Công ty chứng khoán không được đầu tư bất động sản
Công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 210 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, có hiệu lực từ 15/1/2013.
Theo đó, công ty chứng khoán có thể thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó phải có ít nhất một tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tối thiểu là 65% vốn điều lệ (trong đó, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài sở hữu tối thiểu 30%).
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 3 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây: Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng; Quỹ khen thưởng phúc lợi; Dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư; Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.
Thông tư 210 nêu rõ, công ty chứng khoán không được cho vay tiền và chứng khoán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp công ty chứng khoán cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán theo quy định về giao dịch ký quỹ chứng khoán của Bộ Tài chính.
Công ty chứng khoán không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào đối với các cổ đông lớn, thành viên ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban giám đốc, kế toán trưởng.
Ngoài ra, công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Trong trường hợp được đầu tư vào bất động sản thì tài sản này không được vượt quá 50% giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán không được sử dụng quá 70% vốn chủ sở hữu để đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc góp vốn sở hữu tổ chức khác, trong đó không được sử dụng quá 20% vốn chủ sở hữu để đầu tư vào các công ty chưa niêm yết.
Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng.
Không được cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác; không được đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết và 15% với tổ chức chưa niêm yết; Không đầu tư hoặc góp vốn quá 10% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc dự án kinh doanh và không được đầu tư quá 15% vốn chủ sở hữu vào một tổ chức.
Theo đó, công ty chứng khoán có thể thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó phải có ít nhất một tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tối thiểu là 65% vốn điều lệ (trong đó, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài sở hữu tối thiểu 30%).
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 3 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây: Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng; Quỹ khen thưởng phúc lợi; Dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư; Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.
Thông tư 210 nêu rõ, công ty chứng khoán không được cho vay tiền và chứng khoán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp công ty chứng khoán cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán theo quy định về giao dịch ký quỹ chứng khoán của Bộ Tài chính.
Công ty chứng khoán không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào đối với các cổ đông lớn, thành viên ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban giám đốc, kế toán trưởng.
Ngoài ra, công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Trong trường hợp được đầu tư vào bất động sản thì tài sản này không được vượt quá 50% giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán không được sử dụng quá 70% vốn chủ sở hữu để đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc góp vốn sở hữu tổ chức khác, trong đó không được sử dụng quá 20% vốn chủ sở hữu để đầu tư vào các công ty chưa niêm yết.
Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng.
Không được cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác; không được đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết và 15% với tổ chức chưa niêm yết; Không đầu tư hoặc góp vốn quá 10% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc dự án kinh doanh và không được đầu tư quá 15% vốn chủ sở hữu vào một tổ chức.