Có nên cấm kinh doanh vàng trên tài khoản?
10 năm qua, danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện liên tục tăng lên
10 năm qua, danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện liên tục tăng lên. Trong khi đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP vẫn tiếp tục đi theo hướng này.
Ngày 10/8, hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, nhiều ý kiến cho rằng cấm hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là chưa hợp lý.
Có thể cấm kinh doanh thêm nhiều hàng hóa
Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: theo dự thảo lần này, nhóm hàng hóa, dịch vụ bị cấm là 34, tăng so với Nghị định 59/2006/NĐ- CP là 11 ngành nghề. Trong đó, nhóm hàng hóa tăng thêm 6 và dịch vụ tăng là 5.
Cụ thể, nhóm ngành nghề cấm kinh doanh bao gồm: Thiết bị gây nhiễu thông tin tế bào; đèn trời; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…; hóa chất độc hại, tiền chất; thuốc lá điếu, xì gà và các sản phẩm thuốc lá thành phẩm nhập lậu; hoạt động quảng cáo đối với sản phẩm thay thế cho sữa mẹ dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi; hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản…
Đối với ngành nghề hạn chế kinh doanh có 12 ngành nghề, về nhóm hàng hóa là 8 và nhóm dịch vụ là 4, tăng so với Nghị định cũ là 5 nghề. Nhóm hàng hóa tăng 1 và dịch vụ tăng thêm 4.
Nhóm hàng bị hạn chế kinh doanh là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vi chất dinh dưỡng không có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế, nhưng có trong danh mục cho phép sử dụng của quốc tế.
Còn dịch vụ bị hạn chế là xoa bóp (massage, tẩm quất); dịch vụ tổ chức luyện tập thi đấu các môn thể thao mạo hiểm; dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và dịch vụ phá dỡ tài biển.
Cũng theo dự thảo lần này, nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là 94, tăng 19 ngành nghề so với trước đây. Trong số này, nhóm hàng hóa là 15 và nhóm dịch vụ lên tới 79.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch công ty Luật Basico cho rằng, năm 1999 mới chỉ có 29 loại hàng hóa, dịch vụ bị đặt vào vòng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đến nay con số này đã tăng lên 157 loại. Như vậy là quá nhiều.
“Chưa bàn đến chuyện “rào cản” nhiều là tốt hay không tốt, nhưng chắc chắn đó là các “chướng ngại vật” mà doanh nghiệp buộc phải vượt qua trên con đường sinh tồn. Các quy định này còn có thể dẫn họ đến việc phạm luật mà không hay biết”, ông Đức nói.
Còn theo bà Nguyễn Thị Mai, Công ty TNHH Luật Á Châu, mặc dù dự thảo Nghị định đã tập hợp rất nhiều các hàng hóa, dịch vụ quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về việc cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, nhưng vẫn không thể chủ quan khẳng định là đã bao quát hết và sau này không phát sinh các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh mới.
Luật sư Lê Nga, Công ty Luật Thiên Cơ cho rằng dự thảo này vẫn sa đà vào liệt kê chi tiết, chứ chưa có cái nhìn tổng thể và mang tính dự báo. Trong khi đó, liệt kê thường không đầy đủ. Mặt khác, có thể gây hiểu nhầm do liệt kê chưa chính xác.
Không nên cấm kinh doanh vàng trên tài khoản
Khá nhiều ý kiến cho rằng cấm hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là chưa hợp lý. Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến, Khoa Pháp luật kinh tế (Đại học Luật Hà Nội). phân tích hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấm là do thiếu quy chế pháp lý và mang tính rủi ro cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế là phù hợp.
Tuy nhiên, đây là hoạt động đầu tư tài chính ở cấp cao và chuyên nghiệp. Các nhà kinh doanh Việt Nam cũng có nhu cầu đầu tư. Việc kinh doanh vàng này cũng không nhằm hướng tới việc giao và nhận vàng thực, hữu hình mà chỉ là đầu cơ về giá vàng trong tương lai để kiếm lợi nhuận. Hoạt động này hoàn toàn tương đồng với việc mua bán một số hàng hóa nhất định qua các sở giao dịch.
Trên thực tế, sau khi các sàn giao dịch vàng bị cấm hoạt động, các nhà kinh doanh đã chuyển sang giao dịch bạc trên tài khoản (một hoạt động kinh doanh không bị cấm) hay chuyển sang một hình thức giao dịch tương tự vì họ vẫn có nhu cầu kinh doanh và chấp nhận rủi ro. Do vậy thay vì cấm nên cho các hoạt động này được tiến hành và quy định rõ các điều kiện.
Ông Đinh Nho Bảng, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam còn khẳng định, kinh doanh vàng trên tài khoản là hình thức phổ biến trên thế giới. Việt Nam không nên đi ngược lại xu thế này.
“Kinh doanh vàng trên tài khoản còn làm giảm lượng vàng vật chất hàng năm nước ta phải nhập khẩu, nên sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm nhập siêu. Do vậy, hoạt động này cần có định hướng trong dài hạn và nên là một loại hình kinh doanh có điều kiện chứ không nên cấm”, ông Bảng dẫn ra.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng các quy định cần phải “mở” và minh bạch hơn chứ không nên tiếp tục theo lối không quản lý được thì cấm như hiện nay.
Ngày 10/8, hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, nhiều ý kiến cho rằng cấm hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là chưa hợp lý.
Có thể cấm kinh doanh thêm nhiều hàng hóa
Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: theo dự thảo lần này, nhóm hàng hóa, dịch vụ bị cấm là 34, tăng so với Nghị định 59/2006/NĐ- CP là 11 ngành nghề. Trong đó, nhóm hàng hóa tăng thêm 6 và dịch vụ tăng là 5.
Cụ thể, nhóm ngành nghề cấm kinh doanh bao gồm: Thiết bị gây nhiễu thông tin tế bào; đèn trời; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…; hóa chất độc hại, tiền chất; thuốc lá điếu, xì gà và các sản phẩm thuốc lá thành phẩm nhập lậu; hoạt động quảng cáo đối với sản phẩm thay thế cho sữa mẹ dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi; hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản…
Đối với ngành nghề hạn chế kinh doanh có 12 ngành nghề, về nhóm hàng hóa là 8 và nhóm dịch vụ là 4, tăng so với Nghị định cũ là 5 nghề. Nhóm hàng hóa tăng 1 và dịch vụ tăng thêm 4.
Nhóm hàng bị hạn chế kinh doanh là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vi chất dinh dưỡng không có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế, nhưng có trong danh mục cho phép sử dụng của quốc tế.
Còn dịch vụ bị hạn chế là xoa bóp (massage, tẩm quất); dịch vụ tổ chức luyện tập thi đấu các môn thể thao mạo hiểm; dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và dịch vụ phá dỡ tài biển.
Cũng theo dự thảo lần này, nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là 94, tăng 19 ngành nghề so với trước đây. Trong số này, nhóm hàng hóa là 15 và nhóm dịch vụ lên tới 79.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch công ty Luật Basico cho rằng, năm 1999 mới chỉ có 29 loại hàng hóa, dịch vụ bị đặt vào vòng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đến nay con số này đã tăng lên 157 loại. Như vậy là quá nhiều.
“Chưa bàn đến chuyện “rào cản” nhiều là tốt hay không tốt, nhưng chắc chắn đó là các “chướng ngại vật” mà doanh nghiệp buộc phải vượt qua trên con đường sinh tồn. Các quy định này còn có thể dẫn họ đến việc phạm luật mà không hay biết”, ông Đức nói.
Còn theo bà Nguyễn Thị Mai, Công ty TNHH Luật Á Châu, mặc dù dự thảo Nghị định đã tập hợp rất nhiều các hàng hóa, dịch vụ quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về việc cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, nhưng vẫn không thể chủ quan khẳng định là đã bao quát hết và sau này không phát sinh các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh mới.
Luật sư Lê Nga, Công ty Luật Thiên Cơ cho rằng dự thảo này vẫn sa đà vào liệt kê chi tiết, chứ chưa có cái nhìn tổng thể và mang tính dự báo. Trong khi đó, liệt kê thường không đầy đủ. Mặt khác, có thể gây hiểu nhầm do liệt kê chưa chính xác.
Không nên cấm kinh doanh vàng trên tài khoản
Khá nhiều ý kiến cho rằng cấm hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là chưa hợp lý. Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến, Khoa Pháp luật kinh tế (Đại học Luật Hà Nội). phân tích hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấm là do thiếu quy chế pháp lý và mang tính rủi ro cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế là phù hợp.
Tuy nhiên, đây là hoạt động đầu tư tài chính ở cấp cao và chuyên nghiệp. Các nhà kinh doanh Việt Nam cũng có nhu cầu đầu tư. Việc kinh doanh vàng này cũng không nhằm hướng tới việc giao và nhận vàng thực, hữu hình mà chỉ là đầu cơ về giá vàng trong tương lai để kiếm lợi nhuận. Hoạt động này hoàn toàn tương đồng với việc mua bán một số hàng hóa nhất định qua các sở giao dịch.
Trên thực tế, sau khi các sàn giao dịch vàng bị cấm hoạt động, các nhà kinh doanh đã chuyển sang giao dịch bạc trên tài khoản (một hoạt động kinh doanh không bị cấm) hay chuyển sang một hình thức giao dịch tương tự vì họ vẫn có nhu cầu kinh doanh và chấp nhận rủi ro. Do vậy thay vì cấm nên cho các hoạt động này được tiến hành và quy định rõ các điều kiện.
Ông Đinh Nho Bảng, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam còn khẳng định, kinh doanh vàng trên tài khoản là hình thức phổ biến trên thế giới. Việt Nam không nên đi ngược lại xu thế này.
“Kinh doanh vàng trên tài khoản còn làm giảm lượng vàng vật chất hàng năm nước ta phải nhập khẩu, nên sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm nhập siêu. Do vậy, hoạt động này cần có định hướng trong dài hạn và nên là một loại hình kinh doanh có điều kiện chứ không nên cấm”, ông Bảng dẫn ra.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng các quy định cần phải “mở” và minh bạch hơn chứ không nên tiếp tục theo lối không quản lý được thì cấm như hiện nay.