạm đáy 15.139,26 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Chỉ số Topix cũng giảm 2,4%, xuống còn 1.457,90 điểm, sau khi lao xuống 1450,29 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2006.
Vào lúc 2h37 chiều tại Tokyo, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm 3,2% uống còn 157,58 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 17/8 và là mức chỉ số đóng cả thấp nhất kể từ ngày 26/9.
Với “dư chấn” từ phiên tuột dốc của thị trường Mỹ cuối tuần trước và lo ngại từ ảnh hưởng của cơn bão tín dụng, cổ phiếu của tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi UFJ mất giá 3,6%, xuống còn 887 Yên/cổ phiếu. Cổ phiếu của tập đoàn tài chính lớn thứ hai nước này là Mizuho cũng sụt giá 4,7%, xuống còn 512.000 Yên/cổ phiếu.
Nhưng mất giá mạnh mẽ nhất phải kể đến cổ phiếu của các hãng xuất khẩu Nhật Bản. Cổ phiếu của hãng game Nintendo giảm 6,2%, xuống còn 57.400 Yên/cổ phiếu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 21/9. Cổ phiếu của Honda, hãng sản xuất ôtô lớn thứ 2 của Nhật, giảm 4,1%. Cổ phiếu của hãng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số Canon cũng mất giá 3,2%.
Đồng USD đã mất giá kỷ lục so với Yên Nhật, ở mức 1 USD ăn 109,86 Yên, so với mức 1 USD ăn 112,05 Yên vào cuối tuần trước. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2006, đồng USD xuống dưới ngưỡng tâm lý 1 USD ăn 110 Yên. Ngoài ra, đồng Yên cũng tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác như Bảng Anh, Euro và Đôla Australia. Điều này gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của Nhật, đặc biệt tại thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của các công ty Nhật. Thị trường ôtô Bắc Mỹ chiếm quá nửa doanh số của hãng Honda trong năm tài chính kết thúc tháng 3 vừa qua.
Trung Quốc: Dầu giảm giá, quyết định tăng dự trữ bắt buộc
Tại Hồng Kông, thị trường cũng tuột dốc với sự đi đầu của cổ phiếu các công ty đến từ Trung Quốc đại lục. Chỉ số Hang Seng giảm 3,3%, xuống còn 27.832,96 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises đánh giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đại lục giảm tới 5% xuống còn 16.815,96 điểm.
Cổ phiếu của PetroChina giảm 6,2%, xuống còn 14,15 Đôla Hồng Kông/cổ phiếu do giới đầu tư liên tục bán ra để thu lời. Lý do khiến giới đầu tư không còn muốn giữ cổ phiếu của tập đoàn này lâu hơn là do giá dầu thô trên thị trường thế giới đã bớt nóng. Hiện giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 tại new York đã giảm 1,4% xuống còn 94,95 USD/thùng.
Cổ phiếu của các công ty đại lục khác cũng giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của China Mobile mất giá 5,6%.
Cổ phiếu của HSBC tại Hồng Kông cũng sụt mất 3,1%, xuống còn 136,60 Đôla Hồng Kông/cổ phiếu sau khi tờ Independent của Anh công bố thông tin cho biết ngân hàng này sẽ báo lỗ trong tuần này do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
Tại Thượng Hải, chỉ số SCI giảm tới 3,4% xuống 4.867,00 điểm và có khả năng đóng cửa ở mức dưới 5.000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 21/5, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%. Đây là lần thứ 9 trong năm nay, Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm kiềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế đang rất nóng của nước này.
Quyết định này của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có tác động mạnh mẽ đến giá các loại cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường, đã giảm 1,9%, xuống còn 8,19 Nhân dân tệ/cổ phiếu, cổ phiếu của Bank of China, ngân hàng cho vay lớn thứ 2 của Trung Quốc, cũng mất giá 2%, còn 7,05 Nhân dân tệ/cổ phiếu. Tại Hồng Kông, cổ phiếu của ICBC thâm chí còn giảm tới 5,8%, còn cổ phiếu của Bank of China mất giá 3,5%.
Các thị trường khác cũng có một ngày giao dịch đáng buồn như thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Chỉ số S&P/APX 200 của thị trường chứng khoán Australia giảm 0,7% xuống còn 6.497,70 điểm. Chỉ số NZX của New Zealand cũng giảm 0,9% xuống còn 4.097,97 điểm. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc mất 2,9% xuống 1.932,62 điểm.
Chỉ số STI của Singapore giảm 2,6% xuống 3.506,92 điểm. Cổ phiếu của DBS, ngân hàng lớn nhất của Singapore mất giá tới 3,4%, xuống còn 19,80 Đôla Singapore/cổ phiếu. Chỉ số Weighted của Đài Loan giảm 2,7% xuống còn 8.730,96 điểm.
(Theo Bloomberg)
Nhật Bản: Yên lên giá mạnh
Tại Nhật Bản, đồng Yên tăng giá mạnh như một đòn giáng vào các nhà xuất khẩu của nước này, khiến cổ phiếu của các công ty xuất khẩu lớn đồng loạt mất điểm, đẩy thị trường chứng khoán Nhật giảm xuống quá mức thấp nhất trong 52 tuần qua.
Chỉ số Nikkei 225 của phiên giao dịch buổi sáng giảm 2,4% xuống còn 15.208,78 điểm. Trước đó, chỉ số này có lúc chạm đáy 15.139,26 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Chỉ số Topix cũng giảm 2,4%, xuống còn 1.457,90 điểm, sau khi lao xuống 1450,29 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2006.
Vào lúc 2h37 chiều tại Tokyo, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm 3,2% uống còn 157,58 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 17/8 và là mức chỉ số đóng cả thấp nhất kể từ ngày 26/9.
Với “dư chấn” từ phiên tuột dốc của thị trường Mỹ cuối tuần trước và lo ngại từ ảnh hưởng của cơn bão tín dụng, cổ phiếu của tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi UFJ mất giá 3,6%, xuống còn 887 Yên/cổ phiếu. Cổ phiếu của tập đoàn tài chính lớn thứ hai nước này là Mizuho cũng sụt giá 4,7%, xuống còn 512.000 Yên/cổ phiếu.
Nhưng mất giá mạnh mẽ nhất phải kể đến cổ phiếu của các hãng xuất khẩu Nhật Bản. Cổ phiếu của hãng game Nintendo giảm 6,2%, xuống còn 57.400 Yên/cổ phiếu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 21/9. Cổ phiếu của Honda, hãng sản xuất ôtô lớn thứ 2 của Nhật, giảm 4,1%. Cổ phiếu của hãng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số Canon cũng mất giá 3,2%.
Đồng USD đã mất giá kỷ lục so với Yên Nhật, ở mức 1 USD ăn 109,86 Yên, so với mức 1 USD ăn 112,05 Yên vào cuối tuần trước. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2006, đồng USD xuống dưới ngưỡng tâm lý 1 USD ăn 110 Yên. Ngoài ra, đồng Yên cũng tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác như Bảng Anh, Euro và Đôla Australia. Điều này gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của Nhật, đặc biệt tại thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của các công ty Nhật. Thị trường ôtô Bắc Mỹ chiếm quá nửa doanh số của hãng Honda trong năm tài chính kết thúc tháng 3 vừa qua.
Trung Quốc: Dầu giảm giá, quyết định tăng dự trữ bắt buộc
Tại Hồng Kông, thị trường cũng tuột dốc với sự đi đầu của cổ phiếu các công ty đến từ Trung Quốc đại lục. Chỉ số Hang Seng giảm 3,3%, xuống còn 27.832,96 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises đánh giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đại lục giảm tới 5% xuống còn 16.815,96 điểm.
Cổ phiếu của PetroChina giảm 6,2%, xuống còn 14,15 Đôla Hồng Kông/cổ phiếu do giới đầu tư liên tục bán ra để thu lời. Lý do khiến giới đầu tư không còn muốn giữ cổ phiếu của tập đoàn này lâu hơn là do giá dầu thô trên thị trường thế giới đã bớt nóng. Hiện giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 tại new York đã giảm 1,4% xuống còn 94,95 USD/thùng.
Cổ phiếu của các công ty đại lục khác cũng giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của China Mobile mất giá 5,6%.
Cổ phiếu của HSBC tại Hồng Kông cũng sụt mất 3,1%, xuống còn 136,60 Đôla Hồng Kông/cổ phiếu sau khi tờ Independent của Anh công bố thông tin cho biết ngân hàng này sẽ báo lỗ trong tuần này do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
Tại Thượng Hải, chỉ số SCI giảm tới 3,4% xuống 4.867,00 điểm và có khả năng đóng cửa ở mức dưới 5.000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 21/5, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%. Đây là lần thứ 9 trong năm nay, Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm kiềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế đang rất nóng của nước này.
Quyết định này của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có tác động mạnh mẽ đến giá các loại cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường, đã giảm 1,9%, xuống còn 8,19 Nhân dân tệ/cổ phiếu, cổ phiếu của Bank of China, ngân hàng cho vay lớn thứ 2 của Trung Quốc, cũng mất giá 2%, còn 7,05 Nhân dân tệ/cổ phiếu. Tại Hồng Kông, cổ phiếu của ICBC thâm chí còn giảm tới 5,8%, còn cổ phiếu của Bank of China mất giá 3,5%.
Các thị trường khác cũng có một ngày giao dịch đáng buồn như thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Chỉ số S&P/APX 200 của thị trường chứng khoán Australia giảm 0,7% xuống còn 6.497,70 điểm. Chỉ số NZX của New Zealand cũng giảm 0,9% xuống còn 4.097,97 điểm. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc mất 2,9% xuống 1.932,62 điểm.
Chỉ số STI của Singapore giảm 2,6% xuống 3.506,92 điểm. Cổ phiếu của DBS, ngân hàng lớn nhất của Singapore mất giá tới 3,4%, xuống còn 19,80 Đôla Singapore/cổ phiếu. Chỉ số Weighted của Đài Loan giảm 2,7% xuống còn 8.730,96 điểm.
(Theo Bloomberg)