Brexit khiến chứng khoán thế giới hai phiên mất 3 nghìn tỷ USD
Chưa khi nào trong lịch sử thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự sụt giảm giá trị “kinh hoàng” đến như vậy
Thị trường chứng khoán toàn cầu đang gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ việc cử tri Anh chọn chia tay với Liên minh Châu Âu (EU).
Vượt xa 2008
Các tỷ phú của thế giới đang chịu tác động mạnh từ biến động chứng khoán toàn cầu hậu Brexit.
Vượt xa 2008
Trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước và thứ Hai tuần này, hai phiên giao dịch đầu tiên “hậu Brexit”, lượng vốn hóa hơn 3 nghìn tỷ USD đã bị cuốn phăng khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của thế giới.
Theo hãng tin CNBC, đây là mức thiệt hại được ước tính bởi công ty S&P Global. Chưa khi nào trong lịch sử thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự sụt giảm giá trị “kinh hoàng” đến như vậy.
Nhà phân tích Howard Silverblatt của S&P nói rằng những mất mát mà giới đầu tư toàn cầu phải hứng chịu sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 của Anh lớn hơn nhiều so với những những phiên giao dịch đen tối nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Trong hai phiên vừa qua, riêng thị trường Mỹ mất 1,3 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa - ông Silverblatt nhấn mạnh.
Phiên ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Phố Wall mất hơn 260 điểm, tương đương mức giảm 1,5%, “dễ chịu” hơn nhiều so với mức giảm gần 7% của chỉ số FTSE 250 tại Sở giao dịch chứng khoán London. Tỷ giá đồng Bảng Anh tiếp tục lập đáy mới của 31 năm khi chốt phiên giao dịch đầu tuần.
Nhà phân tích Julian Jessop thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics cho rằng sự biến động gia tăng của thị trường không hẳn đồng nghĩa với việc “thế giới đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Trên thực tế, sự sụt giá của đồng Bảng so với đồng USD không quá tệ nếu so với bối cảnh cụ thể”.
Theo hãng tin CNBC, đây là mức thiệt hại được ước tính bởi công ty S&P Global. Chưa khi nào trong lịch sử thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự sụt giảm giá trị “kinh hoàng” đến như vậy.
Nhà phân tích Howard Silverblatt của S&P nói rằng những mất mát mà giới đầu tư toàn cầu phải hứng chịu sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 của Anh lớn hơn nhiều so với những những phiên giao dịch đen tối nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Trong hai phiên vừa qua, riêng thị trường Mỹ mất 1,3 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa - ông Silverblatt nhấn mạnh.
Phiên ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Phố Wall mất hơn 260 điểm, tương đương mức giảm 1,5%, “dễ chịu” hơn nhiều so với mức giảm gần 7% của chỉ số FTSE 250 tại Sở giao dịch chứng khoán London. Tỷ giá đồng Bảng Anh tiếp tục lập đáy mới của 31 năm khi chốt phiên giao dịch đầu tuần.
Nhà phân tích Julian Jessop thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics cho rằng sự biến động gia tăng của thị trường không hẳn đồng nghĩa với việc “thế giới đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Trên thực tế, sự sụt giá của đồng Bảng so với đồng USD không quá tệ nếu so với bối cảnh cụ thể”.
Ông Jessop nhấn mạnh rằng tỷ giá đồng Bảng vẫn đang ở ngưỡng hợp lý nếu đánh giá trên tỷ trọng thương mại (trade-weighted).
Trái phiếu chính phủ hưởng lợi
Trái phiếu chính phủ hưởng lợi
Theo số liệu từ hãng tin Bloomberg, nhóm 400 người giàu nhất thế giới thuộc xếp hạng Bloomberg’s Billionaires Index đã chứng kiến tài sản ròng bốc hơi tổng cộng 127 tỷ USD trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước. Phiên ngày thứ Hai, nhóm này mất thêm 69,2 tỷ USD, nâng mức thiệt hại của hai phiên lên 196,2 tỷ USD.
Trong đó, thiệt hại nặng nhất thuộc về các tỷ phú của châu Âu. Trong hai phiên, các tỷ phú châu Âu thuộc nhóm 400 người giàu nhất thế giới mất tổng cộng 81,7 tỷ USD.
“Brexit là cú sốc tiền tệ lớn nhất của thế giới kể từ năm 2008”, học giả David Beckworth tại Mercatus Center thuộc Đại học George Manson nhận định.
Đối mặt với tình trạng cổ phiếu rớt giá thảm hại, giới đầu tư toàn cầu đang đổ xô mua trái phiếu chính phủ để phòng ngừa rủi ro. Những loại trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao đã tăng giá mạnh trong mấy ngày qua, đẩy lợi suất xuống mức gần thấp kỷ lục.
Ông Backworth nhấn mạnh rằng nhu cầu tài sản an toàn của các nhà đầu tư đang vượt nguồn cung, đồng nghĩa với việc những đồng tiền như Yên Nhật và USD cũng như trái phiếu chính phủ và vàng sẽ còn tiếp tục tăng giá mạnh.
Kể từ khi Brexit trở thành “câu cửa miệng” trên các thị trường, những nhà đầu tư sợ rủi ro đã bán tháo tài sản vì lo việc Anh rời EU sẽ tạo ra những cơn địa chấn trên khắp toàn cầu.
Đối mặt với tình trạng cổ phiếu rớt giá thảm hại, giới đầu tư toàn cầu đang đổ xô mua trái phiếu chính phủ để phòng ngừa rủi ro. Những loại trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao đã tăng giá mạnh trong mấy ngày qua, đẩy lợi suất xuống mức gần thấp kỷ lục.
Ông Backworth nhấn mạnh rằng nhu cầu tài sản an toàn của các nhà đầu tư đang vượt nguồn cung, đồng nghĩa với việc những đồng tiền như Yên Nhật và USD cũng như trái phiếu chính phủ và vàng sẽ còn tiếp tục tăng giá mạnh.
Kể từ khi Brexit trở thành “câu cửa miệng” trên các thị trường, những nhà đầu tư sợ rủi ro đã bán tháo tài sản vì lo việc Anh rời EU sẽ tạo ra những cơn địa chấn trên khắp toàn cầu.
Trong khi giới phân tích nói rằng Anh hoàn toàn có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nữa, thì các thị trường có lẽ vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho việc đón thêm những phiên giao dịch đen tối.