Cơ quan thống kê vẫn thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sáng 23/11 Quốc hội đã thông qua Luật Thống kê, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016
Với đa số phiếu thuận, sáng 23/11 Quốc hội đã thông qua Luật Thống kê, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Kèm theo luật là phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 20 nhóm với 186 chỉ tiêu.
Danh mục này, theo thuyết minh của Chính phủ khi trình dự án luật là bảo đảm quản lý, điều hành tầm vĩ mô, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện và bảo đảm tính hội nhập và so sánh quốc tế.
Theo danh mục, số lao động được tạo việc làm mới đã không còn trong chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Tại báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu đã bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ người khuyết tật vào nhóm 1.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, có ý kiến đề nghị nên quy định chỉ tiêu giảm nghèo đa chiều thay cho chỉ tiêu tỷ lệ nghèo theo thu nhập tại dự thảo luật.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin giữ như dự thảo vì Thủ tướng đã phê duyệt đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 cũng quy định từ năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo sẽ được tính toán theo chuẩn nghèo đa chiều và được thể hiện ở nội dung của chỉ tiêu tỷ lệ nghèo trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Ý kiến đề nghị chuyển chỉ tiêu số lượng thuê bao điện thoại sang hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chỉ tiêu này phản ánh mục tiêu “Tăng đáng kể khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông và phấn đấu cung cấp tiếp cận internet phổ cập và trong khả năng chi trả ở các nước kém phát triển đến năm 2020” trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đã được Liên hợp quốc thông qua.
Vì vậy, để bảo đảm tính so sánh quốc tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ chỉ tiêu này trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Sửa luật, cơ quan thống kê Trung ương có độc lập hơn hay không từng là vấn đề được tranh luận rất sôi nổi.
Chốt lại các phiên thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với dự thảo luật quy định cơ quan thống kê Trung ương trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Có ý kiến đề nghị cơ quan thống kê trung ương hoạt động độc lập thuộc Quốc hội để bảo đảm tính độc lập của hoạt động thống kê.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, dự thảo luật đã có các quy định để bảo đảm sự độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê và người làm công tác thống kê, nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê, từ đó bảo đảm sự độc lập, khách quan trong hoạt động thống kê.
Luật Tổ chức Quốc hội mới thông qua năm 2014 cũng không quy định cơ quan thống kê thuộc Quốc hội, Chủ nhiệm Giàu nói.
Như vậy là cơ quan thống kê Trung ương vẫn trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Kèm theo luật là phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 20 nhóm với 186 chỉ tiêu.
Danh mục này, theo thuyết minh của Chính phủ khi trình dự án luật là bảo đảm quản lý, điều hành tầm vĩ mô, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện và bảo đảm tính hội nhập và so sánh quốc tế.
Theo danh mục, số lao động được tạo việc làm mới đã không còn trong chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Tại báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu đã bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ người khuyết tật vào nhóm 1.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, có ý kiến đề nghị nên quy định chỉ tiêu giảm nghèo đa chiều thay cho chỉ tiêu tỷ lệ nghèo theo thu nhập tại dự thảo luật.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin giữ như dự thảo vì Thủ tướng đã phê duyệt đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 cũng quy định từ năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo sẽ được tính toán theo chuẩn nghèo đa chiều và được thể hiện ở nội dung của chỉ tiêu tỷ lệ nghèo trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Ý kiến đề nghị chuyển chỉ tiêu số lượng thuê bao điện thoại sang hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chỉ tiêu này phản ánh mục tiêu “Tăng đáng kể khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông và phấn đấu cung cấp tiếp cận internet phổ cập và trong khả năng chi trả ở các nước kém phát triển đến năm 2020” trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đã được Liên hợp quốc thông qua.
Vì vậy, để bảo đảm tính so sánh quốc tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ chỉ tiêu này trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Sửa luật, cơ quan thống kê Trung ương có độc lập hơn hay không từng là vấn đề được tranh luận rất sôi nổi.
Chốt lại các phiên thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với dự thảo luật quy định cơ quan thống kê Trung ương trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Có ý kiến đề nghị cơ quan thống kê trung ương hoạt động độc lập thuộc Quốc hội để bảo đảm tính độc lập của hoạt động thống kê.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, dự thảo luật đã có các quy định để bảo đảm sự độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê và người làm công tác thống kê, nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê, từ đó bảo đảm sự độc lập, khách quan trong hoạt động thống kê.
Luật Tổ chức Quốc hội mới thông qua năm 2014 cũng không quy định cơ quan thống kê thuộc Quốc hội, Chủ nhiệm Giàu nói.
Như vậy là cơ quan thống kê Trung ương vẫn trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư