Thủ tướng Trung Quốc: “Đừng gây áp lực với chúng tôi về tỷ giá”
Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo, việc gây áp lực buộc Bắc Kinh phải định giá lại đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn tới “thảm họa cho cả thế giới”
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra cảnh báo với các nước phương Tây rằng, việc gây áp lực buộc Bắc Kinh phải định giá lại đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn tới “thảm họa cho cả thế giới”.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh căng trên thị trường ngoại hối toàn cầu gia tăng do các chính phủ và ngân hàng trung ương cùng tìm cách ghìm tỷ giá đồng nội tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Tờ Financial Times cho biết, phát biểu tại Brussels (Bỉ) ngày 6/10 trước các quan chức hàng đầu của khu vực châu Âu, ông Ôn Gia Bảo đã phản đối áp lực quốc tế nhằm vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Theo người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh đẩy nhanh việc tăng giá đồng Nhân dân tệ theo sự thúc giục từ bên ngoài, nước này có thể phải đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội.
“Đứng gây áp lực với chúng tôi về chuyện tỷ giá”, tờ Financial Times dẫn lời ông Ôn Gia Bảo. Theo Thủ tướng Trung Quốc, cá công ty của nước này hiện có tỷ suất lợi nhuận rất thấp, và số lợi nhuận này có thể bị xóa sạch bởi những chính sách của đối tác như hàng rào thuế quan mà Quốc hội Mỹ đang đe dọa sẽ dựng lên.
“Nhiều trong số các công ty xuất khẩu của chúng tôi đã phải đóng cửa, công nhân nhập cư chắc sẽ phải trở về quê. Nếu Trung Quốc gặp phải bất ổn xã hội và kinh tế, điều đó sẽ là thảm họa đối với cả thế giới”, ông Ôn Gia Bảo nói.
Những tuyên bố trên của Thủ tướng Trung Quốc được đưa ra chỉ một ngày sau khi bộ ba nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu, gồm ông Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm bộ trưởng bộ tài chính Eurozone, lên tiếng đề nghị Trung Quốc tăng mạnh hơn tỷ giá Nhân dân tệ và bị ông Ôn Gia Bảo từ chối.
Financial Times cho biết, với mối lo ngại gia tăng về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu, các quan chức chính phủ và ngân hàng trung ương khắp châu Á đang cân nhắc nhiều hơn tới việc can thiệp vào thị trường để giảm tỷ giá đồng nội tệ.
Trong một hội nghị ở Washington, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, hoạt động can thiệp vào thị trường tiền tệ đang lan rộng. “Khi các nền kinh tế lớn có đồng tiền bị định giá dưới mức giá trị thực thực hiện chính sách ngăn đồng tiền của mình ngăn giá, thì các quốc gia khác cũng được khuyến khíc làm điều tương tự”, ông Geithner phát biểu.
Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh đã tuyên bố tăng độ linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ, nhưng từ đó tới nay, tỷ giá đồng tiền này mới chỉ tăng trên 2% so với USD và thậm chí còn giảm hơn 9% so với Euro. So với ở nước nước Mỹ, vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ ở châu Âu ít căng thẳng hơn, vì châu lục này vẫn đang có thặng dư thương mại.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định, sự tăng giá từ từ của Nhân dân tệ đang diễn ra và cam kết “chúng tôi sẽ tiếp tục những cải cách này”, nhưng từ chối đưa ra bất kỳ sự đảm bảo cụ thể nào về tốc độ tăng giá của Nhân dân tệ.
Áp lực tăng giá đối với các đồng tiền của các nền kinh tế châu Á mới nổi so với USD, Euro và Nhân dân tệ đã dẫn tới những cuộc bàn luận về việc can thiệp vào thị trường.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan và Ấn Độ tỏ ra quyết liệt hơn cả trong vấn đề này và đã lên tiếng phàn nàn về các dòng vốn lớn từ phương Tây đổ vào các nước này, khiến đồng nội tệ của họ tăng giá và gây lạm phát. Đồng Baht Thái và Rupee của Ấn Độ vẫn đang tăng giá, bất chấp các nhà chức trách tuyên bố khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối là rất cao.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh căng trên thị trường ngoại hối toàn cầu gia tăng do các chính phủ và ngân hàng trung ương cùng tìm cách ghìm tỷ giá đồng nội tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Tờ Financial Times cho biết, phát biểu tại Brussels (Bỉ) ngày 6/10 trước các quan chức hàng đầu của khu vực châu Âu, ông Ôn Gia Bảo đã phản đối áp lực quốc tế nhằm vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Theo người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh đẩy nhanh việc tăng giá đồng Nhân dân tệ theo sự thúc giục từ bên ngoài, nước này có thể phải đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội.
“Đứng gây áp lực với chúng tôi về chuyện tỷ giá”, tờ Financial Times dẫn lời ông Ôn Gia Bảo. Theo Thủ tướng Trung Quốc, cá công ty của nước này hiện có tỷ suất lợi nhuận rất thấp, và số lợi nhuận này có thể bị xóa sạch bởi những chính sách của đối tác như hàng rào thuế quan mà Quốc hội Mỹ đang đe dọa sẽ dựng lên.
“Nhiều trong số các công ty xuất khẩu của chúng tôi đã phải đóng cửa, công nhân nhập cư chắc sẽ phải trở về quê. Nếu Trung Quốc gặp phải bất ổn xã hội và kinh tế, điều đó sẽ là thảm họa đối với cả thế giới”, ông Ôn Gia Bảo nói.
Những tuyên bố trên của Thủ tướng Trung Quốc được đưa ra chỉ một ngày sau khi bộ ba nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu, gồm ông Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm bộ trưởng bộ tài chính Eurozone, lên tiếng đề nghị Trung Quốc tăng mạnh hơn tỷ giá Nhân dân tệ và bị ông Ôn Gia Bảo từ chối.
Financial Times cho biết, với mối lo ngại gia tăng về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu, các quan chức chính phủ và ngân hàng trung ương khắp châu Á đang cân nhắc nhiều hơn tới việc can thiệp vào thị trường để giảm tỷ giá đồng nội tệ.
Trong một hội nghị ở Washington, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, hoạt động can thiệp vào thị trường tiền tệ đang lan rộng. “Khi các nền kinh tế lớn có đồng tiền bị định giá dưới mức giá trị thực thực hiện chính sách ngăn đồng tiền của mình ngăn giá, thì các quốc gia khác cũng được khuyến khíc làm điều tương tự”, ông Geithner phát biểu.
Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh đã tuyên bố tăng độ linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ, nhưng từ đó tới nay, tỷ giá đồng tiền này mới chỉ tăng trên 2% so với USD và thậm chí còn giảm hơn 9% so với Euro. So với ở nước nước Mỹ, vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ ở châu Âu ít căng thẳng hơn, vì châu lục này vẫn đang có thặng dư thương mại.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định, sự tăng giá từ từ của Nhân dân tệ đang diễn ra và cam kết “chúng tôi sẽ tiếp tục những cải cách này”, nhưng từ chối đưa ra bất kỳ sự đảm bảo cụ thể nào về tốc độ tăng giá của Nhân dân tệ.
Áp lực tăng giá đối với các đồng tiền của các nền kinh tế châu Á mới nổi so với USD, Euro và Nhân dân tệ đã dẫn tới những cuộc bàn luận về việc can thiệp vào thị trường.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan và Ấn Độ tỏ ra quyết liệt hơn cả trong vấn đề này và đã lên tiếng phàn nàn về các dòng vốn lớn từ phương Tây đổ vào các nước này, khiến đồng nội tệ của họ tăng giá và gây lạm phát. Đồng Baht Thái và Rupee của Ấn Độ vẫn đang tăng giá, bất chấp các nhà chức trách tuyên bố khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối là rất cao.