Đến lượt châu Âu giục Trung Quốc tăng tỷ giá
Các nhà hoạch định chính sách khu vực Eurozone kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ tăng giá của đồng Nhân dân tệ
Các nhà hoạch định chính sách khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ tăng giá của đồng Nhân dân tệ.
Hãng tin BBC cho biết, lời kêu gọi này được đưa ra trong các cuộc tiếp xúc ngày 5/10 tại Brussels, Bỉ, giữa các nhà lãnh đạo châu Âu với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM).
Thủ tướng Luxembourg, đồng thời là người đứng đầu nhóm bộ trưởng bộ tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ông Jean-Claude Juncker, đã kêu gọi Trung Quốc “tăng giá mạnh đồng Nhân dân tệ”.
“Chúng tôi cho rằng, đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực”, ông Juncker phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 5/10. Khi được hỏi về phản ứng của Thủ tướng Trung Quốc trước đề xuất trên, ông Juncker cho biết: “Đang tồn tại sự khác biệt quan điểm giữa các nhà chức trách Trung Quốc và các nhà chức trách châu Âu”.
Lời kêu gọi trên của nhà lãnh đạo châu Âu được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố hỗ trợ đồng Euro và duy trì nắm giữ trái phiếu của châu Âu. Trong chuyến thăm tới Hy Lạp, ông Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ tiếp tục mua vào trái phiếu của quốc gia đang đương đầu với khủng hoảng nợ này, đồng thời sẽ không bán ra trái phiếu của Eurozone, bất chấp việc khủng hoảng nợ khiến số trái phiếu này mất giá trị.
Trong cuộc họp báo ngày 5/10, ông Juncker tỏ ý hoan nghênh thiện ý trên của phía Trung Quốc, nhưng thể hiện rõ quyết tâm muốn Trung Quốc tăng mạnh hơn tỷ giá. Ông Juncker cho biết, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ tăng cường hơn nữa tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ nhưng không đưa ra một thời gian biểu cụ thể.
“Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm rằng tỷ giá Nhân dân tệ sẽ linh hoạt hơn trong thời gian sắp tới. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục bàn luận về vấn đề này”, ông Juncker cho biết.
Vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ đang ngày càng “nóng” trong các cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo thế giới đang và sắp diễn ra. Theo Reuters, Bộ trưởng Bộ tài chính Canada vừa cho biết, trong cuộc một gặp không chính thức sắp tới của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển diễn ra vào ngày 8/10 tới tại Washington, nhóm này sẽ thảo luận về chủ đề tỷ giá Nhân dân tệ.
Trong cuộc họp vào cuối tuần này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ được dự báo là sẽ được nhắc tới nhiều. Ngoài ra, đây cũng sẽ là một vấn đề được đem ra bàn thảo tại cuộc gặp thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) tại Hàn Quốc vào tháng 11 tới.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc quanh vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ đã gia tăng mạnh trong thời gian qua trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở nước này giữ ở mức cao. Trung Quốc bị phương Tây cho là áp đặt mức tỷ giá Nhân dân tệ thấp hơn nhiều so với giá trị thực, để hỗ trợ xuất khẩu, gây thiệt hại cho hàng hóa của các quốc gia khác.
Nhiều nhà quan sát đang lo ngại rằng, các đồng tiền trên thế giới có thể sẽ bước vào một cuộc đua giảm giá và hàng loạt hàng rào bảo hộ thương mại sẽ được các nước dựng lên nhằm giành giật thị phần trên thị trường thế giới có chiều hướng co hẹp.
Hãng tin BBC cho biết, lời kêu gọi này được đưa ra trong các cuộc tiếp xúc ngày 5/10 tại Brussels, Bỉ, giữa các nhà lãnh đạo châu Âu với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM).
Thủ tướng Luxembourg, đồng thời là người đứng đầu nhóm bộ trưởng bộ tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ông Jean-Claude Juncker, đã kêu gọi Trung Quốc “tăng giá mạnh đồng Nhân dân tệ”.
“Chúng tôi cho rằng, đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực”, ông Juncker phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 5/10. Khi được hỏi về phản ứng của Thủ tướng Trung Quốc trước đề xuất trên, ông Juncker cho biết: “Đang tồn tại sự khác biệt quan điểm giữa các nhà chức trách Trung Quốc và các nhà chức trách châu Âu”.
Lời kêu gọi trên của nhà lãnh đạo châu Âu được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố hỗ trợ đồng Euro và duy trì nắm giữ trái phiếu của châu Âu. Trong chuyến thăm tới Hy Lạp, ông Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ tiếp tục mua vào trái phiếu của quốc gia đang đương đầu với khủng hoảng nợ này, đồng thời sẽ không bán ra trái phiếu của Eurozone, bất chấp việc khủng hoảng nợ khiến số trái phiếu này mất giá trị.
Trong cuộc họp báo ngày 5/10, ông Juncker tỏ ý hoan nghênh thiện ý trên của phía Trung Quốc, nhưng thể hiện rõ quyết tâm muốn Trung Quốc tăng mạnh hơn tỷ giá. Ông Juncker cho biết, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ tăng cường hơn nữa tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ nhưng không đưa ra một thời gian biểu cụ thể.
“Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm rằng tỷ giá Nhân dân tệ sẽ linh hoạt hơn trong thời gian sắp tới. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục bàn luận về vấn đề này”, ông Juncker cho biết.
Vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ đang ngày càng “nóng” trong các cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo thế giới đang và sắp diễn ra. Theo Reuters, Bộ trưởng Bộ tài chính Canada vừa cho biết, trong cuộc một gặp không chính thức sắp tới của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển diễn ra vào ngày 8/10 tới tại Washington, nhóm này sẽ thảo luận về chủ đề tỷ giá Nhân dân tệ.
Trong cuộc họp vào cuối tuần này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ được dự báo là sẽ được nhắc tới nhiều. Ngoài ra, đây cũng sẽ là một vấn đề được đem ra bàn thảo tại cuộc gặp thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) tại Hàn Quốc vào tháng 11 tới.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc quanh vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ đã gia tăng mạnh trong thời gian qua trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở nước này giữ ở mức cao. Trung Quốc bị phương Tây cho là áp đặt mức tỷ giá Nhân dân tệ thấp hơn nhiều so với giá trị thực, để hỗ trợ xuất khẩu, gây thiệt hại cho hàng hóa của các quốc gia khác.
Nhiều nhà quan sát đang lo ngại rằng, các đồng tiền trên thế giới có thể sẽ bước vào một cuộc đua giảm giá và hàng loạt hàng rào bảo hộ thương mại sẽ được các nước dựng lên nhằm giành giật thị phần trên thị trường thế giới có chiều hướng co hẹp.