Chứng khoán: Thiếu “nhiệt” trong ngày đối thoại
Ngày đối thoại giữa các công ty niêm yết và các nhà đầu tư đã diễn ra không như mong đợi
Ngày đối thoại giữa các công ty niêm yết và các nhà đầu tư đã diễn ra không như mong đợi.
Theo dự kiến của Ban tổ chức sẽ có khoảng 70-100 doanh nghiệp và trên 1.000 nhà đầu tư tham dự cuộc gặp gỡ, diễn ra ngày 16/12 tại Hà Nôi. Tuy nhiên, số lượng nhà đầu tư đến hội thảo chỉ khoảng 300 và số doanh nghiệp tham gia chưa đến 40.
Nhà đầu tư đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, định hướng và mục đích của việc phân tán đầu tư vào các lĩnh vực trái ngành, cùng lo lắng về tình hình thị trường ảm đạm trong thời gian gần đây. Một số câu hỏi về sức nặng của đợt IPO các doanh nghiệp lớn sắp tới được trả lời một cách chung chung và những câu hỏi về việc thực hiện Chỉ thị 03 đều bị từ chối trả lời.
Đáp lại hoài nghi của các nhà đầu tư về kế hoạch đầu tư vào các khu resort của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM), ông Đỗ Văn Trắc, Tổng giám đốc Công ty cho biết:
“Khi đầu tư vào sản xuất cáp quang cần tính đến nhu cầu thị trường. Thị trường cáp quang Việt Nam không lớn lắm. Chúng tôi đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cáp quang hiện đại số một ở Việt Nam, đủ sức để cạnh tranh trong lĩnh vực này. Như vậy, SACOM đã đi đúng hướng trong đầu tư chuyên ngành và đã là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất cáp phục vụ cho mạng viễn thông.
Trong khi, số tiền thặng dư huy động được là 1.700 tỷ đồng, mà đất cát thì chỉ có hạn, thời cơ không nhiều. Vì thế, việc tranh thủ được dự án resort ở Đà Lạt này là một thuận lợi cho SACOM, tôi tin là sẽ thành công. Lợi nhuận năm tới và năm tới nữa sẽ được đảm bảo cho nhà đầu tư với một tỷ lệ chia hợp lý. SACOM cũng phải mở rộng hướng đi để phát triển bền vững”.
Về chiến lược đầu tư tự doanh của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị giải thích:
“Chúng tôi đã đầu tư hiệu quả số tiền thu được, không nhiều vào cổ phiếu trên sàn mà tập trung vào cổ phiếu chưa niêm yết. Vì khả năng thẩm định tốt nên các khoản đầu tư của SSI có tính an toàn cao.
Doanh thu tự doanh của SSI trong quý 3 giảm rất nhiều so với quý 2 là do việc mua và bán tuỳ thuộc vào thời điểm của thị trường. Khi thị trường không có ai mua thì chúng tôi mua và ngược lại. Đấy là sự khác biệt giữa SSI và các công ty khác”.
Nhận xét về kế hoạch huy động vốn ở thị trường nước ngoài, ông Hưng cho biết: “Cách đây chỉ một tháng, chúng tôi nhìn thấy việc niêm yết trên sàn Singapore chỉ mang tính chất hình ảnh. Nhưng đến nay, chúng tôi đã nhận ra điều quan trọng hơn là: thị trường Việt Nam quá nhỏ cho việc huy động vốn. Chúng tôi muốn là doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên thị trường nước ngoài và tôi nghĩ là trong năm 2008”.
Giải đáp về tin đồn “Tổng giám đốc BVSC sắp chuyển sang công ty khác”, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) chia sẻ:
“Tin đồn này có thể xuất phát từ những lời mời của một số công ty chứng khoán, một số tập đoàn đa ngành tư nhân. Với tư cách cá nhân, tôi khẳng định: là người đã gắn bó với BVSC ngay từ những ngày đầu mới thành lập, cùng BVSC trải qua những thời kỳ khó khăn nhất, đã xây dựng được nền tảng hoạt động vững chắc nên tôi không có ý định rời khỏi công ty”.
Gặp gỡ ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch Câu lạc bộ Các tổ chức niêm yết sau buổi đối thoại, ông Trắc cho biết: “Kết quả đối thoại lần này không tốt như những cuộc đối thoại trước đây ở Tp.HCM. Câu lạc bộ sẽ có văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp vắng mặt trong cuộc đối thoại này”.
Theo dự kiến của Ban tổ chức sẽ có khoảng 70-100 doanh nghiệp và trên 1.000 nhà đầu tư tham dự cuộc gặp gỡ, diễn ra ngày 16/12 tại Hà Nôi. Tuy nhiên, số lượng nhà đầu tư đến hội thảo chỉ khoảng 300 và số doanh nghiệp tham gia chưa đến 40.
Nhà đầu tư đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, định hướng và mục đích của việc phân tán đầu tư vào các lĩnh vực trái ngành, cùng lo lắng về tình hình thị trường ảm đạm trong thời gian gần đây. Một số câu hỏi về sức nặng của đợt IPO các doanh nghiệp lớn sắp tới được trả lời một cách chung chung và những câu hỏi về việc thực hiện Chỉ thị 03 đều bị từ chối trả lời.
Đáp lại hoài nghi của các nhà đầu tư về kế hoạch đầu tư vào các khu resort của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM), ông Đỗ Văn Trắc, Tổng giám đốc Công ty cho biết:
“Khi đầu tư vào sản xuất cáp quang cần tính đến nhu cầu thị trường. Thị trường cáp quang Việt Nam không lớn lắm. Chúng tôi đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cáp quang hiện đại số một ở Việt Nam, đủ sức để cạnh tranh trong lĩnh vực này. Như vậy, SACOM đã đi đúng hướng trong đầu tư chuyên ngành và đã là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất cáp phục vụ cho mạng viễn thông.
Trong khi, số tiền thặng dư huy động được là 1.700 tỷ đồng, mà đất cát thì chỉ có hạn, thời cơ không nhiều. Vì thế, việc tranh thủ được dự án resort ở Đà Lạt này là một thuận lợi cho SACOM, tôi tin là sẽ thành công. Lợi nhuận năm tới và năm tới nữa sẽ được đảm bảo cho nhà đầu tư với một tỷ lệ chia hợp lý. SACOM cũng phải mở rộng hướng đi để phát triển bền vững”.
Về chiến lược đầu tư tự doanh của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị giải thích:
“Chúng tôi đã đầu tư hiệu quả số tiền thu được, không nhiều vào cổ phiếu trên sàn mà tập trung vào cổ phiếu chưa niêm yết. Vì khả năng thẩm định tốt nên các khoản đầu tư của SSI có tính an toàn cao.
Doanh thu tự doanh của SSI trong quý 3 giảm rất nhiều so với quý 2 là do việc mua và bán tuỳ thuộc vào thời điểm của thị trường. Khi thị trường không có ai mua thì chúng tôi mua và ngược lại. Đấy là sự khác biệt giữa SSI và các công ty khác”.
Nhận xét về kế hoạch huy động vốn ở thị trường nước ngoài, ông Hưng cho biết: “Cách đây chỉ một tháng, chúng tôi nhìn thấy việc niêm yết trên sàn Singapore chỉ mang tính chất hình ảnh. Nhưng đến nay, chúng tôi đã nhận ra điều quan trọng hơn là: thị trường Việt Nam quá nhỏ cho việc huy động vốn. Chúng tôi muốn là doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên thị trường nước ngoài và tôi nghĩ là trong năm 2008”.
Giải đáp về tin đồn “Tổng giám đốc BVSC sắp chuyển sang công ty khác”, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) chia sẻ:
“Tin đồn này có thể xuất phát từ những lời mời của một số công ty chứng khoán, một số tập đoàn đa ngành tư nhân. Với tư cách cá nhân, tôi khẳng định: là người đã gắn bó với BVSC ngay từ những ngày đầu mới thành lập, cùng BVSC trải qua những thời kỳ khó khăn nhất, đã xây dựng được nền tảng hoạt động vững chắc nên tôi không có ý định rời khỏi công ty”.
Gặp gỡ ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch Câu lạc bộ Các tổ chức niêm yết sau buổi đối thoại, ông Trắc cho biết: “Kết quả đối thoại lần này không tốt như những cuộc đối thoại trước đây ở Tp.HCM. Câu lạc bộ sẽ có văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp vắng mặt trong cuộc đối thoại này”.