Luật Thống kê sửa đổi có gì tiến bộ?
Có ý kiến cho rằng cơ quan thống kê Trung ương không nên trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thống kê (sửa đổi) tại Quốc hội sáng 25/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu “nói thêm vài câu” về một nội dung “khá tiến bộ”.
Đó là, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sau khi rà soát đã ban hành kèm theo dự thảo luật một phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê gồm 21 nhóm với 235 chỉ tiêu.
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói việc cụ thể hóa danh mục chỉ tiêu thống kê đã phân cấp rõ ràng giữa trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố của cơ quan thống kê Trung ương và bộ, ngành, địa phương.
Theo Bộ trưởng, dự thảo danh mục gia tuân thủ theo nguyên tắc: bảo đảm quản lý, điều hành tầm vĩ mô, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện và bảo đảm tính hội nhập và so sánh quốc tế và đã được hoàn thiện trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của các bộ, ngành.
Thuyết phục Quốc hội về sự cần thiết phải sửa luật, Chính phủ nêu thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức, cơ sở nằm ngoài khu vực nhà nước thực hiện hoạt động thống kê và cung ứng dịch vụ thống kê.
Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) điều chỉnh cả thống kê nhà nước và thống kê ngoài nhà nước, để bảo đảm tính toàn diện của tất cả các hoạt động thống kê trên lãnh thổ Việt Nam, ông Vinh nói.
Việc quy định thống kê ngoài nhà nước bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm tra đồng tình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị dự thảo luật chỉ nên điều chỉnh hoạt động thống kê nhà nước, còn hoạt động thống kê ngoài nhà nước nên được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành khác, Chủ nhiệm Giàu phản ánh.
Liên quan đến hệ thống chỉ tiêu quốc gia, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị xem xét tính kết nối thống nhất trong quá trình phân cấp thực hiện nhằm khắc phục sự chênh lệch số liệu nhất là chỉ tiêu GDP cả nước và GDP địa phương, chỉ tiêu việc làm mới, chỉ tiêu giảm hộ nghèo giữa bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan thống kê trong thời gian vừa qua.
Sửa luật thì cơ quan Thống kê có độc lập hơn hay không từng là vấn đề được đặt ra trong quá trình bàn thảo về dự án luật trước kỳ họp này của Quốc hội.
Theo dự thảo mới nhất thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thống kê theo quy định của Chính phủ.
Cũng có ý kiến cho rằng cơ quan thống kê Trung ương không nên trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vì số liệu thống kê không bảo đảm tính độc lập, khách quan do nằm trong cơ quan vừa có chức năng quy hoạch, xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội lại vừa chức năng đánh giá tình hình thực hiện các chính sách đó, Bộ trưởng Vinh cho biết.
Tại cơ quan thẩm tra cũng có quan điểm đề nghị xem xét quy định cơ quan thống kê trung ương thuộc Chính phủ hoặc là tổ chức hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đó là, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sau khi rà soát đã ban hành kèm theo dự thảo luật một phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê gồm 21 nhóm với 235 chỉ tiêu.
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói việc cụ thể hóa danh mục chỉ tiêu thống kê đã phân cấp rõ ràng giữa trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố của cơ quan thống kê Trung ương và bộ, ngành, địa phương.
Theo Bộ trưởng, dự thảo danh mục gia tuân thủ theo nguyên tắc: bảo đảm quản lý, điều hành tầm vĩ mô, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện và bảo đảm tính hội nhập và so sánh quốc tế và đã được hoàn thiện trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của các bộ, ngành.
Thuyết phục Quốc hội về sự cần thiết phải sửa luật, Chính phủ nêu thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức, cơ sở nằm ngoài khu vực nhà nước thực hiện hoạt động thống kê và cung ứng dịch vụ thống kê.
Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) điều chỉnh cả thống kê nhà nước và thống kê ngoài nhà nước, để bảo đảm tính toàn diện của tất cả các hoạt động thống kê trên lãnh thổ Việt Nam, ông Vinh nói.
Việc quy định thống kê ngoài nhà nước bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm tra đồng tình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị dự thảo luật chỉ nên điều chỉnh hoạt động thống kê nhà nước, còn hoạt động thống kê ngoài nhà nước nên được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành khác, Chủ nhiệm Giàu phản ánh.
Liên quan đến hệ thống chỉ tiêu quốc gia, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị xem xét tính kết nối thống nhất trong quá trình phân cấp thực hiện nhằm khắc phục sự chênh lệch số liệu nhất là chỉ tiêu GDP cả nước và GDP địa phương, chỉ tiêu việc làm mới, chỉ tiêu giảm hộ nghèo giữa bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan thống kê trong thời gian vừa qua.
Sửa luật thì cơ quan Thống kê có độc lập hơn hay không từng là vấn đề được đặt ra trong quá trình bàn thảo về dự án luật trước kỳ họp này của Quốc hội.
Theo dự thảo mới nhất thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thống kê theo quy định của Chính phủ.
Cũng có ý kiến cho rằng cơ quan thống kê Trung ương không nên trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vì số liệu thống kê không bảo đảm tính độc lập, khách quan do nằm trong cơ quan vừa có chức năng quy hoạch, xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội lại vừa chức năng đánh giá tình hình thực hiện các chính sách đó, Bộ trưởng Vinh cho biết.
Tại cơ quan thẩm tra cũng có quan điểm đề nghị xem xét quy định cơ quan thống kê trung ương thuộc Chính phủ hoặc là tổ chức hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.