Sẽ kéo dài thời gian thu phí BOT quốc lộ 6 trạm Lương Sơn - Hoà Bình?
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa yêu cầu tính toán lại phương án tài chính dự án cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình
Báo cáo tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa chiều 26/7, Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình cho biết, tuyến Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đã hoàn thành và đưa vào khai tác từ 20/10/2015.
Đối với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, tính đến 30/6/2017 đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài 16,5km đã hoàn thành phần toàn bộ phần cầu trên tuyến và công trình thoát nước. Khối lượng nền đường đã hoàn thành 92% đắp đất nền K95 và 80% đắp đất nên K98.
Đoạn qua địa phận Hà Nội có chiều dài tuyến 6,37 km, các đơn vị thi công đã hoàn thành 67% đắp đất nên K95.
Tuy nhiên, đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình vẫn còn vướng giải phóng mặt bằng khoảng 50m tuyến chính (từ Km27+600 - Km27+650). Còn đoạn qua địa phận Tp.Hà Nội tồn tại 3 điểm vướng mắc có chiều dài 373md/6,3km.
Về đóng góp vốn chủ sở hữu, đến hết ngày 30/6 mới chỉ có Tổng công ty 36 hoàn thành 100% mức đóng góp, công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội mới đóng góp 40%, công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trưởng Lộ đóng 71%.
Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình cho hay, trong quá trình thi công nhà đầu tư gặp phải một số khó khăn do phát sinh khối lượng do xử lý sát trượt, do thỏa thuận đấu nối, chi phí tạm ngừng cấp nước với Công ty Viwasupco - đơn vị quản lý đường ống nước Sông Đà chưa hoàn thành. Ngân hàng SHB (ngân hành tài trợ vốn) tạm dừng giải ngân cho dự án với các lý do số liệu báo cáo doanh thu thực tế thấp so với phương án tài chính.
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu Vụ Tài chính, Vụ Đối tác công - tư đánh giá lại dự án, cùng với nhà đầu tư đánh giá và tính toán lại các phương án tài chính và báo cáo lại lãnh đạo bộ vào 31/7.
Để có vốn tiếp tục giải ngân cho dự án, Bộ trưởng đề nghị các nhà đầu tư trước hết cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong đóng góp vốn chủ sở hữu, bên cạnh đó tiếp tục phối hợp với ngân hàng SHB tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Giải thích về mức thu phí BOT của dự án thấp, Bộ trưởng cho rằng về chủ trương của Chính phủ là không tăng mức thu phí mà sẽ kéo dài thời gian thu phí tránh mức phí BOT ảnh hưởng nhiều tới chí phí vận tải.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Quốc lộ 6 là tuyến đường độc đạo lên Tây Bắc, đời sống của người dân ở đây còn hết sức khó khăn do đó càng không có lý do để tăng mức phí. Nhà đầu tư cũng cần nhìn xa hơn về hiệu quả dự án, đó là các dự án hạ tầng khác sẽ được xây dựng thu hút mức phương tiện lưu thông trên tuyến đường nhiều hơn khi tuyến đường được đưa vào sử dụng.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT có chiều dài 53,4 km. Trong đó, đường Hoà Lạc - Hoà Bình chiều dài toàn tuyến khoảng 25,6 km; đường Quốc lộ 6 chiều dài khoảng 30,36 km.
Tổng mức đầu tư dự án trên là 2.989 tỷ đồng, do liên danh Tổng công ty 36, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc làm nhà đầu tư, Ban Quản lý dự án 2 là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại dự án.
Để hoàn vốn cho dự án, nhà đầu tư đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 6 (Km 42+730) và thu phí từ ngày 20/10/2015; 1 trạm thu phí trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình được thu ngay sau khi tuyến mới được thông xe (dự kiến trong năm 2017).
Như vậy, với tình hình tài chính hiện tại, khi không thể tăng phí dịch vụ theo chỉ đạo của Chính phủ thì phương án tài chính mới đặt ra chỉ có thể là kéo dài thời gian thu phí trên Quốc lộ 6 để dự án tiếp tục được SHB giải ngân nguồn vốn, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ.
Đối với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, tính đến 30/6/2017 đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài 16,5km đã hoàn thành phần toàn bộ phần cầu trên tuyến và công trình thoát nước. Khối lượng nền đường đã hoàn thành 92% đắp đất nền K95 và 80% đắp đất nên K98.
Đoạn qua địa phận Hà Nội có chiều dài tuyến 6,37 km, các đơn vị thi công đã hoàn thành 67% đắp đất nên K95.
Tuy nhiên, đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình vẫn còn vướng giải phóng mặt bằng khoảng 50m tuyến chính (từ Km27+600 - Km27+650). Còn đoạn qua địa phận Tp.Hà Nội tồn tại 3 điểm vướng mắc có chiều dài 373md/6,3km.
Về đóng góp vốn chủ sở hữu, đến hết ngày 30/6 mới chỉ có Tổng công ty 36 hoàn thành 100% mức đóng góp, công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội mới đóng góp 40%, công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trưởng Lộ đóng 71%.
Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình cho hay, trong quá trình thi công nhà đầu tư gặp phải một số khó khăn do phát sinh khối lượng do xử lý sát trượt, do thỏa thuận đấu nối, chi phí tạm ngừng cấp nước với Công ty Viwasupco - đơn vị quản lý đường ống nước Sông Đà chưa hoàn thành. Ngân hàng SHB (ngân hành tài trợ vốn) tạm dừng giải ngân cho dự án với các lý do số liệu báo cáo doanh thu thực tế thấp so với phương án tài chính.
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu Vụ Tài chính, Vụ Đối tác công - tư đánh giá lại dự án, cùng với nhà đầu tư đánh giá và tính toán lại các phương án tài chính và báo cáo lại lãnh đạo bộ vào 31/7.
Để có vốn tiếp tục giải ngân cho dự án, Bộ trưởng đề nghị các nhà đầu tư trước hết cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong đóng góp vốn chủ sở hữu, bên cạnh đó tiếp tục phối hợp với ngân hàng SHB tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Giải thích về mức thu phí BOT của dự án thấp, Bộ trưởng cho rằng về chủ trương của Chính phủ là không tăng mức thu phí mà sẽ kéo dài thời gian thu phí tránh mức phí BOT ảnh hưởng nhiều tới chí phí vận tải.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Quốc lộ 6 là tuyến đường độc đạo lên Tây Bắc, đời sống của người dân ở đây còn hết sức khó khăn do đó càng không có lý do để tăng mức phí. Nhà đầu tư cũng cần nhìn xa hơn về hiệu quả dự án, đó là các dự án hạ tầng khác sẽ được xây dựng thu hút mức phương tiện lưu thông trên tuyến đường nhiều hơn khi tuyến đường được đưa vào sử dụng.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT có chiều dài 53,4 km. Trong đó, đường Hoà Lạc - Hoà Bình chiều dài toàn tuyến khoảng 25,6 km; đường Quốc lộ 6 chiều dài khoảng 30,36 km.
Tổng mức đầu tư dự án trên là 2.989 tỷ đồng, do liên danh Tổng công ty 36, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc làm nhà đầu tư, Ban Quản lý dự án 2 là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại dự án.
Để hoàn vốn cho dự án, nhà đầu tư đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 6 (Km 42+730) và thu phí từ ngày 20/10/2015; 1 trạm thu phí trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình được thu ngay sau khi tuyến mới được thông xe (dự kiến trong năm 2017).
Như vậy, với tình hình tài chính hiện tại, khi không thể tăng phí dịch vụ theo chỉ đạo của Chính phủ thì phương án tài chính mới đặt ra chỉ có thể là kéo dài thời gian thu phí trên Quốc lộ 6 để dự án tiếp tục được SHB giải ngân nguồn vốn, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ.