Công nghiệp Việt Nam vẫn sống nhờ gia công
Công nghiệp năm 2014 là động lực và đầu tàu tăng trưởng chung. Nhưng chủ yếu về tốc độ tăng, còn chất lượng vẫn hạn chế
Công nghiệp năm 2014 đã có những tín hiệu khả quan, tăng cao lên trở lại là động lực và đầu tàu tăng trưởng chung. Nhưng chủ yếu về tốc độ tăng, còn chất lượng vẫn hạn chế.
Tín hiệu khả quan của công nghiệp năm 2014 đã được nhận diện dưới các góc độ khác nhau.
Bốn góc độ nhìn nhận sự tăng trưởng
Ở góc độ thứ nhất, tốc độ tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp năm nay đã cao hơn của các năm trước (biểu đồ 1).
Ở góc độ thứ hai, tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng cao lên qua các quý trong năm nay (biểu đồ 2).
Từ biểu đồ 2, có thể tính ra, nếu quý 1 tăng 5,2%, thì quý 2 tăng 6,4%, quý 3 tăng 8,5%, quý 4 tăng khoảng 9,0% - tức là tốc độ tăng đã có xu hướng dần dần trở lại các thời kỳ trước kia, dần dần trở lại là động lực và đầu tàu tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.
Tăng trưởng cao lên của công nghiệp từ năm ngoái đến nay đã góp phần làm cho tăng trưởng GDP thoát đáy vượt dốc đi lên trong 2 năm 2013, 2014, tạo tiền đề để tăng trưởng kinh tế phục hồi theo kế hoạch năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011- 2020.
Ở góc độ thứ ba, tăng trưởng công nghiệp cao hơn đạt được ở cả 4 ngành công nghiệp cụ thể (biểu đồ 3).
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, ngành có “tính chất công nghiệp” rõ nhất, ngành mà tỷ trọng của nó trong toàn ngành được coi là nước công nghiệp hay chưa (nhiều nước khai thác dầu thô chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn ngành công nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời có GDP bình quân đầu người rất cao, nhưng vẫn chưa được coi là nước công nghiệp là vì thế) - đã tăng khá cao, cao hơn 2 năm trước (năm 2012 tăng 5,5%, năm 2013 tăng 7,6%).
Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng cao đã góp phần giữ được giá điện tương đối ổn định, hạn chế tình trạng cắt điện, mất điện trong những năm trước đây.
Ngành công nghiệp khai khoáng năm nay tăng 2,7%, không còn giảm 0,6% như năm trước, công nghiệp không những tăng trưởng cao lên về tốc độ, mà còn có sự chuyển dịch về cơ cấu ngành công nghiệp khi các ngành này có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp còn được biểu hiện trên một số điểm cụ thể.
Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong điều kiện Việt Nam có thế mạnh là có số lượng lao động dồi dào do dân số đang trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng, có giá cả rẻ; những ngành có sản phẩm tiêu thụ khá, đều tăng trưởng với tốc độ cao.
Ngành dệt may tăng với tốc độ cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng chung, nhờ xuất khẩu duy trì được tốc độ tăng cao (11 tháng đạt gần 19 tỷ USD, tăng tới 16,9% so với cùng kỳ năm trước, khả năng năm 2014 sẽ là lần đầu tiên và cũng là mặt hàng thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt qua mốc 20 tỷ USD).
Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có tốc độ tăng gần gấp ba lần tốc độ tăng chung, nhờ xuất khẩu giày dép các loại 11 tháng đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng tới 23,7% so với cùng kỳ năm trước, khả năng cả năm 2014 lần đầu tiên sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD.
Nét mới là xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may da giày sau 11 tháng đã đạt trên 1 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, có quy mô lớn hơn mức cả năm 2013; như vậy, năm 2014 sẽ lần đầu tiên mặt hàng này tham gia “câu lạc bộ” các mặt hàng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá cao, gấp trên 4 lần tốc độ tăng chung của toàn ngành công nghiệp. Ngành này tăng cao nhờ xuất khẩu các sản phẩm đạt quy mô lớn và tăng so với cùng kỳ, có loại tăng khá cao.
Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 11 tháng đạt khoảng 34,5 tỷ USD... Đáng lưu ý, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã tăng cao hơn tốc độ tăng chung.
Đó vừa là kết quả, vừa là tiền đề của thị trường bất động sản, mà thị trường bất động sản hiện là một trong những điểm nghẽn lớn nhất, kéo dài nhất của nền kinh tế hiện nay, là yếu tố tác động đến nợ xấu, đến tăng trưởng tín dụng, đến lao động việc làm, thu nhập sức mua có khả năng thanh toán...
Ở góc độ thứ tư, xét về các yếu tố ảnh hưởng, thì một số nhân tố mới đã có xu hướng tích cực. Tốc độ tăng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đã cao lên, cao hơn trước đây và cao hơn tốc độ tăng của chỉ số sản xuất.
Tốc độ tăng tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm gần đây đã giảm so với cùng thời điểm các tháng trước; đã chậm lại so với cuối năm trước và đã trở lại mức bình thường, nhờ tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (nếu loại trừ yếu tố tăng giá) đã cao hơn trước.
Doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng lên về số lượng doanh nghiệp, về số vốn; số doanh nghiệp trở lại hoạt động cũng đã tăng lên... Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng cao hơn tốc độ chung và tăng cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu nông, lâm - thuỷ sản (tương ứng là 14,1% so với 13,7% và 12,1%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt kỷ lục mới và tập trung cho công nghiệp.
Gia công là chính
Bên cạnh tín hiệu khả quan về số lượng (tốc độ tăng sản xuất), thì chất lượng tăng trưởng công nghiệp (và xây dựng) còn thấp, việc cải thiện còn chậm, trong khi mục tiêu tổng quát biến Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đang đến gần.
Chất lượng tăng trưởng biểu hiện ở hiệu quả đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả đầu tư biểu hiện ở hệ số ICOR (ICOR cao thì hiệu quả thấp, ICOR tăng thì hiệu quả đầu tư giảm; ngược lại ICOR thấp thì hiệu quả cao, ICOR giảm thì hiệu quả tăng).
Bình quân năm trong thời kỳ 2011- 2013, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của công nghiệp - xây dựng là 43,8%; tốc độ tăng GDP của nhóm ngành này là 5,97%; suy ra ICOR của nhóm ngành này là 7,3 lần, cao hơn nhiều so với hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế (5,6 lần).
Tính riêng cho ngành công nghiệp thì tỷ lệ vốn đầu tư/GDP là 38,9%, tốc độ tăng GDP công nghiệp là 6,57%/năm, tính ra hệ số ICOR là trên 5,9 lần - tuy có thấp hơn của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, nhưng vẫn còn cao hơn của toàn bộ nền kinh tế.
Năm 2014 tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của công nghiệp có thể cao hơn, tốc độ tăng GDP công nghiệp cũng cao hơn, nên hiệu quả đầu tư cải thiện chưa nhiều.
Năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2013 là 124,1 triệu đồng/người, trong đó của công nghiệp là 151,4 triệu đồng/người, tuy cao hơn mức năng suất chung (68,7 triệu đồng/người), nhưng nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái chỉ đạt tương ứng là 5.922 - 7.225 USD/người, vẫn còn thấp xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2014 ước cao hơn, nhưng chưa nhiều.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp cũng có những hạn chế. Nhìn tổng quát, công nghiệp của Việt Nam vẫn còn mang nặng tính gia công, lắp ráp, khai thác nguyên liệu, tận dụng lợi thế của giá nhân công rẻ. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển.
Tổng số doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cả nước hiện có 1.303 (trong đó linh kiện phụ tùng kim loại 556), nhưng phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật còn thấp; tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước của các nhà lắp ráp tại Việt Nam đối với công nghiệp công nghệ cao mới có 10%, sản xuất thiết bị đồng bộ 20%, ôtô 15 - 40%... Do vậy, nhập siêu nguyên phụ liệu còn lớn.
Công nghiệp phục vụ nông nghiệp (sản xuất nông cụ, chế biến sản phẩm...) còn ít; có xu hướng tăng tỷ trọng GDP công nghiệp mà chưa coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là trọng điểm số một.
Tỷ trọng của kinh tế trong nước trong tổng số của cả nước còn thấp (chỉ bằng dưới một nửa về giá trị sản xuất công nghiệp, dưới 1/3 về tổng kim ngạch xuất khẩu) và nhập siêu hoàn toàn do khu vực kinh tế trong nước.
Tín hiệu khả quan của công nghiệp năm 2014 đã được nhận diện dưới các góc độ khác nhau.
Bốn góc độ nhìn nhận sự tăng trưởng
Ở góc độ thứ nhất, tốc độ tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp năm nay đã cao hơn của các năm trước (biểu đồ 1).
Ở góc độ thứ hai, tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng cao lên qua các quý trong năm nay (biểu đồ 2).
Từ biểu đồ 2, có thể tính ra, nếu quý 1 tăng 5,2%, thì quý 2 tăng 6,4%, quý 3 tăng 8,5%, quý 4 tăng khoảng 9,0% - tức là tốc độ tăng đã có xu hướng dần dần trở lại các thời kỳ trước kia, dần dần trở lại là động lực và đầu tàu tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.
Ở góc độ thứ ba, tăng trưởng công nghiệp cao hơn đạt được ở cả 4 ngành công nghiệp cụ thể (biểu đồ 3).
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, ngành có “tính chất công nghiệp” rõ nhất, ngành mà tỷ trọng của nó trong toàn ngành được coi là nước công nghiệp hay chưa (nhiều nước khai thác dầu thô chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn ngành công nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời có GDP bình quân đầu người rất cao, nhưng vẫn chưa được coi là nước công nghiệp là vì thế) - đã tăng khá cao, cao hơn 2 năm trước (năm 2012 tăng 5,5%, năm 2013 tăng 7,6%).
Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng cao đã góp phần giữ được giá điện tương đối ổn định, hạn chế tình trạng cắt điện, mất điện trong những năm trước đây.
Ngành công nghiệp khai khoáng năm nay tăng 2,7%, không còn giảm 0,6% như năm trước, công nghiệp không những tăng trưởng cao lên về tốc độ, mà còn có sự chuyển dịch về cơ cấu ngành công nghiệp khi các ngành này có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp còn được biểu hiện trên một số điểm cụ thể.
Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong điều kiện Việt Nam có thế mạnh là có số lượng lao động dồi dào do dân số đang trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng, có giá cả rẻ; những ngành có sản phẩm tiêu thụ khá, đều tăng trưởng với tốc độ cao.
Ngành dệt may tăng với tốc độ cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng chung, nhờ xuất khẩu duy trì được tốc độ tăng cao (11 tháng đạt gần 19 tỷ USD, tăng tới 16,9% so với cùng kỳ năm trước, khả năng năm 2014 sẽ là lần đầu tiên và cũng là mặt hàng thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt qua mốc 20 tỷ USD).
Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có tốc độ tăng gần gấp ba lần tốc độ tăng chung, nhờ xuất khẩu giày dép các loại 11 tháng đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng tới 23,7% so với cùng kỳ năm trước, khả năng cả năm 2014 lần đầu tiên sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD.
Nét mới là xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may da giày sau 11 tháng đã đạt trên 1 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, có quy mô lớn hơn mức cả năm 2013; như vậy, năm 2014 sẽ lần đầu tiên mặt hàng này tham gia “câu lạc bộ” các mặt hàng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá cao, gấp trên 4 lần tốc độ tăng chung của toàn ngành công nghiệp. Ngành này tăng cao nhờ xuất khẩu các sản phẩm đạt quy mô lớn và tăng so với cùng kỳ, có loại tăng khá cao.
Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 11 tháng đạt khoảng 34,5 tỷ USD... Đáng lưu ý, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã tăng cao hơn tốc độ tăng chung.
Đó vừa là kết quả, vừa là tiền đề của thị trường bất động sản, mà thị trường bất động sản hiện là một trong những điểm nghẽn lớn nhất, kéo dài nhất của nền kinh tế hiện nay, là yếu tố tác động đến nợ xấu, đến tăng trưởng tín dụng, đến lao động việc làm, thu nhập sức mua có khả năng thanh toán...
Ở góc độ thứ tư, xét về các yếu tố ảnh hưởng, thì một số nhân tố mới đã có xu hướng tích cực. Tốc độ tăng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đã cao lên, cao hơn trước đây và cao hơn tốc độ tăng của chỉ số sản xuất.
Tốc độ tăng tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm gần đây đã giảm so với cùng thời điểm các tháng trước; đã chậm lại so với cuối năm trước và đã trở lại mức bình thường, nhờ tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (nếu loại trừ yếu tố tăng giá) đã cao hơn trước.
Doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng lên về số lượng doanh nghiệp, về số vốn; số doanh nghiệp trở lại hoạt động cũng đã tăng lên... Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng cao hơn tốc độ chung và tăng cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu nông, lâm - thuỷ sản (tương ứng là 14,1% so với 13,7% và 12,1%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt kỷ lục mới và tập trung cho công nghiệp.
Gia công là chính
Bên cạnh tín hiệu khả quan về số lượng (tốc độ tăng sản xuất), thì chất lượng tăng trưởng công nghiệp (và xây dựng) còn thấp, việc cải thiện còn chậm, trong khi mục tiêu tổng quát biến Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đang đến gần.
Chất lượng tăng trưởng biểu hiện ở hiệu quả đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả đầu tư biểu hiện ở hệ số ICOR (ICOR cao thì hiệu quả thấp, ICOR tăng thì hiệu quả đầu tư giảm; ngược lại ICOR thấp thì hiệu quả cao, ICOR giảm thì hiệu quả tăng).
Bình quân năm trong thời kỳ 2011- 2013, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của công nghiệp - xây dựng là 43,8%; tốc độ tăng GDP của nhóm ngành này là 5,97%; suy ra ICOR của nhóm ngành này là 7,3 lần, cao hơn nhiều so với hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế (5,6 lần).
Tính riêng cho ngành công nghiệp thì tỷ lệ vốn đầu tư/GDP là 38,9%, tốc độ tăng GDP công nghiệp là 6,57%/năm, tính ra hệ số ICOR là trên 5,9 lần - tuy có thấp hơn của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, nhưng vẫn còn cao hơn của toàn bộ nền kinh tế.
Năm 2014 tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của công nghiệp có thể cao hơn, tốc độ tăng GDP công nghiệp cũng cao hơn, nên hiệu quả đầu tư cải thiện chưa nhiều.
Năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2013 là 124,1 triệu đồng/người, trong đó của công nghiệp là 151,4 triệu đồng/người, tuy cao hơn mức năng suất chung (68,7 triệu đồng/người), nhưng nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái chỉ đạt tương ứng là 5.922 - 7.225 USD/người, vẫn còn thấp xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2014 ước cao hơn, nhưng chưa nhiều.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp cũng có những hạn chế. Nhìn tổng quát, công nghiệp của Việt Nam vẫn còn mang nặng tính gia công, lắp ráp, khai thác nguyên liệu, tận dụng lợi thế của giá nhân công rẻ. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển.
Tổng số doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cả nước hiện có 1.303 (trong đó linh kiện phụ tùng kim loại 556), nhưng phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật còn thấp; tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước của các nhà lắp ráp tại Việt Nam đối với công nghiệp công nghệ cao mới có 10%, sản xuất thiết bị đồng bộ 20%, ôtô 15 - 40%... Do vậy, nhập siêu nguyên phụ liệu còn lớn.
Công nghiệp phục vụ nông nghiệp (sản xuất nông cụ, chế biến sản phẩm...) còn ít; có xu hướng tăng tỷ trọng GDP công nghiệp mà chưa coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là trọng điểm số một.
Tỷ trọng của kinh tế trong nước trong tổng số của cả nước còn thấp (chỉ bằng dưới một nửa về giá trị sản xuất công nghiệp, dưới 1/3 về tổng kim ngạch xuất khẩu) và nhập siêu hoàn toàn do khu vực kinh tế trong nước.