Cú sốc bầu cử Anh đẩy đồng Bảng rớt giá mạnh
“Canh bạc” bầu cử mà Thủ tướng Theresa May khởi xướng đã “phản đòn” lại chính bà
Thủ tướng Anh Theresa May đã kêu gọi một cuộc tổng bầu cử sớm với hy vọng củng cố quyền lực trước khi bước vào cuộc đàm phán đưa nước này ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ của cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày 8/6 đã đi ngược lại với những gì mà bà May mong đợi.
Theo dự báo mới nhất được hãng tin BBC đưa ra, Đảng Bảo thủ của bà May giành 318 trong tổng số 650 ghê tại Hạ viện Anh, thiếu 8 ghế để chiếm đa số. Trong khi đó, Công Đảng đối lập được cho là giành 267 ghế - dẫn đến tình trạng “Quốc hội treo” và thế bế tắc chính trị.
Hãng tin CNN cho hay, tỷ giá đồng Bảng đã rớt mạnh sau khi các dự báo kết quả bầu cử Anh bắt đầu được công bố. Trong phiên sáng nay, đồng Bảng có lúc sụt 2% so với đồng USD, còn dưới 1,27 USD đổi 1 Bảng. So với đồng Euro, đồng Bảng cũng giảm một mức tương tự.
So với trước cuộc trưng cầu dân ý Brexit cách đây gần 1 năm, đồng Bảng hiện giảm giá 14% so với USD.
Nếu Đảng Bảo thủ không giành được đa số ghế, thì vấn đề đặt ra là bà May liệu có thể tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Anh và dẫn dắt nước này trong cuộc đàm phán Brexit bắt đầu vào ngày 19/6 tới hay không.
Theo Reuters, đến lúc này đã xuất hiện những lời kêu gọi bà May từ chức. Thủ lĩnh Công Đảng Jeremy Corbyn nói rằng đã đến lúc bà May nên rời ghế Thủ tướng.
Hãng tin này đánh giá rằng “canh bạc” bầu cử mà bà May khởi xướng đã “phản đòn” lại chính bà, đẩy nền chính trị Anh vào một cuộc bất ổn mới, và có nguy cơ khiến cuộc đàm phán Brexit bị trì hoãn. Giới phân tích nói rằng trong một giai đoạn bất ổn như vậy sẽ diễn ra những nỗ lực nhằm thành lập Chính phủ liên minh, hoặc thậm chí là tổ chức một cuộc bầu cử mới.
“Tình hình sắp tới sẽ thiếu ổn định và Chính phủ Anh sẽ gặp khó trong việc đàm phán Brexit”, giáo sư chính trị Tim Bale thuộc Đại học Queen Mary phát biểu.
Ngoài Brexit - thách thức lớn nhất mà nước Anh phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - nước Anh còn đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Cách đây ít lâu, Anh còn là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, trong quý 1 năm nay, nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng yếu nhất trong số 27 nước thành viên EU.
Dù tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp, nước Anh lại gặp phải một vấn đề khác là tiền lương tăng chậm chạp từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong 3 tháng đầu năm nay, tiền lương của người lao động Anh thậm chí còn giảm.
“Thứ mà bà ấy nhận được là Đảng Bảo thủ mất ghế, mất phiếu bầu, mất sự ủng hộ, và mất niềm tin”, ông Corbyn nói về bà May sau cuộc bầu cử. “Tôi nghĩ thế là đủ để bà ấy ra ddi và mở đường cho một Chính phủ mới thực sự đại diện cho tất cả mọi người dân ở nước này.
Cách đây 7 tuần, bà May bất ngờ kêu gọi bầu cử sớm, tin tưởng rằng sẽ gia tăng được đa số ghế trong Quốc hội cho Đảng Bảo thủ trước khi tiến hành đàm phán Brexit.
Theo dự báo mới nhất được hãng tin BBC đưa ra, Đảng Bảo thủ của bà May giành 318 trong tổng số 650 ghê tại Hạ viện Anh, thiếu 8 ghế để chiếm đa số. Trong khi đó, Công Đảng đối lập được cho là giành 267 ghế - dẫn đến tình trạng “Quốc hội treo” và thế bế tắc chính trị.
Hãng tin CNN cho hay, tỷ giá đồng Bảng đã rớt mạnh sau khi các dự báo kết quả bầu cử Anh bắt đầu được công bố. Trong phiên sáng nay, đồng Bảng có lúc sụt 2% so với đồng USD, còn dưới 1,27 USD đổi 1 Bảng. So với đồng Euro, đồng Bảng cũng giảm một mức tương tự.
So với trước cuộc trưng cầu dân ý Brexit cách đây gần 1 năm, đồng Bảng hiện giảm giá 14% so với USD.
Nếu Đảng Bảo thủ không giành được đa số ghế, thì vấn đề đặt ra là bà May liệu có thể tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Anh và dẫn dắt nước này trong cuộc đàm phán Brexit bắt đầu vào ngày 19/6 tới hay không.
Theo Reuters, đến lúc này đã xuất hiện những lời kêu gọi bà May từ chức. Thủ lĩnh Công Đảng Jeremy Corbyn nói rằng đã đến lúc bà May nên rời ghế Thủ tướng.
Hãng tin này đánh giá rằng “canh bạc” bầu cử mà bà May khởi xướng đã “phản đòn” lại chính bà, đẩy nền chính trị Anh vào một cuộc bất ổn mới, và có nguy cơ khiến cuộc đàm phán Brexit bị trì hoãn. Giới phân tích nói rằng trong một giai đoạn bất ổn như vậy sẽ diễn ra những nỗ lực nhằm thành lập Chính phủ liên minh, hoặc thậm chí là tổ chức một cuộc bầu cử mới.
“Tình hình sắp tới sẽ thiếu ổn định và Chính phủ Anh sẽ gặp khó trong việc đàm phán Brexit”, giáo sư chính trị Tim Bale thuộc Đại học Queen Mary phát biểu.
Ngoài Brexit - thách thức lớn nhất mà nước Anh phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - nước Anh còn đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Cách đây ít lâu, Anh còn là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, trong quý 1 năm nay, nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng yếu nhất trong số 27 nước thành viên EU.
Dù tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp, nước Anh lại gặp phải một vấn đề khác là tiền lương tăng chậm chạp từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong 3 tháng đầu năm nay, tiền lương của người lao động Anh thậm chí còn giảm.
“Thứ mà bà ấy nhận được là Đảng Bảo thủ mất ghế, mất phiếu bầu, mất sự ủng hộ, và mất niềm tin”, ông Corbyn nói về bà May sau cuộc bầu cử. “Tôi nghĩ thế là đủ để bà ấy ra ddi và mở đường cho một Chính phủ mới thực sự đại diện cho tất cả mọi người dân ở nước này.
Cách đây 7 tuần, bà May bất ngờ kêu gọi bầu cử sớm, tin tưởng rằng sẽ gia tăng được đa số ghế trong Quốc hội cho Đảng Bảo thủ trước khi tiến hành đàm phán Brexit.