Chứng khoán thế giới tăng điểm, Bảng Anh thoát đáy
Sự tăng điểm này diễn ra sau hai phiên giao dịch mà hơn 3 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa bị quét khỏi thị trường chứng khoán thế giới
Thị trường tài chính toàn cầu đã cho thấy những tín hiệu của sự bình ổn trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, sau hai phiên lao dốc chóng mặt trước đó do tác động của việc Anh rời EU (Brexit). Các chỉ số chứng khoán đã “chuyển xanh”, tỷ giá đồng Bảng Anh cũng hồi phục khỏi mức thấp kỷ lục.
Tờ Wall Street Journal cho biết, chỉ số công nghiệp Dow Jones của chứng khoán Mỹ đã kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6 với mức tăng 1,6%. Cũng tại Phố Wall, S&P 500 tăng 1,8% và Nasdaq tăng 2,1%.
Sự tăng điểm này diễn ra sau hai phiên giao dịch mà hơn 3 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa bị quét khỏi thị trường chứng khoán thế giới. Nhân tố dẫn đến sự giảm điểm lịch sử này là việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6.
Phiên hôm qua, đồng Bảng đã tăng giá 0,9% so với đồng USD, lên mức 1,336 USD đổi 1 Bảng. Tuy nhiên, tỷ giá đồng Bảng vẫn đang ở gần mức đáy của hơn 3 thập kỷ thiết lập vào phiên trước.
Chỉ số Stoxx Europe 600 của chứng khoán châu Âu tăng 2,6%, sau khi giảm gần 11% trong hai phiên trước đó. Các cổ phiếu tài chính là thuộc những nhóm tăng giá mạnh nhất sau hai ngày dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường.
“Các nhà đầu tư đang trở lại thị trường với tâm lý thận trọng. Sau hai ngày bán tháo, họ bắt đầu cho rằng đã đến lúc mua vào”, nhà giao dịch Frank Ingarra thuộc công ty quản lý tài sản NorthCoast Asset Management phát biểu.
Giới giao dịch nói thị trường đang tĩnh tâm trở lại sau hai phiên hoảng loạn và bán tháo.
Cùng với đó, nhu cầu đối với các tài sản an toàn như Yên Nhật, trái phiếu kho bạc Mỹ, và vàng cũng giảm xuống. Chốt phiên tại New York, giá vàng giao ngay giảm 12,6 USD/oz, tương đương giảm gần 1%, còn 1.312,5 USD/oz.
Ông Mark Dowding, nhà quản lý danh mục cấp cao thuộc công ty quản lý quỹ BlueBay Asset Management, nói thị trường toàn cầu có thể ổn định trở lại sau đợt sụt giảm vừa rồi, và ảnh hưởng của Brexit đối với thị trường châu Âu và Mỹ sẽ không lớn như đối với thị trường Anh.
“Tôi cho rằng chúng ta đã chứng kiến điều tồi tệ nhất đối với thị trường toàn cầu, nhưng điều tồi tệ nhất đối với nước Anh có thể còn chưa xảy ra”, ông Dowding nói. Nhà quản lý quỹ này cảnh báo đồng Bảng có thể sẽ lại giảm giá và giảm về mức 1,2 USD đổi 1 Bảng.
Nước Anh đang đối mặt với “một cuộc khủng hoảng kinh tế, một cuộc khủng hoảng hiến pháp, một cuộc khủng hoảng chính trị. Triển vọng đối với đồng Bảng đang rất xấu”, ông Dowding nhận định.
Trên thị trường hàng hóa cơ bản, giá dầu thô đã tăng trở lại sau 2 phiên giảm. Nhân tố giúp giá dầu phục hồi là đồng USD xuống giá và cuộc đình công của công nhân ngành dầu lửa Na Uy. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau ở Mỹ tăng 3,3%, chốt phiên ở mức 47,85 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Á đã chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba với mức tăng điểm nhẹ. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật tăng 0,1%, dù trong phiên có lúc giảm tới 1,9%.
Nhiều nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng các ngân hàng trung ương lớn có động thái để ứng phó với rủi ro tiềm tàng đối với tăng trưởng toàn cầu mà Brexit gây ra. Có một số dự báo cho rằng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ cắt giảm lãi suất và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Các nhà đầu tư và giao dịch đang đặt cược nhiều hơn vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm lãi suất thay vì tăng trong thời gian từ nay đến cuối năm.
Tờ Wall Street Journal cho biết, chỉ số công nghiệp Dow Jones của chứng khoán Mỹ đã kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6 với mức tăng 1,6%. Cũng tại Phố Wall, S&P 500 tăng 1,8% và Nasdaq tăng 2,1%.
Sự tăng điểm này diễn ra sau hai phiên giao dịch mà hơn 3 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa bị quét khỏi thị trường chứng khoán thế giới. Nhân tố dẫn đến sự giảm điểm lịch sử này là việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6.
Phiên hôm qua, đồng Bảng đã tăng giá 0,9% so với đồng USD, lên mức 1,336 USD đổi 1 Bảng. Tuy nhiên, tỷ giá đồng Bảng vẫn đang ở gần mức đáy của hơn 3 thập kỷ thiết lập vào phiên trước.
Chỉ số Stoxx Europe 600 của chứng khoán châu Âu tăng 2,6%, sau khi giảm gần 11% trong hai phiên trước đó. Các cổ phiếu tài chính là thuộc những nhóm tăng giá mạnh nhất sau hai ngày dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường.
“Các nhà đầu tư đang trở lại thị trường với tâm lý thận trọng. Sau hai ngày bán tháo, họ bắt đầu cho rằng đã đến lúc mua vào”, nhà giao dịch Frank Ingarra thuộc công ty quản lý tài sản NorthCoast Asset Management phát biểu.
Giới giao dịch nói thị trường đang tĩnh tâm trở lại sau hai phiên hoảng loạn và bán tháo.
Cùng với đó, nhu cầu đối với các tài sản an toàn như Yên Nhật, trái phiếu kho bạc Mỹ, và vàng cũng giảm xuống. Chốt phiên tại New York, giá vàng giao ngay giảm 12,6 USD/oz, tương đương giảm gần 1%, còn 1.312,5 USD/oz.
Ông Mark Dowding, nhà quản lý danh mục cấp cao thuộc công ty quản lý quỹ BlueBay Asset Management, nói thị trường toàn cầu có thể ổn định trở lại sau đợt sụt giảm vừa rồi, và ảnh hưởng của Brexit đối với thị trường châu Âu và Mỹ sẽ không lớn như đối với thị trường Anh.
“Tôi cho rằng chúng ta đã chứng kiến điều tồi tệ nhất đối với thị trường toàn cầu, nhưng điều tồi tệ nhất đối với nước Anh có thể còn chưa xảy ra”, ông Dowding nói. Nhà quản lý quỹ này cảnh báo đồng Bảng có thể sẽ lại giảm giá và giảm về mức 1,2 USD đổi 1 Bảng.
Nước Anh đang đối mặt với “một cuộc khủng hoảng kinh tế, một cuộc khủng hoảng hiến pháp, một cuộc khủng hoảng chính trị. Triển vọng đối với đồng Bảng đang rất xấu”, ông Dowding nhận định.
Trên thị trường hàng hóa cơ bản, giá dầu thô đã tăng trở lại sau 2 phiên giảm. Nhân tố giúp giá dầu phục hồi là đồng USD xuống giá và cuộc đình công của công nhân ngành dầu lửa Na Uy. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau ở Mỹ tăng 3,3%, chốt phiên ở mức 47,85 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Á đã chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba với mức tăng điểm nhẹ. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật tăng 0,1%, dù trong phiên có lúc giảm tới 1,9%.
Nhiều nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng các ngân hàng trung ương lớn có động thái để ứng phó với rủi ro tiềm tàng đối với tăng trưởng toàn cầu mà Brexit gây ra. Có một số dự báo cho rằng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ cắt giảm lãi suất và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Các nhà đầu tư và giao dịch đang đặt cược nhiều hơn vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm lãi suất thay vì tăng trong thời gian từ nay đến cuối năm.