“CPI tháng 8 sẽ tăng khá cao”
Theo Vụ trưởng Vụ Thống kê giá - Tổng cục Thống kê, mức tăng CPI tháng 8 có thể khá cao so với mức tăng của tháng 7
Ngày 22/8, ông Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 có thể khá cao so với mức tăng của tháng 7 do tác động của giá xăng dầu, tình trạng mưa bão và giá dịch vụ y tế tại Hà Nội.
Số liệu thống kê CPI của tất cả các tỉnh thành đã được thu thập. Trong đó, CPI của Tp.HCM tăng 0,31% và CPI của Hà Nội đã tăng 3,1%. Hà Nội chịu tác động từ dịch vụ y tế với mức tăng giá mặt hàng này lên đến 63,94%.
Ông Thắng cũng cho biết, Hà Nội là địa phương có quyền số tính CPI khá cao so với các tỉnh thành khác. Do đó, mức tăng CPI của Hà Nội sẽ có tác động khá lớn đến CPI của cả nước.
Tăng giá điện chưa tác động trực tiếp đến CPI tháng 8
Xét chung trên cả nước, CPI tháng này chịu tác động của một số yếu tố là xăng dầu, mưa bão và dịch vụ y tế. Trong khi đó, “việc tăng giá điện với mức tăng 5% áp dụng từ ngày 1/8 sẽ tác động đến CPI của tháng 9 vì hóa đơn thanh toán tiền điện sẽ được thanh toán vào cuối tháng 8, đã qua chu kỳ tính CPI của tháng 8”, ông Thắng nói.
Trước đó, sau cuộc tăng giá xăng dầu ngày 18/7, ông Thắng cho biết, mức tăng giá mặt hàng này có thể tác động đến vòng 1 của CPI tháng 8 khoảng 0,15%.
Cũng khẳng định CPI tháng 8 sẽ tăng tương đối so với mức tăng của tháng 7, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đưa ra con số mức tăng CPI tháng 8 khoảng 0,4% - 0,5% so với CPI tháng 7.
Ông Ánh phân tích, mức tăng CPI tháng 8 có thể thấy được từ mức tăng CPI của Tp.HCM, bởi lẽ, CPI của thành phố này đã phản ánh tất cả sức tăng giá của các mặt hàng xăng dầu, điện và không có đột biến từ dịch vụ y tế. Như vậy, CPI của Tp.HCM phản ánh khá rõ nét CPI chung của các tỉnh thành phố khác.
Riêng về giá điện, ông Ánh cho rằng, thời điểm điều chỉnh giá từ ngày 1/8 sẽ có tác động đẩy giá của nhiều mặt hàng khác. Do đó, hai đợt lấy chỉ số giá hàng hóa vào ngày 5/8 và 15/8 đã phản ánh tác động gián tiếp của việc tăng giá điện lên các hàng hóa khác. “Trong rổ tính hàng hóa, giá điện có tác động gián tiếp lớn hơn”, ông Ánh nói.
Liên quan đến CPI tháng 8 năm nay, Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) vừa công bố kết quả cuộc điều tra tại các tổ chức tín dụng thực hiện vào đầu tháng 8. Theo đó, CPI tháng 8/2013 có thể tăng 7,19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đa số các tổ chức tín dụng đều cũng nâng dự báo CPI năm 2013 tăng 6,77%, cao hơn kỳ vọng 6,55% xác lập tại cuộc điều tra tháng 6/2013 và lạm phát mục tiêu 6-6,5% do Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 01/2013/NĐ-CP.
Trên 3/4 các tổ chức tín dụng tham gia khảo sát cho rằng, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến diễn biến CPI trong quý 3/2013 và cả năm 2013. 67,11% tổ chức tín dụng được hỏi nhận định, lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ tiếp tục giảm trong quý 3/2013. Trong đó, 62% nhận định, mức giảm không quá 2%.
“CPI cả năm không đáng ngại”
Kết quả khảo sát từ Vụ Dự báo thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, kỳ vọng lạm phát đã được các tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng nhẹ trong bối cảnh kinh tế cả nước đang dần phục hồi, tín dụng được thúc đẩy để hỗ trợ các doanh nghiệp, tỷ giá có xu hướng ổn định, lãi suất tiếp tục xu hướng giảm dần và các chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Trong khi đó, đánh giá về triển vọng lạm phát cả năm, ông Vũ Đình Ánh tỏ ra không mấy quan ngại. Theo đó, diễn biến lạm phát năm nay được phân tích trong so sánh với năm ngoái. CPI tháng 8 năm ngoái tăng 0,63% sau mức lạm phát âm của tháng 6 và tháng 7. Sau đó, CPI tháng 9 tăng đến 2,2%.
Tuy nhiên, chuyên gia này dự báo, diễn biến CPI tháng 9 năm nay được sẽ ít có đột biến như năm ngoái. Tháng 9 chỉ có dịch vụ giáo dục tăng nhưng tác động không lớn vì loại dịch vụ này chỉ tăng giá ở một số tỉnh thành phố và quyền số tính CPI của dịch vụ này không lớn. CPI 3 tháng cuối năm nay cũng được đánh giá sẽ không biến động lớn với mức tăng khoảng 0,5%/tháng. Dao động CPI 3 tháng cuối năm nay khoảng 0,5%/ tháng. “Do đó, mục tiêu lạm phát năm nay không có gì đáng ngại”, ông Ánh khẳng định.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Số liệu thống kê CPI của tất cả các tỉnh thành đã được thu thập. Trong đó, CPI của Tp.HCM tăng 0,31% và CPI của Hà Nội đã tăng 3,1%. Hà Nội chịu tác động từ dịch vụ y tế với mức tăng giá mặt hàng này lên đến 63,94%.
Ông Thắng cũng cho biết, Hà Nội là địa phương có quyền số tính CPI khá cao so với các tỉnh thành khác. Do đó, mức tăng CPI của Hà Nội sẽ có tác động khá lớn đến CPI của cả nước.
Tăng giá điện chưa tác động trực tiếp đến CPI tháng 8
Xét chung trên cả nước, CPI tháng này chịu tác động của một số yếu tố là xăng dầu, mưa bão và dịch vụ y tế. Trong khi đó, “việc tăng giá điện với mức tăng 5% áp dụng từ ngày 1/8 sẽ tác động đến CPI của tháng 9 vì hóa đơn thanh toán tiền điện sẽ được thanh toán vào cuối tháng 8, đã qua chu kỳ tính CPI của tháng 8”, ông Thắng nói.
Trước đó, sau cuộc tăng giá xăng dầu ngày 18/7, ông Thắng cho biết, mức tăng giá mặt hàng này có thể tác động đến vòng 1 của CPI tháng 8 khoảng 0,15%.
Cũng khẳng định CPI tháng 8 sẽ tăng tương đối so với mức tăng của tháng 7, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đưa ra con số mức tăng CPI tháng 8 khoảng 0,4% - 0,5% so với CPI tháng 7.
Ông Ánh phân tích, mức tăng CPI tháng 8 có thể thấy được từ mức tăng CPI của Tp.HCM, bởi lẽ, CPI của thành phố này đã phản ánh tất cả sức tăng giá của các mặt hàng xăng dầu, điện và không có đột biến từ dịch vụ y tế. Như vậy, CPI của Tp.HCM phản ánh khá rõ nét CPI chung của các tỉnh thành phố khác.
Riêng về giá điện, ông Ánh cho rằng, thời điểm điều chỉnh giá từ ngày 1/8 sẽ có tác động đẩy giá của nhiều mặt hàng khác. Do đó, hai đợt lấy chỉ số giá hàng hóa vào ngày 5/8 và 15/8 đã phản ánh tác động gián tiếp của việc tăng giá điện lên các hàng hóa khác. “Trong rổ tính hàng hóa, giá điện có tác động gián tiếp lớn hơn”, ông Ánh nói.
Liên quan đến CPI tháng 8 năm nay, Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) vừa công bố kết quả cuộc điều tra tại các tổ chức tín dụng thực hiện vào đầu tháng 8. Theo đó, CPI tháng 8/2013 có thể tăng 7,19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đa số các tổ chức tín dụng đều cũng nâng dự báo CPI năm 2013 tăng 6,77%, cao hơn kỳ vọng 6,55% xác lập tại cuộc điều tra tháng 6/2013 và lạm phát mục tiêu 6-6,5% do Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 01/2013/NĐ-CP.
Trên 3/4 các tổ chức tín dụng tham gia khảo sát cho rằng, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến diễn biến CPI trong quý 3/2013 và cả năm 2013. 67,11% tổ chức tín dụng được hỏi nhận định, lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ tiếp tục giảm trong quý 3/2013. Trong đó, 62% nhận định, mức giảm không quá 2%.
“CPI cả năm không đáng ngại”
Kết quả khảo sát từ Vụ Dự báo thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, kỳ vọng lạm phát đã được các tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng nhẹ trong bối cảnh kinh tế cả nước đang dần phục hồi, tín dụng được thúc đẩy để hỗ trợ các doanh nghiệp, tỷ giá có xu hướng ổn định, lãi suất tiếp tục xu hướng giảm dần và các chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Trong khi đó, đánh giá về triển vọng lạm phát cả năm, ông Vũ Đình Ánh tỏ ra không mấy quan ngại. Theo đó, diễn biến lạm phát năm nay được phân tích trong so sánh với năm ngoái. CPI tháng 8 năm ngoái tăng 0,63% sau mức lạm phát âm của tháng 6 và tháng 7. Sau đó, CPI tháng 9 tăng đến 2,2%.
Tuy nhiên, chuyên gia này dự báo, diễn biến CPI tháng 9 năm nay được sẽ ít có đột biến như năm ngoái. Tháng 9 chỉ có dịch vụ giáo dục tăng nhưng tác động không lớn vì loại dịch vụ này chỉ tăng giá ở một số tỉnh thành phố và quyền số tính CPI của dịch vụ này không lớn. CPI 3 tháng cuối năm nay cũng được đánh giá sẽ không biến động lớn với mức tăng khoảng 0,5%/tháng. Dao động CPI 3 tháng cuối năm nay khoảng 0,5%/ tháng. “Do đó, mục tiêu lạm phát năm nay không có gì đáng ngại”, ông Ánh khẳng định.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)