“Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc
Bằng những khoản đầu tư kếch xù vào châu Âu, Trung Quốc đang đặt nền móng cho “con đường tơ lụa mới” tới lục địa già
Trung Quốc đang đặt nền móng cho “con đường tơ lụa mới” tới châu Âu, bằng cam kết đầu tư những khoản sinh lợi kếch xù vào lục địa già còn đang ì ạch phục hồi kinh tế, bất chấp hố sâu ngăn cách về ý thức hệ với phương Tây.
Trước khi xảy ra vụ Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hoàn tất chuyến thăm viếng có tính bước ngoặt tới Hy Lạp, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo hãng tin AFP, các hợp đồng kinh tế được ký kết trong chuyến đi của ông Ôn Gia Bảo đã giúp mở rộng hơn tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á này ở châu Âu.
Tại Roma (Italy), hôm 7/10, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thông qua các thỏa thuận trị giá 2,25 tỷ Euro (3,13 tỷ USD), trong đó bao gồm các dự án điện mặt trời và Internet băng thông rộng. Ông cũng cam kết sẽ nâng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Một ngày sau đó ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ký một loạt hợp đồng khác, trong đó có thỏa thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ dài 4.500 km.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã gọi dự án này là “Con đường tơ lụa mới”, ám chỉ tới mạng lưới thương mại xa xưa kết nối châu Á với các quốc gia Địa Trung Hải.
Riêng tại Hy Lạp, quốc gia đang ngập đầu trong nợ nần và phải vật lộn với chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ mua trái phiếu Hy Lạp, khi nước này gây quỹ trở lại trên thị trường quốc tế.
Ông cũng ký những thỏa thuận nhằm mở rộng mậu dịch và giúp tăng tiến ngành hàng hải của Hy Lạp. Hy Lạp hiện rất cần đầu tư quốc tế kể từ khi tránh được sự sụp đổ về tài chính trước đây.
Thủ tướng Hy Lạp thừa nhận rằng, những thỏa thuận vừa được ký kết với Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đáng kể. Ông Ôn Gia Bảo tuyên bố, Trung Quốc sẽ nỗ lực giúp các quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn vượt qua được cơn khủng hoảng tài chính.
“Trung Quốc luôn luôn coi trọng các mối quan hệ của họ với Liên minh châu Âu”, Wang Liqiang, một nhà nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận xét.
“Việc giúp đỡ Hy Lạp trong phạm vi khả năng của Trung Quốc sẽ ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ sang phần còn lại của khu vực đồng tiền chung châu Âu”, ông này nói thêm.
Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc, Cosco, đang mở rộng khu vực container của họ tại cảng Piraeus, ngay bên ngoài thủ đô Athens của Hy Lạp. Hai năm trước, Trung Quốc đã thuê cảng biển này với thời hạn sử dụng 35 năm.
Trong chuyến thăm Athens hôm 2/10, chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc trong vòng 24 năm qua, ông Ôn Gia Bảo cho biết, số container qua cảng Piraeus sẽ tăng 800.000 lượt trong năm nay và đạt 3,7 triệu lượt vào năm 2015.
Giao thương biển là một yếu tố quan trọng trong sự hợp tác giữa hai nước, bởi 60% lượng dầu thô được nhập khẩu vào Trung Quốc là bằng tàu thuyền của Hy Lạp và 50% hàng hóa Trung Quốc cũng được vận chuyển bằng con đường này, ông cho biết thêm.
Hy Lạp hiện có đội thương thuyền lớn nhất thế giới. Cũng trong chuyến thăm này, các ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý cho 3 hãng tàu của Hy Lạp, gồm Diana Shipping Inc., Angelicoussis Shipping Group, và Cardiff Marine vay 267 triệu USD.
Trong đó, Diana sẽ nhận khoản vay 82,6 triệu USD, trong khi Angelicoussis nhận 111 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Cardiff Marine nhận 74,2 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Hãng tin Hellenic Shipping cho biết, Cardiff Marine sẽ dùng khoản vay này để mua một tàu chở dầu cỡ lớn. Hôm 24/8, tập đoàn công nghiệp nặng Jiangsu Rongsheng của Trung Quốc cũng nhận đơn đặt hàng hai tàu chở dầu lớn của Cardiff Marine.
Một số nhà bình luận cho rằng, kể từ Kế hoạch Marshall, khi Mỹ viện trợ tái thiết Hy Lạp sau cuộc nội chiến 1946-1949 tới nay, thì Trung Quốc là quốc gia đơn lẻ có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Hy Lạp thông qua những cam kết mới đây.
Cũng có một số quan điểm khác về sự đầu tư này. Đài Radio Netherlands Worldwide cho rằng, triển vọng của Hy Lạp là trở thành “thuộc địa đầu tiên của Trung Quốc ở châu Âu”, trong khi tờ Asia Times thì lại ví von “Con ngựa thành Troa đã bị con rồng nắm đuôi”.
Trước khi xảy ra vụ Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hoàn tất chuyến thăm viếng có tính bước ngoặt tới Hy Lạp, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo hãng tin AFP, các hợp đồng kinh tế được ký kết trong chuyến đi của ông Ôn Gia Bảo đã giúp mở rộng hơn tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á này ở châu Âu.
Tại Roma (Italy), hôm 7/10, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thông qua các thỏa thuận trị giá 2,25 tỷ Euro (3,13 tỷ USD), trong đó bao gồm các dự án điện mặt trời và Internet băng thông rộng. Ông cũng cam kết sẽ nâng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Một ngày sau đó ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ký một loạt hợp đồng khác, trong đó có thỏa thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ dài 4.500 km.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã gọi dự án này là “Con đường tơ lụa mới”, ám chỉ tới mạng lưới thương mại xa xưa kết nối châu Á với các quốc gia Địa Trung Hải.
Riêng tại Hy Lạp, quốc gia đang ngập đầu trong nợ nần và phải vật lộn với chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ mua trái phiếu Hy Lạp, khi nước này gây quỹ trở lại trên thị trường quốc tế.
Ông cũng ký những thỏa thuận nhằm mở rộng mậu dịch và giúp tăng tiến ngành hàng hải của Hy Lạp. Hy Lạp hiện rất cần đầu tư quốc tế kể từ khi tránh được sự sụp đổ về tài chính trước đây.
Thủ tướng Hy Lạp thừa nhận rằng, những thỏa thuận vừa được ký kết với Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đáng kể. Ông Ôn Gia Bảo tuyên bố, Trung Quốc sẽ nỗ lực giúp các quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn vượt qua được cơn khủng hoảng tài chính.
“Trung Quốc luôn luôn coi trọng các mối quan hệ của họ với Liên minh châu Âu”, Wang Liqiang, một nhà nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận xét.
“Việc giúp đỡ Hy Lạp trong phạm vi khả năng của Trung Quốc sẽ ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ sang phần còn lại của khu vực đồng tiền chung châu Âu”, ông này nói thêm.
Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc, Cosco, đang mở rộng khu vực container của họ tại cảng Piraeus, ngay bên ngoài thủ đô Athens của Hy Lạp. Hai năm trước, Trung Quốc đã thuê cảng biển này với thời hạn sử dụng 35 năm.
Trong chuyến thăm Athens hôm 2/10, chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc trong vòng 24 năm qua, ông Ôn Gia Bảo cho biết, số container qua cảng Piraeus sẽ tăng 800.000 lượt trong năm nay và đạt 3,7 triệu lượt vào năm 2015.
Giao thương biển là một yếu tố quan trọng trong sự hợp tác giữa hai nước, bởi 60% lượng dầu thô được nhập khẩu vào Trung Quốc là bằng tàu thuyền của Hy Lạp và 50% hàng hóa Trung Quốc cũng được vận chuyển bằng con đường này, ông cho biết thêm.
Hy Lạp hiện có đội thương thuyền lớn nhất thế giới. Cũng trong chuyến thăm này, các ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý cho 3 hãng tàu của Hy Lạp, gồm Diana Shipping Inc., Angelicoussis Shipping Group, và Cardiff Marine vay 267 triệu USD.
Trong đó, Diana sẽ nhận khoản vay 82,6 triệu USD, trong khi Angelicoussis nhận 111 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Cardiff Marine nhận 74,2 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Hãng tin Hellenic Shipping cho biết, Cardiff Marine sẽ dùng khoản vay này để mua một tàu chở dầu cỡ lớn. Hôm 24/8, tập đoàn công nghiệp nặng Jiangsu Rongsheng của Trung Quốc cũng nhận đơn đặt hàng hai tàu chở dầu lớn của Cardiff Marine.
Một số nhà bình luận cho rằng, kể từ Kế hoạch Marshall, khi Mỹ viện trợ tái thiết Hy Lạp sau cuộc nội chiến 1946-1949 tới nay, thì Trung Quốc là quốc gia đơn lẻ có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Hy Lạp thông qua những cam kết mới đây.
Cũng có một số quan điểm khác về sự đầu tư này. Đài Radio Netherlands Worldwide cho rằng, triển vọng của Hy Lạp là trở thành “thuộc địa đầu tiên của Trung Quốc ở châu Âu”, trong khi tờ Asia Times thì lại ví von “Con ngựa thành Troa đã bị con rồng nắm đuôi”.