Chứng khoán Mỹ sụt giảm, châu Á “miễn nhiễm”
Ngày 26/10, các thị trường chứng khoán châu Á trải qua một phiên tăng giá mạnh mẽ bất chấp sự ảm đạm trên thị trường Mỹ
Ngày 26/10, các thị trường chứng khoán châu Á trải qua một phiên tăng giá mạnh mẽ; nhiều chỉ số chủ chốt tiến sát kỷ lục khi thông tin khả quan về lợi nhuận doanh nghiệp đã đẩy lui lo ngại tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng cấp hai của Mỹ.
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á đã tạm thời quên đi tình hình không mấy sáng sủa trên thị trường chứng khoán Mỹ và giá dầu tiếp tục đạt kỷ lục mới. Ngoài ra, việc giới quan sát tiếp tục kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ một lần nữa cắt giảm lãi suất đồng USD vào cuộc họp sắp tới cũng là yếu tố nâng đỡ chứng khoán châu Á.
Chứng khoán Mỹ ảm đạm
Ngày 25/10 tại Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm 3,33 điểm xuống còn 13.671,92 điểm sau khi liên tục biến động trước những lo ngại về nhu cầu suy yếu trên thị trường bất động sản. Lý do ở đây là các nhà đầu tư không còn tin cậy những số liệu thống kê của Chính phủ cho thấy lượng nhà bán ra đã tăng 4,8% trong tháng 8 so với tháng 9.
Ban đầu, thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực trước con số này vì các nhà kinh tế trước đó đã dự báo doanh số nhà bán ra giảm. Tuy nhiên, sau đó, chính đây lại là yếu tố kéo lùi chứng khoán Mỹ vì doanh số nhà bán ra trong tháng 9 tăng là do số liệu của tháng 8 đã bị điều chỉnh mạnh. Bên cạnh đó, các công ty xây dựng đã phải tiến hành giảm giá trong tháng 9 để thúc đẩy bán ra.
Những chỉ số chứng khoán chính khác trên thị trường Mỹ cũng giảm mạnh. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 1,48 điểm, tương đương 0,1%, xuống còn 1.514,40 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 23,90 điểm, tương đương 0,9%, xuống còn 2.750,86 điểm.
Chứng khoán châu Á vẫn bay cao
Tuy nhiên, những thông tin khả quan về kết quả kinh doanh của các công ty châu Á là một bằng chứng rõ ràng về sự thật rằng, châu Á vẫn bình an vô sự trước sự suy thoái của kinh tế Mỹ và những vấn đề tiêu cực của các thị trường tín dụng toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ nhất trong kết quả kinh doanh quý 4 của ngân hàng DBS của Singapore, với lợi nhuận tăng mạnh bất chấp sự sụt giảm doanh số do bóng đem trên thị trường tài chính thế giới.
Giá cổ phiếu DBS tăng thêm 2,4% lên mức 21,80 đôla Singapore/cổ phiếu, góp phần nâng chỉ số chủ chốt STI của thị trường chứng khoán Singapore thêm 1,1%, lên mức 3.747,26 điểm. Giá các loại cổ phiếu ngân hàng khác của Singapore cũng tăng đáng kể.
Lợi nhuận của các công ty khác tại Nhật Bản và Hồng Kông là những bằng chứng xa hơn về sức dẻo dai của thị trường chứng khoán châu Á, cho thấy khu vực này có thể hấp thụ mức giá dầu cao ngất ngưởng. “Tại một thời điểm nhất định nào đó, ảnh hưởng có thể rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dường như các nước châu Á có thể hấp thụ được giá dầu cao ở mức này. Các nền kinh tế châu Á dường như vẫn hoạt động tốt, có thể là do nhu cầu trong nước cao đã nâng đỡ những nền kinh tế này”, Alvin Liew, một nhà kinh tế tại Standard Chartered nhận định.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo, Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,8% lên mức 16.414,82 điểm. Giá cổ phiếu của Sony, hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn thứ 2 thế giới tăng mạnh sau khi hãng này tuyên bố đã trở lại với lợi nhuận trong quý tài chính thứ 2 nhờ đồng Yên yếu và doanh số máy ảnh kỹ thuật số tăng. Giá cổ phiếu của Sony tăng thêm 330 Yên/cổ phiếu, tương đương 6,5%, lên mức 5.440 Yên/cổ phiếu.
Cổ phiếu của Honda, hãng sản xuất ôtô lớn thứ 2 của Nhật, cũng tăng mạnh sau khi hãng tuyến bố lợi nhuận ròng tăng tới 38,1% trong quý 1 của năm tài chính này, nhờ doanh số ở các thị trường nước ngoài rất khả quan. Cổ phiếu của Honda tăng 250 Yên/cổ phiếu, tức 6,7%, lên mức 3.960 Yên/cổ phiếu.
”Giới đầu tư vui mừng trước những thông tin lợi nhuận mà các công ty công bố, đẩy chứng khoán đi lên”, Hiroichi Nishi, Giám đốc phụ trách đầu tư tại công ty chứng khoán Nikko Cordial tại Tokyo nhận định.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI tăng 1,3% lên mức 2.001,79 điểm. Cổ phiếu của “đại gia” công nghiệp năng Doosan tăng mạnh do kỳ vọng của giới đầu tư vào việc hãng này sẽ công bố lợi nhuận tăng mạnh vào tháng tới. Cổ phiếu của Doosan tăng 2,7% lên mức 168.500 Won/cổ phiếu. Mức giá kỷ lục từ trước đến này của cổ phiếu này là 177.500 Won/cổ phiếu.
“Lợi nhuận của Doosan khá ổn định và tiềm năng tăng trưởng là rất cao nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tàu thủy và nhu cầu mua thiết bị cao cho các nhà máy từ khu vực Trung Đông”, nhà phân tích JD Song của công ty chứng khoán Samsung nói. Giới phân tích dự báo, lợi nhuận hoạt động quý 3 của Doosan sẽ là 68,9 tỷ Won, tăng gấp hơn 2 lần so với mức 29,4 tỷ Won của tập đoàn này cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Sheng tăng 0,9% lên mức 30.129,60 điểm, sát nút kỷ lục 30.320,06 điểm. Các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường Hồng Kông vui mừng chào đón thông tin lợi nhuận từ các công ty lớn như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) và Bảo hiểm Ping An. ”Thị trường đang tiến lên”, Alex Tan, một nhà phân tích tại công ty chứng khoán CSC nhận định. “Các con số thống kê về lợi nhuận đầy hứa hẹn và sẽ là một động lực nâng đỡ thị trường”. ”Những kỳ vọng về việc FED cắt giảm lãi suất chính là động lực chủ chốt đẩy thị trường chứng khoán Hồng Kông lên,” Castor Pang, một nhà chiến lược tại công ty tài chính Sun Hung Kai Financial nói.
Tuy nhiên, những lo ngại về việc Trung Quốc có thể sẽ còn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt kinh tế đã hạn chế đà tăng của thị trường. Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,5%, thấp hơn chút ít so với mức 11,9% trong quý 2 – mức cao nhất trong vòng 12 năm qua. Trong năm nay, việc Bắc Kinh liên tục tăng lãi suất để kiềm chế tốc độ tăng GDP của nước này dường như chưa mấy hiệu quả.
Do vậy, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tiếp tục đi xuống, với chỉ số SCI trên thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 1,2% xuống còn 5.498,58 điểm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể của Trung Quốc là nhân tố thúc đẩy giá cổ phiếu của các công ty khai mỏ trên thị trường chứng khoán Australia tăng, vì nhu cầu đối với quặng sắt, than và các nguyên vật liệu khác từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ở mức cao, tăng lợi nhuận của các công ty khai mỏ như BHP Billiton và Rio Tinto.
Chỉ số All Ordinaries của thị trường Australia tăng 0,9% lên mức 6.703,20 điểm, chỉ số S&P ASX của thị trường này cũng tăng 0,9% lên mức 6.685 điểm.
Cổ phiếu của các công ty khai mỏ trên thị trường Philippines cũng tăng mạnh, nâng chỉ số chủ chốt của thị trường này thêm 0,2%, lên mức 3.775,19 điểm.
Chỉ số chính của thị trường chứng khoán Jakarta, Indonesia tăng 1,0% lên mức 2.622,96 điểm. Chỉ số KLCI của Malaysia tăng 0,7% lên 1.388,48 điểm.
Chỉ số SET của thị trường chứng khoán Thái Lan tăng 0,9% lên 901,26 điểm.
(Theo CNN)
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á đã tạm thời quên đi tình hình không mấy sáng sủa trên thị trường chứng khoán Mỹ và giá dầu tiếp tục đạt kỷ lục mới. Ngoài ra, việc giới quan sát tiếp tục kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ một lần nữa cắt giảm lãi suất đồng USD vào cuộc họp sắp tới cũng là yếu tố nâng đỡ chứng khoán châu Á.
Chứng khoán Mỹ ảm đạm
Ngày 25/10 tại Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm 3,33 điểm xuống còn 13.671,92 điểm sau khi liên tục biến động trước những lo ngại về nhu cầu suy yếu trên thị trường bất động sản. Lý do ở đây là các nhà đầu tư không còn tin cậy những số liệu thống kê của Chính phủ cho thấy lượng nhà bán ra đã tăng 4,8% trong tháng 8 so với tháng 9.
Ban đầu, thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực trước con số này vì các nhà kinh tế trước đó đã dự báo doanh số nhà bán ra giảm. Tuy nhiên, sau đó, chính đây lại là yếu tố kéo lùi chứng khoán Mỹ vì doanh số nhà bán ra trong tháng 9 tăng là do số liệu của tháng 8 đã bị điều chỉnh mạnh. Bên cạnh đó, các công ty xây dựng đã phải tiến hành giảm giá trong tháng 9 để thúc đẩy bán ra.
Những chỉ số chứng khoán chính khác trên thị trường Mỹ cũng giảm mạnh. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 1,48 điểm, tương đương 0,1%, xuống còn 1.514,40 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 23,90 điểm, tương đương 0,9%, xuống còn 2.750,86 điểm.
Chứng khoán châu Á vẫn bay cao
Tuy nhiên, những thông tin khả quan về kết quả kinh doanh của các công ty châu Á là một bằng chứng rõ ràng về sự thật rằng, châu Á vẫn bình an vô sự trước sự suy thoái của kinh tế Mỹ và những vấn đề tiêu cực của các thị trường tín dụng toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ nhất trong kết quả kinh doanh quý 4 của ngân hàng DBS của Singapore, với lợi nhuận tăng mạnh bất chấp sự sụt giảm doanh số do bóng đem trên thị trường tài chính thế giới.
Giá cổ phiếu DBS tăng thêm 2,4% lên mức 21,80 đôla Singapore/cổ phiếu, góp phần nâng chỉ số chủ chốt STI của thị trường chứng khoán Singapore thêm 1,1%, lên mức 3.747,26 điểm. Giá các loại cổ phiếu ngân hàng khác của Singapore cũng tăng đáng kể.
Lợi nhuận của các công ty khác tại Nhật Bản và Hồng Kông là những bằng chứng xa hơn về sức dẻo dai của thị trường chứng khoán châu Á, cho thấy khu vực này có thể hấp thụ mức giá dầu cao ngất ngưởng. “Tại một thời điểm nhất định nào đó, ảnh hưởng có thể rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dường như các nước châu Á có thể hấp thụ được giá dầu cao ở mức này. Các nền kinh tế châu Á dường như vẫn hoạt động tốt, có thể là do nhu cầu trong nước cao đã nâng đỡ những nền kinh tế này”, Alvin Liew, một nhà kinh tế tại Standard Chartered nhận định.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo, Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,8% lên mức 16.414,82 điểm. Giá cổ phiếu của Sony, hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn thứ 2 thế giới tăng mạnh sau khi hãng này tuyên bố đã trở lại với lợi nhuận trong quý tài chính thứ 2 nhờ đồng Yên yếu và doanh số máy ảnh kỹ thuật số tăng. Giá cổ phiếu của Sony tăng thêm 330 Yên/cổ phiếu, tương đương 6,5%, lên mức 5.440 Yên/cổ phiếu.
Cổ phiếu của Honda, hãng sản xuất ôtô lớn thứ 2 của Nhật, cũng tăng mạnh sau khi hãng tuyến bố lợi nhuận ròng tăng tới 38,1% trong quý 1 của năm tài chính này, nhờ doanh số ở các thị trường nước ngoài rất khả quan. Cổ phiếu của Honda tăng 250 Yên/cổ phiếu, tức 6,7%, lên mức 3.960 Yên/cổ phiếu.
”Giới đầu tư vui mừng trước những thông tin lợi nhuận mà các công ty công bố, đẩy chứng khoán đi lên”, Hiroichi Nishi, Giám đốc phụ trách đầu tư tại công ty chứng khoán Nikko Cordial tại Tokyo nhận định.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI tăng 1,3% lên mức 2.001,79 điểm. Cổ phiếu của “đại gia” công nghiệp năng Doosan tăng mạnh do kỳ vọng của giới đầu tư vào việc hãng này sẽ công bố lợi nhuận tăng mạnh vào tháng tới. Cổ phiếu của Doosan tăng 2,7% lên mức 168.500 Won/cổ phiếu. Mức giá kỷ lục từ trước đến này của cổ phiếu này là 177.500 Won/cổ phiếu.
“Lợi nhuận của Doosan khá ổn định và tiềm năng tăng trưởng là rất cao nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tàu thủy và nhu cầu mua thiết bị cao cho các nhà máy từ khu vực Trung Đông”, nhà phân tích JD Song của công ty chứng khoán Samsung nói. Giới phân tích dự báo, lợi nhuận hoạt động quý 3 của Doosan sẽ là 68,9 tỷ Won, tăng gấp hơn 2 lần so với mức 29,4 tỷ Won của tập đoàn này cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Sheng tăng 0,9% lên mức 30.129,60 điểm, sát nút kỷ lục 30.320,06 điểm. Các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường Hồng Kông vui mừng chào đón thông tin lợi nhuận từ các công ty lớn như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) và Bảo hiểm Ping An. ”Thị trường đang tiến lên”, Alex Tan, một nhà phân tích tại công ty chứng khoán CSC nhận định. “Các con số thống kê về lợi nhuận đầy hứa hẹn và sẽ là một động lực nâng đỡ thị trường”. ”Những kỳ vọng về việc FED cắt giảm lãi suất chính là động lực chủ chốt đẩy thị trường chứng khoán Hồng Kông lên,” Castor Pang, một nhà chiến lược tại công ty tài chính Sun Hung Kai Financial nói.
Tuy nhiên, những lo ngại về việc Trung Quốc có thể sẽ còn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt kinh tế đã hạn chế đà tăng của thị trường. Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,5%, thấp hơn chút ít so với mức 11,9% trong quý 2 – mức cao nhất trong vòng 12 năm qua. Trong năm nay, việc Bắc Kinh liên tục tăng lãi suất để kiềm chế tốc độ tăng GDP của nước này dường như chưa mấy hiệu quả.
Do vậy, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tiếp tục đi xuống, với chỉ số SCI trên thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 1,2% xuống còn 5.498,58 điểm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể của Trung Quốc là nhân tố thúc đẩy giá cổ phiếu của các công ty khai mỏ trên thị trường chứng khoán Australia tăng, vì nhu cầu đối với quặng sắt, than và các nguyên vật liệu khác từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ở mức cao, tăng lợi nhuận của các công ty khai mỏ như BHP Billiton và Rio Tinto.
Chỉ số All Ordinaries của thị trường Australia tăng 0,9% lên mức 6.703,20 điểm, chỉ số S&P ASX của thị trường này cũng tăng 0,9% lên mức 6.685 điểm.
Cổ phiếu của các công ty khai mỏ trên thị trường Philippines cũng tăng mạnh, nâng chỉ số chủ chốt của thị trường này thêm 0,2%, lên mức 3.775,19 điểm.
Chỉ số chính của thị trường chứng khoán Jakarta, Indonesia tăng 1,0% lên mức 2.622,96 điểm. Chỉ số KLCI của Malaysia tăng 0,7% lên 1.388,48 điểm.
Chỉ số SET của thị trường chứng khoán Thái Lan tăng 0,9% lên 901,26 điểm.
(Theo CNN)