Chứng khoán châu Á và Mỹ ngược chiều
Qua hai ngày liên tục sụt giảm, chứng khoán Mỹ đã có một phiên cuối tuần “đảo chiều”
Qua hai ngày liên tục sụt giảm, chứng khoán Mỹ đã có một phiên cuối tuần “đảo chiều”.
Tuần thứ hai liên tiếp, USD sụt giảm so với Yên, khi nhiều công ty lại tiếp tục báo cáo các khoản lỗ có “họ” thế chấp. Một khi đồng Yên mạnh lên sẽ làm giảm giá trị doanh thu từ nước ngoài của các công ty khi được chuyển đổi sang Yên. Lần thứ 6 trong năm, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố sẽ tăng lãi suất sau khi sự tăng trưởng trong các nhà máy và mức tiêu dùng suy giảm.
Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm
Ngân hàng National Australia Bank và HSBC dẫn cổ phiếu các công ty tài chính đi xuống khi có lo ngại rằng những khoản thua lỗ sắp được thông báo có thể sẽ rất cao, liên quan đến những khoản vay mua nhà có điều kiện tín dụng thấp, sau khi Wells Fargo & Co cho biết những tổn thất về tài sản nhà đất trong quý bốn có thể tăng.
Tuần này, chỉ số Morgan Stanley của châu Á - Thái Bình Dương mất 2,8%, tuần thứ hai liên tiếp sụt giảm. Các hàn thử biểu khác trong khu vực đều sụt giảm trừ Ấn Độ và Srilanka.
Cổ phiếu của Ngân hàng công thương Trung Quốc mất 5%, còn ở mức 6,07 HK$ tại thị trường Hồng Kông và 1,3% tại thị trường Thượng Hải. Cổ phiếu của BHP Billiton mất 3,1%, còn ở mức 41,15 A$ ở Sydney. Cổ phiếu của Sumitomo Metal Mining, nhà sản xuất nickel và vàng lớn nhất nước Nhật mất 6,2%, xuống mức 2.255 Yên.
Soichiro Monji, chuyên viên quản lý quỹ tại Daiwa DB Investment ở Tokyo bình luận: “Các bạn vẫn chưa nhìn thấy điểm kết thúc của tình trạng đáng lo ngại trong các khoản tín dụng cho vay mua nhà. Nếu tia sáng cuối đường hầm vẫn chưa hé lộ thì chúng ta vẫn chưa thể mong đợi thị trường có thể tăng trưởng được.”
Toyota, có 70% lợi nhuận từ các hoạt động ở Bắc Mỹ giảm 0,7%, còn ở mức 6.110 Yên. Canon, nhà sản xuất ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới mất 1,4%, còn 5.500 Yên.
Thị trường Hồng Kông có một phiên sụt giảm rất mạnh, dẫn đầu là HSBC Holdings Plc, với những ám ảnh càng sâu sắc hơn khi Wells Fargo & Co nhận định rằng thị trường nhà đất đang ở trong giai đoạn tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái (Great Depression) năm 1928.
“Những mối lo ngại chính là tình trạng ọp ẹp của thị trường Mỹ và Trung Quốc. Sự phát triển ở Mỹ đang làm nhiều người lo lắng, vì chẳng ai biết được điểm đáy sẽ rơi đến đâu” Paul Chan, chuyên viên quản lý quỹ tại Invesco Asia ở Hồng Kông nhận xét như vậy.
Kết thúc ngày thứ 6, Hang Seng giảm 1.136,78 điểm (4%), còn ở mức 27.614,43 điểm, đây là biên độ lao dốc dài nhất của tất cả các phong vũ biểu trên thị trường chứng khoán thế giới. Tính cả tuần, thước đo này đã mất 4,1%, tuần thứ hai liên tiếp giảm sút với băn khoăn rằng “chuyến tàu suốt” của hàng loạt luồng vốn đầu tư từ đại lục trực tiếp đổ vào Hồng Kông sẽ không chuyển bánh cho đến sang năm. Hơn nữa, các khoản lỗ từ cho vay mua nhà của Mỹ sẽ còn tiếp tục gia tăng.
HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, mất 2,6 HK$ (1,9%), còn ở mức 136,20 HK$, mức đóng cửa thấp nhất tính từ 17/8. Cổ phiếu của Construction Bank, ông chủ cho vay lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị thị trường mất 38 cent (4,9%), còn ở mức 7,44 HK$. Ngân hàng Công thương, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc trượt 33 cent (5,2%), còn ở mức 6,07 HK$.
Chứng khoán Mỹ “lội ngược dòng”
Qua hai ngày liên tục sụt giảm, chứng khoán Mỹ đã có một phiên cuối tuần “đảo chiều” khi đón nhận những thông tin khá lạc quan về mức độ định giá đối với những cổ phiếu blue-chips trên phố Wall.
Cisco System Inc. đưa ra quyết sách mua lại hơn 10 tỉ USD cổ phần của mình. Đồng thời, các nhà phân tích khuyến nghị “nên mua” đối với Cổ phiếu của Hewlett-Packard và Chevron Corp. Việc tăng mức định giá đối với Hewlett-Packard và Chevron phản ảnh sự tự tin vào các công ty được cho là chịu ít ảnh hưởng nhất từ suy thoái địa ốc và thị trường tín dụng.
Đóng cửa giao dịch ngày 16/11, Standard & Poor 500 thêm 7,59 điểm (0,5%), lên mức 1.458,74 điểm. Dow Jones tăng 66,74 điểm (0,5%), lên mức 13.176,79 điểm. Nasdaq tăng 18,73 điểm (0,7%) lên mức 1.637,24 điểm.
Trong khi đó, Russell 2000, thước đo của các công ty nhỏ ở Mỹ mất 0,3%. Phiên cuối tuần “đảo chiều” đã giúp S&P 500 và Dow tránh được một tuần thứ ba liên tiếp sụt giảm. Tính cả tuần, Dow thêm 1%, S&P 500 và Nasdaq cùng tăng 0,4%.
Các cổ phiếu năng lượng và công nghệ đều có xu hướng tăng. Cisco, nhà sản xuất các thiết bị mạng lớn nhất thế giới, lên điểm sau khi đẩy chương trình mua lại của họ lên mức 62 tỉ USD. Hewlett Packard, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, phục hồi sau khi Morgan Stanley đánh giá “nên mua” cổ phiếu này.
Cổ phiếu của Chevron, Conoco Phillips và Marathon Oil cũng tăng điểm sau khi Deutsche Bank nâng hạng các cổ phiếu này và giá dầu phục hồi hơn 1 USD/thùng.
Tuần thứ hai liên tiếp, USD sụt giảm so với Yên, khi nhiều công ty lại tiếp tục báo cáo các khoản lỗ có “họ” thế chấp. Một khi đồng Yên mạnh lên sẽ làm giảm giá trị doanh thu từ nước ngoài của các công ty khi được chuyển đổi sang Yên. Lần thứ 6 trong năm, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố sẽ tăng lãi suất sau khi sự tăng trưởng trong các nhà máy và mức tiêu dùng suy giảm.
Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm
Ngân hàng National Australia Bank và HSBC dẫn cổ phiếu các công ty tài chính đi xuống khi có lo ngại rằng những khoản thua lỗ sắp được thông báo có thể sẽ rất cao, liên quan đến những khoản vay mua nhà có điều kiện tín dụng thấp, sau khi Wells Fargo & Co cho biết những tổn thất về tài sản nhà đất trong quý bốn có thể tăng.
Tuần này, chỉ số Morgan Stanley của châu Á - Thái Bình Dương mất 2,8%, tuần thứ hai liên tiếp sụt giảm. Các hàn thử biểu khác trong khu vực đều sụt giảm trừ Ấn Độ và Srilanka.
Cổ phiếu của Ngân hàng công thương Trung Quốc mất 5%, còn ở mức 6,07 HK$ tại thị trường Hồng Kông và 1,3% tại thị trường Thượng Hải. Cổ phiếu của BHP Billiton mất 3,1%, còn ở mức 41,15 A$ ở Sydney. Cổ phiếu của Sumitomo Metal Mining, nhà sản xuất nickel và vàng lớn nhất nước Nhật mất 6,2%, xuống mức 2.255 Yên.
Soichiro Monji, chuyên viên quản lý quỹ tại Daiwa DB Investment ở Tokyo bình luận: “Các bạn vẫn chưa nhìn thấy điểm kết thúc của tình trạng đáng lo ngại trong các khoản tín dụng cho vay mua nhà. Nếu tia sáng cuối đường hầm vẫn chưa hé lộ thì chúng ta vẫn chưa thể mong đợi thị trường có thể tăng trưởng được.”
Toyota, có 70% lợi nhuận từ các hoạt động ở Bắc Mỹ giảm 0,7%, còn ở mức 6.110 Yên. Canon, nhà sản xuất ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới mất 1,4%, còn 5.500 Yên.
Thị trường Hồng Kông có một phiên sụt giảm rất mạnh, dẫn đầu là HSBC Holdings Plc, với những ám ảnh càng sâu sắc hơn khi Wells Fargo & Co nhận định rằng thị trường nhà đất đang ở trong giai đoạn tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái (Great Depression) năm 1928.
“Những mối lo ngại chính là tình trạng ọp ẹp của thị trường Mỹ và Trung Quốc. Sự phát triển ở Mỹ đang làm nhiều người lo lắng, vì chẳng ai biết được điểm đáy sẽ rơi đến đâu” Paul Chan, chuyên viên quản lý quỹ tại Invesco Asia ở Hồng Kông nhận xét như vậy.
Kết thúc ngày thứ 6, Hang Seng giảm 1.136,78 điểm (4%), còn ở mức 27.614,43 điểm, đây là biên độ lao dốc dài nhất của tất cả các phong vũ biểu trên thị trường chứng khoán thế giới. Tính cả tuần, thước đo này đã mất 4,1%, tuần thứ hai liên tiếp giảm sút với băn khoăn rằng “chuyến tàu suốt” của hàng loạt luồng vốn đầu tư từ đại lục trực tiếp đổ vào Hồng Kông sẽ không chuyển bánh cho đến sang năm. Hơn nữa, các khoản lỗ từ cho vay mua nhà của Mỹ sẽ còn tiếp tục gia tăng.
HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, mất 2,6 HK$ (1,9%), còn ở mức 136,20 HK$, mức đóng cửa thấp nhất tính từ 17/8. Cổ phiếu của Construction Bank, ông chủ cho vay lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị thị trường mất 38 cent (4,9%), còn ở mức 7,44 HK$. Ngân hàng Công thương, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc trượt 33 cent (5,2%), còn ở mức 6,07 HK$.
Chứng khoán Mỹ “lội ngược dòng”
Qua hai ngày liên tục sụt giảm, chứng khoán Mỹ đã có một phiên cuối tuần “đảo chiều” khi đón nhận những thông tin khá lạc quan về mức độ định giá đối với những cổ phiếu blue-chips trên phố Wall.
Cisco System Inc. đưa ra quyết sách mua lại hơn 10 tỉ USD cổ phần của mình. Đồng thời, các nhà phân tích khuyến nghị “nên mua” đối với Cổ phiếu của Hewlett-Packard và Chevron Corp. Việc tăng mức định giá đối với Hewlett-Packard và Chevron phản ảnh sự tự tin vào các công ty được cho là chịu ít ảnh hưởng nhất từ suy thoái địa ốc và thị trường tín dụng.
Đóng cửa giao dịch ngày 16/11, Standard & Poor 500 thêm 7,59 điểm (0,5%), lên mức 1.458,74 điểm. Dow Jones tăng 66,74 điểm (0,5%), lên mức 13.176,79 điểm. Nasdaq tăng 18,73 điểm (0,7%) lên mức 1.637,24 điểm.
Trong khi đó, Russell 2000, thước đo của các công ty nhỏ ở Mỹ mất 0,3%. Phiên cuối tuần “đảo chiều” đã giúp S&P 500 và Dow tránh được một tuần thứ ba liên tiếp sụt giảm. Tính cả tuần, Dow thêm 1%, S&P 500 và Nasdaq cùng tăng 0,4%.
Các cổ phiếu năng lượng và công nghệ đều có xu hướng tăng. Cisco, nhà sản xuất các thiết bị mạng lớn nhất thế giới, lên điểm sau khi đẩy chương trình mua lại của họ lên mức 62 tỉ USD. Hewlett Packard, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, phục hồi sau khi Morgan Stanley đánh giá “nên mua” cổ phiếu này.
Cổ phiếu của Chevron, Conoco Phillips và Marathon Oil cũng tăng điểm sau khi Deutsche Bank nâng hạng các cổ phiếu này và giá dầu phục hồi hơn 1 USD/thùng.