Chứng khoán châu Á tăng mạnh phiên đầu tháng
Chứng khoán Hồng Kông dẫn đầu sự tăng điểm của toàn thị trường châu Á bằng một phiên tăng mạnh nhất trong 4 tháng
Thị trường chứng khoán châu Á có phiên giao dịch đầu tháng thành công nhờ tin tức khả quan về lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Chứng khoán Hồng Kông dẫn đầu sự tăng điểm của toàn thị trường khu vực bằng một phiên tăng mạnh nhất trong 4 tháng.
Lúc 17h12 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,9%, đạt mức 130,46 điểm. Vào đầu ngày, chỉ số này đã giảm 0,2% do giới đầu tư thận trọng trước khi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra trong hai ngày 2-3/11. Tuy nhiên, sau đó, xu thế giảm điểm đã bị đảo ngược khi thị trường đón nhận thống kê tích cực về hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tháng 10 của Trung Quốc do Liên đoàn Hậu cần nước này công bố sáng nay tăng lên mức 54,7 điểm từ mức 53,9 điểm trong tháng 9. Con số này cho thấy sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tháng 10 tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây. Đây được xem là một tín hiệu chứng tỏ rằng, kinh tế Trung Quốc có thể chịu tải được tốc độ tăng giá cao hơn của đồng Nhân dân tệ và những đợt tăng lãi suất tiếp theo với mục đích kiểm soát lạm phát.
“Thống kê kinh tế mạnh của Trung Quốc cho thấy một thời kỳ giảm tốc tăng trưởng ở nước này đã kết thúc. Điều này là rất tốt cho châu Á, cho Australia và những quốc gia khác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, ông Stephen Halmarick, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các thị trường đầu tư tại quỹ Colonial First State Global Asset Management ở Sydney, phát biểu trên Bloomberg.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 2,4%, mạnh nhất kể từ ngày 21/6 tới nay. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục chốt phiên với mức tăng 2,5%. Một số thị trường chủ chốt khác trong khu vực cũng có mức tăng điểm khá mạnh như Đài Loan tăng 1,1%, Hàn Quốc tăng 2%, Australia tăng 0,8%...
Tuy nhiên, đi ngược với xu thế tăng chung của thị trường khu vực, chứng khoán Nhật Bản đã mất điểm trong phiên này. Nhiều cổ phiếu lớn trên các sàn giao dịch ở Tokyo đã giảm giá mạnh do triển vọng lợi nhuận sa sút, kéo Nikkei 225 mất 0,5% và Topix trượt 0,9% khi chốt lại phiên giao dịch.
Cổ phiếu hãng xe lớn thứ hai Nhật Bản Honda đã giảm 5% sau khi hãng dự báo mức lợi nhuận ròng 92 tỷ Yên (1,1 tỷ USD) cho thời kỳ 6 tháng tính tới cuối tháng 3/2011, so với mức dự báo 105 tỷ Yên của giới phân tích. Cổ phiếu nhà môi giới chứng khoán lớn nhất Nhật Bản Nomura cũng giảm 5% sau báo cáo cho thấy lợi nhuận quý 3/2010 giảm 96% do thua lỗ ở thị trường nước ngoài.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản tăng mạnh tại thị trường châu Á trong phiên này nhờ đồng USD xuống giá và tin tức tích cực về hoạt động sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc. Tại thị trường Thượng Hải, cổ phiếu hãng khai mỏ Jiangxi Cooper tăng 5,8%, còn tại Seoul, cổ phiếu hãng chế biến kẽm Korea Zinc tăng 5,1%. Cổ phiếu hai hãng dầu khí CNOOC và PetroChina niêm yết tại Hồng Kông tăng lần lượt 3,7% và 2%.
Trong số những thông tin được giới đầu tư chứng khoán thế giới chú ý tuần này là cuộc họp của FED vào các ngày 2-3/11, cùng với các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Cuộc họp của BoJ sẽ diễn ra vào thứ Sáu tuần này.
Ngoài ra, thị trường còn dành nhiều sự quan tâm cho sự kiện bầu cử Quốc hội giữa kỳ tại Mỹ vào ngày 2/11, với chiến thắng được dự báo giành cho đảng Cộng hòa. Trong số các thống kê kinh tế Mỹ tuần này, các dữ liệu quan trọng nhất là về tình hình thất nghiệp tháng 10.
Đêm nay, các thông tin kinh tế được Phố Wall lưu tâm bao gồm các số liệu về thu nhập cá nhân và chi tiêu dùng tháng 9, chỉ số ISM ngành sản xuất tháng 10.
Lúc 17h12 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,9%, đạt mức 130,46 điểm. Vào đầu ngày, chỉ số này đã giảm 0,2% do giới đầu tư thận trọng trước khi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra trong hai ngày 2-3/11. Tuy nhiên, sau đó, xu thế giảm điểm đã bị đảo ngược khi thị trường đón nhận thống kê tích cực về hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tháng 10 của Trung Quốc do Liên đoàn Hậu cần nước này công bố sáng nay tăng lên mức 54,7 điểm từ mức 53,9 điểm trong tháng 9. Con số này cho thấy sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tháng 10 tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây. Đây được xem là một tín hiệu chứng tỏ rằng, kinh tế Trung Quốc có thể chịu tải được tốc độ tăng giá cao hơn của đồng Nhân dân tệ và những đợt tăng lãi suất tiếp theo với mục đích kiểm soát lạm phát.
“Thống kê kinh tế mạnh của Trung Quốc cho thấy một thời kỳ giảm tốc tăng trưởng ở nước này đã kết thúc. Điều này là rất tốt cho châu Á, cho Australia và những quốc gia khác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, ông Stephen Halmarick, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các thị trường đầu tư tại quỹ Colonial First State Global Asset Management ở Sydney, phát biểu trên Bloomberg.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 2,4%, mạnh nhất kể từ ngày 21/6 tới nay. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục chốt phiên với mức tăng 2,5%. Một số thị trường chủ chốt khác trong khu vực cũng có mức tăng điểm khá mạnh như Đài Loan tăng 1,1%, Hàn Quốc tăng 2%, Australia tăng 0,8%...
Tuy nhiên, đi ngược với xu thế tăng chung của thị trường khu vực, chứng khoán Nhật Bản đã mất điểm trong phiên này. Nhiều cổ phiếu lớn trên các sàn giao dịch ở Tokyo đã giảm giá mạnh do triển vọng lợi nhuận sa sút, kéo Nikkei 225 mất 0,5% và Topix trượt 0,9% khi chốt lại phiên giao dịch.
Cổ phiếu hãng xe lớn thứ hai Nhật Bản Honda đã giảm 5% sau khi hãng dự báo mức lợi nhuận ròng 92 tỷ Yên (1,1 tỷ USD) cho thời kỳ 6 tháng tính tới cuối tháng 3/2011, so với mức dự báo 105 tỷ Yên của giới phân tích. Cổ phiếu nhà môi giới chứng khoán lớn nhất Nhật Bản Nomura cũng giảm 5% sau báo cáo cho thấy lợi nhuận quý 3/2010 giảm 96% do thua lỗ ở thị trường nước ngoài.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản tăng mạnh tại thị trường châu Á trong phiên này nhờ đồng USD xuống giá và tin tức tích cực về hoạt động sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc. Tại thị trường Thượng Hải, cổ phiếu hãng khai mỏ Jiangxi Cooper tăng 5,8%, còn tại Seoul, cổ phiếu hãng chế biến kẽm Korea Zinc tăng 5,1%. Cổ phiếu hai hãng dầu khí CNOOC và PetroChina niêm yết tại Hồng Kông tăng lần lượt 3,7% và 2%.
Trong số những thông tin được giới đầu tư chứng khoán thế giới chú ý tuần này là cuộc họp của FED vào các ngày 2-3/11, cùng với các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Cuộc họp của BoJ sẽ diễn ra vào thứ Sáu tuần này.
Ngoài ra, thị trường còn dành nhiều sự quan tâm cho sự kiện bầu cử Quốc hội giữa kỳ tại Mỹ vào ngày 2/11, với chiến thắng được dự báo giành cho đảng Cộng hòa. Trong số các thống kê kinh tế Mỹ tuần này, các dữ liệu quan trọng nhất là về tình hình thất nghiệp tháng 10.
Đêm nay, các thông tin kinh tế được Phố Wall lưu tâm bao gồm các số liệu về thu nhập cá nhân và chi tiêu dùng tháng 9, chỉ số ISM ngành sản xuất tháng 10.