“Cơ hội lớn để minh bạch hóa thông tin tài chính”
Điều gì đáng chú ý phía sau tình trạng hơn 50% doanh nghiệp niêm yết có kết quả kiểm toán khác biệt so với số công bố?
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp niêm yết đã lần lượt công bố báo cáo tài chính năm 2008. Đa số các thành viên đều có kết quả kiểm toán khác biệt so với số công bố, thậm chí từ lãi thành lỗ.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, năm 2008 là năm bộc lộ nhiều vấn đề về báo cáo tài chính nhất từ trước đến nay. Phía sau đó là yêu cầu tăng cường minh bạch hóa thông tin tài chính, yêu cầu bảo vệ lợi ích của thị trường và của nhà đầu tư. Về thực trạng trên, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tài chính độc lập Mạc Quang Huy, hội viên của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA).
Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt có trong nhiều báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết năm 2008 so với công bố?
Theo thống kê trên báo chí, có gần 200 doanh nghiệp trên tổng số 357 doanh nghiệp niêm yết có kết quả kiểm toán khác biệt so với con số công bố, trong đó có nhiều doanh nghiệp có mức chênh trọng yếu lên tới hàng trăm tỷ đồng, biến lãi thành lỗ.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng và là một hồi chuông cảnh báo lớn. Tôi nghĩ hồi chuông này càng gióng lên sớm bao nhiêu thì càng có lợi cho thị trường nói chung và nhà đầu tư nói riêng bấy nhiêu.
Thực tế cho thấy các sai lệch giữa số liệu báo cáo trước và sau kiểm toán có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân khách quan như sự chưa hoàn thiện của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, sự thiếu rõ ràng hoặc do trình độ nhận thức dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các chuẩn mực kế toán hoặc các quy định pháp lý giữa các doanh nghiệp và các công ty kiểm toán.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng điều chỉnh số liệu cho các mục đích ngắn hạn của ban điều hành dưới áp lực của các cổ đông. Đây là một hạn chế chung của mô hình công ty đại chúng, khi lợi ích của ban điều hành với tư cách một người làm thuê không hẳn thống nhất với các cổ đông. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì các áp lực báo cáo tài chính càng trở thành vấn đề lớn.
Chính vì thế mà 2008 là năm bộc lộ nhiều vấn đề về báo cáo tài chính nhất.
Trong 15 năm qua từ khi xuất hiện tại Việt Nam, chưa bao giờ vai trò của kiểm toán độc lập lại được quan tâm thực sự như lúc này. Chính vì vậy tôi nhìn nhận đây là một “cơ hội lớn” của khủng hoảng kinh tế để chúng ta cùng nhìn nhận lại thực trạng và đưa ra những giải pháp tăng cường minh bạch thông tin thị trường.
Như tại Mỹ, sau những vụ bê bối kế toán tại Enron hay Worldcom năm 2000 thì các cơ quan chức năng cũng hành động nhanh chóng với việc ra đời Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002 và sửa đổi hàng loạt chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo hướng chặt chẽ hơn.
Tại Việt Nam trong thời gian qua các cơ quan chức năng và các chủ thể tham gia thị trường đã vào cuộc quyết liệt và đây là bước phát triển cần thiết, tất yếu của chúng ta. Việc quy định soát xét báo cáo tài chính quý (trước mắt có thể thực hiện báo cáo bán niên) là một quy định đúng hướng và kịp thời.
Quan điểm của ông như thế nào về soát xét báo cáo quý và khả năng thực hiện trong thực tế, thưa ông?
Tôi cho rằng đây là một quy định rất tốt phù hợp với thông lệ tiên tiến tại các thị trường phát triển có lợi cho nhiều phía bao gồm cơ quan chức năng, công ty kiểm toán, nhà đầu tư và cả doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thì việc soát xét còn có ý nghĩa hơn nhiều bởi tính minh bạch thông tin tại Việt Nam còn thấp. Việc soát xét và kiểm toán sẽ loại bỏ thực trạng hiện nay là báo cáo sai trước và giải trình sau của các doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn về niềm tin cho nhà đầu tư.
Về khung pháp lý, hiện Việt Nam đã có chuẩn mực kiểm toán số 900 (kiểm toán thông tin tài chính trước niên độ) và chuẩn mực kế toán VAS 27 (báo cáo tài chính giữa niên độ). Mặc dù chuẩn mực soát xét (ISRE 2400 và ISRE 2410) của quốc tế đã có một số thay đổi gần đây và Hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA) đang xây dựng chương trình cập nhật các chuẩn mực này song tôi nghĩ khung pháp lý hiện tại là khá đầy đủ.
Về nguồn lực kiểm toán, tôi cho đây là điểm thuận lợi cho các công ty kiểm toán vì họ có thể san sẻ công việc kiểm toán cuối năm ra nhiều kỳ và giúp kiểm toán viên “bám sát” tình hình hoạt động khách hàng hơn, đồng thời đây cũng là cơ hội tăng doanh thu cho các công ty kiểm toán. Công việc soát xét tương đối đơn giản, chủ yếu thực hiện qua các thủ tục phân tích kiểm toán (analytical procedures) và qua phỏng vấn ban điều hành mà không đi vào kiểm tra số dư chi tiết, do đó không quá tốn kém nhiều thời gian.
Đối với các doanh nghiệp có hệ thống quản lý nội bộ chưa tốt thì việc soát xét cũng như kiểm toán sẽ phức tạp hơn song đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp này cải thiện hệ thống kế toán. Một số doanh nghiệp có nêu ý kiến không thể hoàn thành các báo cáo từ các công ty con để hợp nhất theo tiến độ quý, tôi cho đó là doanh nghiệp chưa xây dựng được quy trình lập báo cáo tài chính theo mô hình tập đoàn. Các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới có hàng trăm công ty con trên phạm vi toàn cầu song họ vẫn đáp ứng các thời gian báo cáo này một cách trọn vẹn.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thuê các công ty tư vấn kế toán làm giúp việc này. Điều này thậm chí có nghĩa doanh nghiệp phải thay đổi hệ thống phần mềm sổ cái (GL) và áp dụng thống nhất cho các công ty con trong tập đoàn hoặc phát triển một phần mềm riêng cho hợp nhất báo cáo tài chính để tự động hoá một phần quy trình hợp nhất báo cáo. Tôi cho rằng lợi ích dài hạn của các doanh nghiệp và thị trường nói chung sẽ cao hơn nhiều chi phí trước mắt của các doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp băn khoăn về tiến độ lựa chọn kiểm toán viên song tôi cho đây là vấn đề kỹ thuật nhỏ. Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng kiểm toán nhiều năm liền hoặc ký hợp đồng 1 năm cộng soát xét quý 1. Vấn đề cần đặt ra là Ủy ban Chứng khoán cần điều chỉnh tiến độ nộp báo cáo một cách phù hợp hơn (ví dụ 45 ngày thay vì 25 ngày như hiện tại).
Cuối cùng nếu chúng ta thực hiện soát xét báo cáo quý thì cũng nên bỏ quy định doanh nghiệp công bố báo cáo quý 4 mà gộp yêu cầu này vào báo cáo thường niên đã kiểm toán như thông lệ các thị trường phát triển khác. Nếu trước mắt chưa thực hiện được soát xét báo cáo quý mà chỉ thực hiện bán niên thì Ủy ban Chứng khoán cũng nên đưa ra lộ trình thực hiện soát xét quý để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.
Nhiều nhà đâu tư vẫn có lo ngại về chất lượng kiểm toán. Ông có đánh giá gì không?
Nhìn chung, chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán hiện nay là khá tốt nhưng chưa đồng đều. Tôi cho rằng Nhóm Big 4 (PWC, EY, KPMG và Deloitte) và một số công ty lớn có chất lượng tin cậy hơn.
Vụ việc Bông Bạch Tuyết và vụ việc báo chí đưa gần đây về quan điểm xử lý khác nhau về vấn đề vốn hóa lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trong giai đoạn xây dựng cơ bản (của Vinaconex và các doanh nghiệp khác) cho thấy có sự khác biệt về quan điểm xử lý của các công ty kiểm toán. Sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với báo cáo tài chính và quyết định của nhà đầu tư.
Thiết nghĩ, qua vụ việc này, Ủy ban Chứng khoán và các nhà đầu tư sẽ cần lưu ý hơn về chất lượng các công ty kiểm toán và báo cáo kiểm toán. Đồng thời Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cần cập nhật các vấn đề “nóng” và đưa ra quan điểm chuyên môn của mình cho các hội viên và thị trường một cách kịp thời hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi Hội kiểm toán viên hành nghề bắt đầu tiếp nhận chức năng soạn thảo các chuẩn mực kiểm toán và sẽ tiếp nhận chức năng soạn thảo chuẩn mực kế toán từ Bộ Tài chính trong tương lai.
Ông đánh giá thế nào về việc công bố thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thời gian qua?
Theo quan điểm cá nhân, tình trạng công bố thông tin vừa thiếu, vừa thừa và và thiếu tính chuyên nghiệp. Về nội dung thông tin, thực tế cho thấy các thông tin báo cáo quý và năm của các doanh nghiệp niêm yết khá sơ sài.
Đặc biệt đối với các thông tin báo cáo quý, nhiều doanh nghiệp chỉ đưa ra gỏn gọn hai trang báo cáo cân đối kế toán và báo cáo thu nhập vắn tắt, mà rất ít khi kèm theo các thuyết minh theo quy định về báo cáo tài chính giữa niên độ của Chuẩn mực kế toán VAS 27.
Tại Mỹ, báo cáo quý (Mẫu 10-Q) và báo cáo năm (Mẫu 10-K) đưa ra quy định rất chi tiết về các thông tin cần báo cáo. Các thông tin này không chỉ bao gồm các thông tin tài chính mà còn bao gồm rất nhiều thông tin hoạt động và quản lý bổ ích như Mục “Giải trình và Phân tích của Ban điều hành” (Management Discussion and Analysis). Thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán nên nghiên cứu, bổ sung thêm các yêu cầu về công bố thông tin theo định hướng này.
Một vấn đề quan trọng nữa là hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính quý. Hầu hết các doanh nghiệp công bố các báo tài chính quý của riêng công ty mẹ (trong khi các khoản lãi, lỗ của công ty con không được thể hiện). Một số công bố báo cáo tài chính công ty mẹ kèm báo cáo tài chính của một số công ty con thay vì báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn. Điều này gây nên tình trạng loạn thông tin cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư không có kiến thức sâu về kế toán, tài chính. Các doanh nghiệp này đã phó thác việc “hợp nhất” báo cáo tài chính tập đoàn cho các nhà đầu tư và điều là không chấp nhận được.
Chúng ta cần sòng phẳng một điều là niêm yết cổ phiếu nào thì doanh nghiệp chỉ cần công bố thông tin tài chính hợp nhất của cổ phiếu đó và chỉ cổ phiếu đó mà thôi. Nếu doanh nghiệp có hàng trăm công ty con với các mức sở hữu khác nhau thì doanh nghiệp cũng không cần công bố hàng trăm bộ báo cáo của công ty con đó mà chỉ cần một và chỉ một bộ báo cáo duy nhất của cả tập đoàn.
Cuối cùng, là thực trạng công bố thông tin tài chính giữa quý một cách khá ngẫu hứng và tuỳ tiện. Đó là việc một số doanh nghiệp tự ý cập nhật một số thông tin chọn lọc về kết quả tài chính thông qua đường chính thống (sở giao dịch) hoặc không chính thống (các phương tiện thông tin đại chúng) một cách rất ngẫu hứng (thậm chí cho từng tháng), không loại trừ cho mục đích PR. Điều này diễn ra phổ biến ở một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tương đối tốt. Cần lưu ý đây không phải là các thông tin bất thường mà chỉ là các thông tin cập nhật.
Có ba vấn đề phát sinh trong việc công bố ngẫu hứng. Thứ nhất các thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng và có thể rất khác so với số liệu soát xét, kiểm toán sau đó. Điều này có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư và liệu ban điều hành có nhận trách nhiệm đưa thông tin sai lệch? Thứ 2, các thông tin đưa ra được chọn lọc theo hướng có lợi cho ban điều hành nên thường không đầy đủ và toàn diện (ví dụ chỉ đưa tin doanh thu và lợi nhuận của tháng). Thứ ba, do được đưa ra một cách ngẫu hứng và nhiều khi đưa theo luồng không chính thức trong khi đó không phải là các thông tin bất thường nên nhiều nhà đầu tư không chủ động tiếp cận. Điều này tạo nên tính thiếu chuyên nghiệp và không công bằng.
Tại các thị trường phát triển, các thông tin tài chính chỉ được công bố theo đường chính thống. Ban điều hành không tùy tiện đưa ra các số liệu kết quả tài chính cho báo chí trước khi có kết quả soát xét của kiểm toán và trước khi công bố theo đường chính thống. Việc đưa ra các con số dự báo lợi nhuận tương lai được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu chứng khoán độc lập (phòng phân tích của các công ty chứng khoán) nhằm định hướng kỳ vọng cho thị trường. Kết quả lãi lỗ chính thức sẽ được doanh nghiệp công bố theo lịch trình và thị trường sẽ phản ứng bằng việc so sánh với các dự báo trước đó của các nhà nghiên cứu chứng khoán. Để tăng cường tính chuyên nghiệp và quan hệ nhà đầu tư, ban điều hành có thể tổ chức các buổi họp báo và hội thảo nhà đầu tư, các nhà phân tích chứng khoán ngay trong ngày công bố kết quả quý và năm chính thức (có thể qua conference call). Cuộc họp này được quay video và đưa lên trang mạng của doanh nghiệp dạng webcast cùng với các tài liệu thuyết trình liên quan.
Thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán cần hạn chế các doanh nghiệp niêm yết cung cấp các thông tin ngẫu hứng và tùy tiện, đặc biệt công bố thông tin không qua đường chính thống nhằm hạn chế các thông tin thừa và ngoài luồng. Các thông tin kết quả tài chính ngoài thông tin quý và năm muốn được công bố cũng bắt buộc phải được soát xét. Kết quả từng tháng chỉ cần cập nhật khi đó là quy định hoặc là các thông tin bất thường.
Về cách thức đưa thông tin, các báo cáo của nhiều doanh nghiệp hiện nay thiếu sự chuyên nghiệp và tính nhất quán. Một số doanh nghiệp dùng bảng Excel, một số doanh nghiệp dùng văn bản Word và một số doanh nghiệp dùng văn bản PDF. Khi nhà đầu tư load bảng Excel và Word xuống, các số và công thức có thể bị nhảy, phông chữ tiếng Việt có thể biến dạng không đọc được vì doanh nghiệp không dùng Unicode. Ủy ban Chứng khoán cần quy định báo cáo nhất thiết phải chuyển sang chế độ PDF và quy định phông chữ, cỡ chữ thống nhất để tăng cường tính chuyên nghiệp.
Tôi cũng đồng tình với kiến nghị của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) là cần quy định báo cáo thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này sẽ giúp tạo một môi trường đầu tư bình đẳng và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài và có lợi cho bản thân tính thanh khoản cổ phiếu của từng doanh nghiệp.
Trước những thực tế trên, theo ông nhà đầu tư cần ứng xử như thế nào?
Theo tôi, nhà đầu tư cần nâng cao hiểu biết về báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Việc đọc báo cáo tài chính cần được đọc với các thuyết minh báo cáo và nhất thiết phải đọc cùng với ý kiến soát xét hoặc ý kiến kiểm toán. Với các ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ, nhà đầu tư nên tự điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính với phần kết quả loại trừ của kiểm toán theo hướng thận trọng (làm giảm lợi nhuận báo cáo) để phục vụ việc phân tích đầu tư. Trong trường hợp kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán thì nhất thiết nhà đầu tư cần đặc biệt thận trọng trong phân tích.
Các nhà đầu tư cũng cần hiểu phạm vi hạn chế của một cuộc soát xét và do đó mức độ đảm bảo thấp hơn so với số liệu kiểm toán. Do đó trong tương lai sẽ có thể kết quả 4 quý đã soát xét cộng lại có thể vẫn vênh với số liệu kiểm toán năm song sự chênh lệch này thông thường sẽ không quá trọng yếu tới quyết định đầu tư (thực tế số liệu vênh của 3 quý trước sẽ đuợc chèn vào báo cáo quý 4).
Các nhà đầu tư cũng nên thận trọng với các thông tin tài chính của doanh nghiệp trước khi được soát xét hoặc kiểm toán, đưa dưới dạng chọn lọc ngẫu hứng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, năm 2008 là năm bộc lộ nhiều vấn đề về báo cáo tài chính nhất từ trước đến nay. Phía sau đó là yêu cầu tăng cường minh bạch hóa thông tin tài chính, yêu cầu bảo vệ lợi ích của thị trường và của nhà đầu tư. Về thực trạng trên, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tài chính độc lập Mạc Quang Huy, hội viên của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA).
Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt có trong nhiều báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết năm 2008 so với công bố?
Theo thống kê trên báo chí, có gần 200 doanh nghiệp trên tổng số 357 doanh nghiệp niêm yết có kết quả kiểm toán khác biệt so với con số công bố, trong đó có nhiều doanh nghiệp có mức chênh trọng yếu lên tới hàng trăm tỷ đồng, biến lãi thành lỗ.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng và là một hồi chuông cảnh báo lớn. Tôi nghĩ hồi chuông này càng gióng lên sớm bao nhiêu thì càng có lợi cho thị trường nói chung và nhà đầu tư nói riêng bấy nhiêu.
Thực tế cho thấy các sai lệch giữa số liệu báo cáo trước và sau kiểm toán có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân khách quan như sự chưa hoàn thiện của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, sự thiếu rõ ràng hoặc do trình độ nhận thức dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các chuẩn mực kế toán hoặc các quy định pháp lý giữa các doanh nghiệp và các công ty kiểm toán.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng điều chỉnh số liệu cho các mục đích ngắn hạn của ban điều hành dưới áp lực của các cổ đông. Đây là một hạn chế chung của mô hình công ty đại chúng, khi lợi ích của ban điều hành với tư cách một người làm thuê không hẳn thống nhất với các cổ đông. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì các áp lực báo cáo tài chính càng trở thành vấn đề lớn.
Chính vì thế mà 2008 là năm bộc lộ nhiều vấn đề về báo cáo tài chính nhất.
Trong 15 năm qua từ khi xuất hiện tại Việt Nam, chưa bao giờ vai trò của kiểm toán độc lập lại được quan tâm thực sự như lúc này. Chính vì vậy tôi nhìn nhận đây là một “cơ hội lớn” của khủng hoảng kinh tế để chúng ta cùng nhìn nhận lại thực trạng và đưa ra những giải pháp tăng cường minh bạch thông tin thị trường.
Như tại Mỹ, sau những vụ bê bối kế toán tại Enron hay Worldcom năm 2000 thì các cơ quan chức năng cũng hành động nhanh chóng với việc ra đời Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002 và sửa đổi hàng loạt chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo hướng chặt chẽ hơn.
Tại Việt Nam trong thời gian qua các cơ quan chức năng và các chủ thể tham gia thị trường đã vào cuộc quyết liệt và đây là bước phát triển cần thiết, tất yếu của chúng ta. Việc quy định soát xét báo cáo tài chính quý (trước mắt có thể thực hiện báo cáo bán niên) là một quy định đúng hướng và kịp thời.
Quan điểm của ông như thế nào về soát xét báo cáo quý và khả năng thực hiện trong thực tế, thưa ông?
Tôi cho rằng đây là một quy định rất tốt phù hợp với thông lệ tiên tiến tại các thị trường phát triển có lợi cho nhiều phía bao gồm cơ quan chức năng, công ty kiểm toán, nhà đầu tư và cả doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thì việc soát xét còn có ý nghĩa hơn nhiều bởi tính minh bạch thông tin tại Việt Nam còn thấp. Việc soát xét và kiểm toán sẽ loại bỏ thực trạng hiện nay là báo cáo sai trước và giải trình sau của các doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn về niềm tin cho nhà đầu tư.
Về khung pháp lý, hiện Việt Nam đã có chuẩn mực kiểm toán số 900 (kiểm toán thông tin tài chính trước niên độ) và chuẩn mực kế toán VAS 27 (báo cáo tài chính giữa niên độ). Mặc dù chuẩn mực soát xét (ISRE 2400 và ISRE 2410) của quốc tế đã có một số thay đổi gần đây và Hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA) đang xây dựng chương trình cập nhật các chuẩn mực này song tôi nghĩ khung pháp lý hiện tại là khá đầy đủ.
Về nguồn lực kiểm toán, tôi cho đây là điểm thuận lợi cho các công ty kiểm toán vì họ có thể san sẻ công việc kiểm toán cuối năm ra nhiều kỳ và giúp kiểm toán viên “bám sát” tình hình hoạt động khách hàng hơn, đồng thời đây cũng là cơ hội tăng doanh thu cho các công ty kiểm toán. Công việc soát xét tương đối đơn giản, chủ yếu thực hiện qua các thủ tục phân tích kiểm toán (analytical procedures) và qua phỏng vấn ban điều hành mà không đi vào kiểm tra số dư chi tiết, do đó không quá tốn kém nhiều thời gian.
Đối với các doanh nghiệp có hệ thống quản lý nội bộ chưa tốt thì việc soát xét cũng như kiểm toán sẽ phức tạp hơn song đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp này cải thiện hệ thống kế toán. Một số doanh nghiệp có nêu ý kiến không thể hoàn thành các báo cáo từ các công ty con để hợp nhất theo tiến độ quý, tôi cho đó là doanh nghiệp chưa xây dựng được quy trình lập báo cáo tài chính theo mô hình tập đoàn. Các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới có hàng trăm công ty con trên phạm vi toàn cầu song họ vẫn đáp ứng các thời gian báo cáo này một cách trọn vẹn.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thuê các công ty tư vấn kế toán làm giúp việc này. Điều này thậm chí có nghĩa doanh nghiệp phải thay đổi hệ thống phần mềm sổ cái (GL) và áp dụng thống nhất cho các công ty con trong tập đoàn hoặc phát triển một phần mềm riêng cho hợp nhất báo cáo tài chính để tự động hoá một phần quy trình hợp nhất báo cáo. Tôi cho rằng lợi ích dài hạn của các doanh nghiệp và thị trường nói chung sẽ cao hơn nhiều chi phí trước mắt của các doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp băn khoăn về tiến độ lựa chọn kiểm toán viên song tôi cho đây là vấn đề kỹ thuật nhỏ. Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng kiểm toán nhiều năm liền hoặc ký hợp đồng 1 năm cộng soát xét quý 1. Vấn đề cần đặt ra là Ủy ban Chứng khoán cần điều chỉnh tiến độ nộp báo cáo một cách phù hợp hơn (ví dụ 45 ngày thay vì 25 ngày như hiện tại).
Cuối cùng nếu chúng ta thực hiện soát xét báo cáo quý thì cũng nên bỏ quy định doanh nghiệp công bố báo cáo quý 4 mà gộp yêu cầu này vào báo cáo thường niên đã kiểm toán như thông lệ các thị trường phát triển khác. Nếu trước mắt chưa thực hiện được soát xét báo cáo quý mà chỉ thực hiện bán niên thì Ủy ban Chứng khoán cũng nên đưa ra lộ trình thực hiện soát xét quý để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.
Nhiều nhà đâu tư vẫn có lo ngại về chất lượng kiểm toán. Ông có đánh giá gì không?
Nhìn chung, chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán hiện nay là khá tốt nhưng chưa đồng đều. Tôi cho rằng Nhóm Big 4 (PWC, EY, KPMG và Deloitte) và một số công ty lớn có chất lượng tin cậy hơn.
Vụ việc Bông Bạch Tuyết và vụ việc báo chí đưa gần đây về quan điểm xử lý khác nhau về vấn đề vốn hóa lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trong giai đoạn xây dựng cơ bản (của Vinaconex và các doanh nghiệp khác) cho thấy có sự khác biệt về quan điểm xử lý của các công ty kiểm toán. Sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với báo cáo tài chính và quyết định của nhà đầu tư.
Thiết nghĩ, qua vụ việc này, Ủy ban Chứng khoán và các nhà đầu tư sẽ cần lưu ý hơn về chất lượng các công ty kiểm toán và báo cáo kiểm toán. Đồng thời Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cần cập nhật các vấn đề “nóng” và đưa ra quan điểm chuyên môn của mình cho các hội viên và thị trường một cách kịp thời hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi Hội kiểm toán viên hành nghề bắt đầu tiếp nhận chức năng soạn thảo các chuẩn mực kiểm toán và sẽ tiếp nhận chức năng soạn thảo chuẩn mực kế toán từ Bộ Tài chính trong tương lai.
Ông đánh giá thế nào về việc công bố thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thời gian qua?
Theo quan điểm cá nhân, tình trạng công bố thông tin vừa thiếu, vừa thừa và và thiếu tính chuyên nghiệp. Về nội dung thông tin, thực tế cho thấy các thông tin báo cáo quý và năm của các doanh nghiệp niêm yết khá sơ sài.
Đặc biệt đối với các thông tin báo cáo quý, nhiều doanh nghiệp chỉ đưa ra gỏn gọn hai trang báo cáo cân đối kế toán và báo cáo thu nhập vắn tắt, mà rất ít khi kèm theo các thuyết minh theo quy định về báo cáo tài chính giữa niên độ của Chuẩn mực kế toán VAS 27.
Tại Mỹ, báo cáo quý (Mẫu 10-Q) và báo cáo năm (Mẫu 10-K) đưa ra quy định rất chi tiết về các thông tin cần báo cáo. Các thông tin này không chỉ bao gồm các thông tin tài chính mà còn bao gồm rất nhiều thông tin hoạt động và quản lý bổ ích như Mục “Giải trình và Phân tích của Ban điều hành” (Management Discussion and Analysis). Thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán nên nghiên cứu, bổ sung thêm các yêu cầu về công bố thông tin theo định hướng này.
Một vấn đề quan trọng nữa là hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính quý. Hầu hết các doanh nghiệp công bố các báo tài chính quý của riêng công ty mẹ (trong khi các khoản lãi, lỗ của công ty con không được thể hiện). Một số công bố báo cáo tài chính công ty mẹ kèm báo cáo tài chính của một số công ty con thay vì báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn. Điều này gây nên tình trạng loạn thông tin cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư không có kiến thức sâu về kế toán, tài chính. Các doanh nghiệp này đã phó thác việc “hợp nhất” báo cáo tài chính tập đoàn cho các nhà đầu tư và điều là không chấp nhận được.
Chúng ta cần sòng phẳng một điều là niêm yết cổ phiếu nào thì doanh nghiệp chỉ cần công bố thông tin tài chính hợp nhất của cổ phiếu đó và chỉ cổ phiếu đó mà thôi. Nếu doanh nghiệp có hàng trăm công ty con với các mức sở hữu khác nhau thì doanh nghiệp cũng không cần công bố hàng trăm bộ báo cáo của công ty con đó mà chỉ cần một và chỉ một bộ báo cáo duy nhất của cả tập đoàn.
Cuối cùng, là thực trạng công bố thông tin tài chính giữa quý một cách khá ngẫu hứng và tuỳ tiện. Đó là việc một số doanh nghiệp tự ý cập nhật một số thông tin chọn lọc về kết quả tài chính thông qua đường chính thống (sở giao dịch) hoặc không chính thống (các phương tiện thông tin đại chúng) một cách rất ngẫu hứng (thậm chí cho từng tháng), không loại trừ cho mục đích PR. Điều này diễn ra phổ biến ở một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tương đối tốt. Cần lưu ý đây không phải là các thông tin bất thường mà chỉ là các thông tin cập nhật.
Có ba vấn đề phát sinh trong việc công bố ngẫu hứng. Thứ nhất các thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng và có thể rất khác so với số liệu soát xét, kiểm toán sau đó. Điều này có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư và liệu ban điều hành có nhận trách nhiệm đưa thông tin sai lệch? Thứ 2, các thông tin đưa ra được chọn lọc theo hướng có lợi cho ban điều hành nên thường không đầy đủ và toàn diện (ví dụ chỉ đưa tin doanh thu và lợi nhuận của tháng). Thứ ba, do được đưa ra một cách ngẫu hứng và nhiều khi đưa theo luồng không chính thức trong khi đó không phải là các thông tin bất thường nên nhiều nhà đầu tư không chủ động tiếp cận. Điều này tạo nên tính thiếu chuyên nghiệp và không công bằng.
Tại các thị trường phát triển, các thông tin tài chính chỉ được công bố theo đường chính thống. Ban điều hành không tùy tiện đưa ra các số liệu kết quả tài chính cho báo chí trước khi có kết quả soát xét của kiểm toán và trước khi công bố theo đường chính thống. Việc đưa ra các con số dự báo lợi nhuận tương lai được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu chứng khoán độc lập (phòng phân tích của các công ty chứng khoán) nhằm định hướng kỳ vọng cho thị trường. Kết quả lãi lỗ chính thức sẽ được doanh nghiệp công bố theo lịch trình và thị trường sẽ phản ứng bằng việc so sánh với các dự báo trước đó của các nhà nghiên cứu chứng khoán. Để tăng cường tính chuyên nghiệp và quan hệ nhà đầu tư, ban điều hành có thể tổ chức các buổi họp báo và hội thảo nhà đầu tư, các nhà phân tích chứng khoán ngay trong ngày công bố kết quả quý và năm chính thức (có thể qua conference call). Cuộc họp này được quay video và đưa lên trang mạng của doanh nghiệp dạng webcast cùng với các tài liệu thuyết trình liên quan.
Thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán cần hạn chế các doanh nghiệp niêm yết cung cấp các thông tin ngẫu hứng và tùy tiện, đặc biệt công bố thông tin không qua đường chính thống nhằm hạn chế các thông tin thừa và ngoài luồng. Các thông tin kết quả tài chính ngoài thông tin quý và năm muốn được công bố cũng bắt buộc phải được soát xét. Kết quả từng tháng chỉ cần cập nhật khi đó là quy định hoặc là các thông tin bất thường.
Về cách thức đưa thông tin, các báo cáo của nhiều doanh nghiệp hiện nay thiếu sự chuyên nghiệp và tính nhất quán. Một số doanh nghiệp dùng bảng Excel, một số doanh nghiệp dùng văn bản Word và một số doanh nghiệp dùng văn bản PDF. Khi nhà đầu tư load bảng Excel và Word xuống, các số và công thức có thể bị nhảy, phông chữ tiếng Việt có thể biến dạng không đọc được vì doanh nghiệp không dùng Unicode. Ủy ban Chứng khoán cần quy định báo cáo nhất thiết phải chuyển sang chế độ PDF và quy định phông chữ, cỡ chữ thống nhất để tăng cường tính chuyên nghiệp.
Tôi cũng đồng tình với kiến nghị của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) là cần quy định báo cáo thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này sẽ giúp tạo một môi trường đầu tư bình đẳng và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài và có lợi cho bản thân tính thanh khoản cổ phiếu của từng doanh nghiệp.
Trước những thực tế trên, theo ông nhà đầu tư cần ứng xử như thế nào?
Theo tôi, nhà đầu tư cần nâng cao hiểu biết về báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Việc đọc báo cáo tài chính cần được đọc với các thuyết minh báo cáo và nhất thiết phải đọc cùng với ý kiến soát xét hoặc ý kiến kiểm toán. Với các ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ, nhà đầu tư nên tự điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính với phần kết quả loại trừ của kiểm toán theo hướng thận trọng (làm giảm lợi nhuận báo cáo) để phục vụ việc phân tích đầu tư. Trong trường hợp kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán thì nhất thiết nhà đầu tư cần đặc biệt thận trọng trong phân tích.
Các nhà đầu tư cũng cần hiểu phạm vi hạn chế của một cuộc soát xét và do đó mức độ đảm bảo thấp hơn so với số liệu kiểm toán. Do đó trong tương lai sẽ có thể kết quả 4 quý đã soát xét cộng lại có thể vẫn vênh với số liệu kiểm toán năm song sự chênh lệch này thông thường sẽ không quá trọng yếu tới quyết định đầu tư (thực tế số liệu vênh của 3 quý trước sẽ đuợc chèn vào báo cáo quý 4).
Các nhà đầu tư cũng nên thận trọng với các thông tin tài chính của doanh nghiệp trước khi được soát xét hoặc kiểm toán, đưa dưới dạng chọn lọc ngẫu hứng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.