Chứng khoán lấy lại đà
Lượng cầu tăng mạnh trở lại đã tạo ra sự phục hồi đáng kể của thị trường, sau hai phiên giảm giá liên tiếp
Lượng cầu tăng mạnh trở lại đã tạo ra sự phục hồi đáng kể của thị trường, sau hai phiên giảm giá liên tiếp.
Kết thúc phiên ngày 2/3 và cũng là kết thúc tuần giao dịch đầu tiên trong năm Đinh Hợi - một tuần nhiều sóng gió, chỉ số VN-Index đã tăng trở lại khi thêm 24,59 điểm (tăng 2,19%), đứng ở mức 1.147,66 điểm.
Như vậy, sau hai phiên sụt giảm khá mạnh, ít nhiều từ ảnh hưởng tâm lý của cuộc điều chỉnh toàn cầu trước đó, lượng cầu vượt trội trong phiên 2/3 cho thấy kỳ vọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang rất lớn và vững.
Tổng số lệnh đặt mua phiên này lên 12.569 lệnh với tổng khối lượng đặt mua 17.656.120 chứng khoán, tăng 16,12% so với phiên giao dịch liền trước (khối lượng còn lại chưa khớp là 6.637.620 đơn vị).
Lượng chứng khoán bán ra đã chững lại với tâm lý ổn định hơn trước những cảnh báo và “hiệu ứng” giảm giá toàn cầu, trong bối cảnh đa số các nhà đầu tư vừa đón nhận những thông tin chính từ bản khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gửi đến Ủy ban Chứng khoán.
Tổng số lệnh đặt bán phiên này là 7.311 lệnh với tổng khối lượng đặt bán 14.554.600 đơn vị, so với phiên trước giảm 7,23% (khối lượng còn lại chưa khớp là 3.536.100 đơn vị). Chênh lệch khối lượng (mua - bán) là +3.101.520 chứng khoán, hiệu số mua - bán của phiên giao dịch trước là -483.710 chứng khoán.
Cầu tăng mạnh cũng thể hiện rõ trong giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài khi có 52 chứng khoán các loại được mua vào, tổng khối lượng 2.112.950 đơn vị, tương đương giá trị 399,572 tỷ đồng. Các chứng khoán được mua nhiều nhất là PPC (498.620 cổ phiếu), VSH (367.690 cổ phiếu), VNM (191.490 cổ phiếu), PVD (143.970 cổ phiếu).
Phiên này các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ra 43 mã chứng khoán với tổng khối lượng 778.470 đơn vị, tổng giá trị 97,761 tỷ đồng, các chứng khoán bán ra nhiều là VSH (185.910 cổ phiếu), VNM (140.380 cổ phiếu), BHS (57.190 cổ phiếu), PPC (52.500 cổ phiếu).
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài còn giao dịch thoả thuận cùng khối 4 trái phiếu và 1 cổ phiếu, tổng khối lượng 3.274.000 đơn vị, cổ phiếu mua là TDH (274.000 cổ phiếu); đồng thời mua vào 4,8 triệu cổ phiếu SJD với giá trị 304,8 tỷ đồng.
So với phiên trước, có 62 chứng khoán tăng giá, 24 chứng khoán giảm giá và 23 chứng khoán đứng giá. Các cổ phiếu tăng giá cao nhất là PMS (+5%), HMC (+4,98%), SHC (+4,96%), FPC (+4,93%), FMC (+4,92%). Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là ITA (-13,02%;XR:28,17), SGH (-5%), SDN (-4,95%), HAX (-4,9%), TNA (-4,65%), BTC (-4,78%).
Chứng chỉ quỹ VFMVF1 giá giảm 300 đồng (-0,68%), đóng cửa ở mức 43.900 đồng/chứng chỉ; PRUBF1 giá tăng 100 đồng (+0,72%), đóng cửa ở mức 14.000 đồng/chứng chỉ.
Trong khi VN-Index phiên này tăng thì HASTC-Index lại giảm. Tại sàn Hà Nội, kết thúc phiên 2/3, chỉ số HASTC-Index giảm 5,8 điểm (-1,37%) so với phiên trước, đạt 418,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 3.134.200 chứng khoán với tổng giá trị 282,403 tỷ đồng (giảm 13,66% so với phiên trước).
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu của hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán tại sàn Hà Nội (ACB, BMI, BVS, SSI, VNR) đều đồng loạt sụt giảm trong số 38 cổ phiếu xuống giá trên sàn.
Kết thúc phiên ngày 2/3 và cũng là kết thúc tuần giao dịch đầu tiên trong năm Đinh Hợi - một tuần nhiều sóng gió, chỉ số VN-Index đã tăng trở lại khi thêm 24,59 điểm (tăng 2,19%), đứng ở mức 1.147,66 điểm.
Như vậy, sau hai phiên sụt giảm khá mạnh, ít nhiều từ ảnh hưởng tâm lý của cuộc điều chỉnh toàn cầu trước đó, lượng cầu vượt trội trong phiên 2/3 cho thấy kỳ vọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang rất lớn và vững.
Tổng số lệnh đặt mua phiên này lên 12.569 lệnh với tổng khối lượng đặt mua 17.656.120 chứng khoán, tăng 16,12% so với phiên giao dịch liền trước (khối lượng còn lại chưa khớp là 6.637.620 đơn vị).
Lượng chứng khoán bán ra đã chững lại với tâm lý ổn định hơn trước những cảnh báo và “hiệu ứng” giảm giá toàn cầu, trong bối cảnh đa số các nhà đầu tư vừa đón nhận những thông tin chính từ bản khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gửi đến Ủy ban Chứng khoán.
Tổng số lệnh đặt bán phiên này là 7.311 lệnh với tổng khối lượng đặt bán 14.554.600 đơn vị, so với phiên trước giảm 7,23% (khối lượng còn lại chưa khớp là 3.536.100 đơn vị). Chênh lệch khối lượng (mua - bán) là +3.101.520 chứng khoán, hiệu số mua - bán của phiên giao dịch trước là -483.710 chứng khoán.
Cầu tăng mạnh cũng thể hiện rõ trong giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài khi có 52 chứng khoán các loại được mua vào, tổng khối lượng 2.112.950 đơn vị, tương đương giá trị 399,572 tỷ đồng. Các chứng khoán được mua nhiều nhất là PPC (498.620 cổ phiếu), VSH (367.690 cổ phiếu), VNM (191.490 cổ phiếu), PVD (143.970 cổ phiếu).
Phiên này các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ra 43 mã chứng khoán với tổng khối lượng 778.470 đơn vị, tổng giá trị 97,761 tỷ đồng, các chứng khoán bán ra nhiều là VSH (185.910 cổ phiếu), VNM (140.380 cổ phiếu), BHS (57.190 cổ phiếu), PPC (52.500 cổ phiếu).
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài còn giao dịch thoả thuận cùng khối 4 trái phiếu và 1 cổ phiếu, tổng khối lượng 3.274.000 đơn vị, cổ phiếu mua là TDH (274.000 cổ phiếu); đồng thời mua vào 4,8 triệu cổ phiếu SJD với giá trị 304,8 tỷ đồng.
So với phiên trước, có 62 chứng khoán tăng giá, 24 chứng khoán giảm giá và 23 chứng khoán đứng giá. Các cổ phiếu tăng giá cao nhất là PMS (+5%), HMC (+4,98%), SHC (+4,96%), FPC (+4,93%), FMC (+4,92%). Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là ITA (-13,02%;XR:28,17), SGH (-5%), SDN (-4,95%), HAX (-4,9%), TNA (-4,65%), BTC (-4,78%).
Chứng chỉ quỹ VFMVF1 giá giảm 300 đồng (-0,68%), đóng cửa ở mức 43.900 đồng/chứng chỉ; PRUBF1 giá tăng 100 đồng (+0,72%), đóng cửa ở mức 14.000 đồng/chứng chỉ.
Trong khi VN-Index phiên này tăng thì HASTC-Index lại giảm. Tại sàn Hà Nội, kết thúc phiên 2/3, chỉ số HASTC-Index giảm 5,8 điểm (-1,37%) so với phiên trước, đạt 418,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 3.134.200 chứng khoán với tổng giá trị 282,403 tỷ đồng (giảm 13,66% so với phiên trước).
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu của hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán tại sàn Hà Nội (ACB, BMI, BVS, SSI, VNR) đều đồng loạt sụt giảm trong số 38 cổ phiếu xuống giá trên sàn.