Cơ hội bán lẻ lớn vì người Việt “giàu ngầm”
Thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì người Việt giàu hơn so với những gì được biết?
Công ty tư vấn kiểm toán KPMG mới đây công bố báo cáo mang tựa đề “Việt Nam: Mở cửa đón đầu tư” phân tích môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Trong đó, KPMG cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì người Việt giàu hơn so với những gì được biết.
Theo các chuyên gia của KPMG, so với ở Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng cao hơn trong nền kinh tế. Mặt khác, trên thực tế, do có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân không được thống kê, người dân Việt Nam có thể giàu hơn những con số thống kê đã biết. Sự “giàu ngầm” này có thể đẩy thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam lên thêm 30% và con số này thậm chí còn cao hơn ở những thành phố lớn.
Theo KPMG, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện là 800 USD, nhưng nếu tính cả những thu nhập chưa được thống kê hết, con số này có thể đạt mức trên 1.000 USD. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM, con số này thậm chí còn có thể cao gấp đôi.
Đây chính là một phần lý do tại sao giá trị bán lẻ của Việt Nam ở mức 43,5% so với GDP, cao hơn so với của Trung Quốc (35%) và Thái Lan (33%), mặc dù Việt Nam mới chỉ có 27% dân số sống ở thành thị và là một trong những nước có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất ở châu Á.
Hiện tại, thu nhập dành cho tiêu dùng của người Việt Nam đang tăng thêm 2 tỷ USD mỗi năm, và sẽ đạt 30 tỷ USD trong năm nay.
Ralf Matheas, một chuyên gia của công ty nghiên cứu thị trường TNS tại Việt Nam nói: “Người Việt Nam giàu hơn nhiều so với phần lớn mọi người vẫn nghĩ.” Ngạc nhiên hơn, chuyên gia này cho rằng, thu nhập hộ gia đình tính theo tháng tại Tp.HCM cao ngang với mức GDP cả năm của toàn quốc tính trên mỗi hộ gia đình.
Mặt khác, hiện mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ người lệ thuộc đang giảm mạnh từ mức 4 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 1987 xuống mức 2,5 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 2007. Nhờ thế mà trong 10 năm qua, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong các gia đình Việt Nam đã tăng thêm được 83%.
Các sản phẩm dinh dưỡng như sữa, nước hoa quả, đồ hộp, … đang là những sản phẩm có tốc độ nhu cầu tăng trưởng mạnh, là đầu tàu thúc đẩy doanh số bán lẻ. Ngoài thực phẩm, nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất là sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng.
Từ năm 2000, doanh số các mặt hàng quần áo, giầy dép và mỹ phẩm tăng với tốc độ bình quân từ 11% đến 14%. Trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng, tốc độ tăng trưởng doanh số của các mặt hàng rất khác nhau, doanh số TV chỉ tăng có 6% mỗi năm, trong khi doanh số máy giặt lại tăng tới 11%/năm. Các sản phẩm dược phẩm cũng đạt tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm 13% kể từ năm 2000.
Theo thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam, thuế nhập khẩu phần đánh vào phần lớn các mặt hàng tiêu dùng sẽ giảm từ 5% đến 10% trước năm 2012. Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất có thể sẽ diễn ra trong lĩnh vực bán lẻ trực tiếp. Sau ngày 1/1/2009, các công ty nước ngoài có thể thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn ngoại với rất ít hạn chế về sản phẩm.
Nhiều hãng bán lẻ nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng sự hiện diện ở Việt Nam. Bourbon, Parkson và Metro đang mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam, trong khi Tesco, Wal-Mart và Carrefour có khả năng sẽ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian không xa. Hiện Metro đang có dự định mở thêm cửa hàng thứ 8 tại Việt Nam. Có nguồn tin cho biết, Parkson có dự định đạt con số 10 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2009.
Hiện phần lớn hoạt động bán lẻ ở Việt Nam vẫn diễn ra tại các chợ ngoài trời, nhưng người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang mua hàng nhiều hơn tại các siêu thị và các trung tâm bán lẻ trực tiếp.
Trong đó, KPMG cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì người Việt giàu hơn so với những gì được biết.
Theo các chuyên gia của KPMG, so với ở Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng cao hơn trong nền kinh tế. Mặt khác, trên thực tế, do có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân không được thống kê, người dân Việt Nam có thể giàu hơn những con số thống kê đã biết. Sự “giàu ngầm” này có thể đẩy thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam lên thêm 30% và con số này thậm chí còn cao hơn ở những thành phố lớn.
Theo KPMG, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện là 800 USD, nhưng nếu tính cả những thu nhập chưa được thống kê hết, con số này có thể đạt mức trên 1.000 USD. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM, con số này thậm chí còn có thể cao gấp đôi.
Đây chính là một phần lý do tại sao giá trị bán lẻ của Việt Nam ở mức 43,5% so với GDP, cao hơn so với của Trung Quốc (35%) và Thái Lan (33%), mặc dù Việt Nam mới chỉ có 27% dân số sống ở thành thị và là một trong những nước có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất ở châu Á.
Hiện tại, thu nhập dành cho tiêu dùng của người Việt Nam đang tăng thêm 2 tỷ USD mỗi năm, và sẽ đạt 30 tỷ USD trong năm nay.
Ralf Matheas, một chuyên gia của công ty nghiên cứu thị trường TNS tại Việt Nam nói: “Người Việt Nam giàu hơn nhiều so với phần lớn mọi người vẫn nghĩ.” Ngạc nhiên hơn, chuyên gia này cho rằng, thu nhập hộ gia đình tính theo tháng tại Tp.HCM cao ngang với mức GDP cả năm của toàn quốc tính trên mỗi hộ gia đình.
Mặt khác, hiện mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ người lệ thuộc đang giảm mạnh từ mức 4 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 1987 xuống mức 2,5 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 2007. Nhờ thế mà trong 10 năm qua, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong các gia đình Việt Nam đã tăng thêm được 83%.
Các sản phẩm dinh dưỡng như sữa, nước hoa quả, đồ hộp, … đang là những sản phẩm có tốc độ nhu cầu tăng trưởng mạnh, là đầu tàu thúc đẩy doanh số bán lẻ. Ngoài thực phẩm, nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất là sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng.
Từ năm 2000, doanh số các mặt hàng quần áo, giầy dép và mỹ phẩm tăng với tốc độ bình quân từ 11% đến 14%. Trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng, tốc độ tăng trưởng doanh số của các mặt hàng rất khác nhau, doanh số TV chỉ tăng có 6% mỗi năm, trong khi doanh số máy giặt lại tăng tới 11%/năm. Các sản phẩm dược phẩm cũng đạt tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm 13% kể từ năm 2000.
Theo thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam, thuế nhập khẩu phần đánh vào phần lớn các mặt hàng tiêu dùng sẽ giảm từ 5% đến 10% trước năm 2012. Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất có thể sẽ diễn ra trong lĩnh vực bán lẻ trực tiếp. Sau ngày 1/1/2009, các công ty nước ngoài có thể thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn ngoại với rất ít hạn chế về sản phẩm.
Nhiều hãng bán lẻ nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng sự hiện diện ở Việt Nam. Bourbon, Parkson và Metro đang mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam, trong khi Tesco, Wal-Mart và Carrefour có khả năng sẽ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian không xa. Hiện Metro đang có dự định mở thêm cửa hàng thứ 8 tại Việt Nam. Có nguồn tin cho biết, Parkson có dự định đạt con số 10 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2009.
Hiện phần lớn hoạt động bán lẻ ở Việt Nam vẫn diễn ra tại các chợ ngoài trời, nhưng người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang mua hàng nhiều hơn tại các siêu thị và các trung tâm bán lẻ trực tiếp.