Thủ tướng Anh: "Brexit là sự ra đi không thể đảo ngược"
“Giờ đây, chúng tôi đã nhớ các bạn rồi. Xin cảm ơn và tạm biệt”, Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk nói với nước Anh
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 29/3 đã chính thức khởi động quy trình “ly hôn” giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, nói rằng sự ra đi này là không thể đảo ngược.
Theo tin từ Reuters, bằng một lá thư trao tay, bà May đã thông báo cho Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk rằng Anh sẽ rời khỏi khối mà nước này gia nhập vào năm 1973. Đây được xem là một trong những động thái quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo Anh kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
“Nước Anh sẽ rời khỏi EU”, bà May phát biểu trước Quốc hội Anh 9 tháng sau khi nước này khiến cả thế giới “sốc nặng” vì quyết định chia tay EU. “Đây là một khoảnh khắc lịch sử và không còn có thể đảo ngược nữa”.
Cuộc đàm phán để Anh rời EU được dự báo sẽ là một tiến trình phức tạp, đẩy nước Anh vào một thời kỳ chưa từng có tiền lệ, đồng thời thử thách tính bền vững của EU. Bà May sẽ có 2 năm để hoàn tất các cuộc đàm phán này, và Anh dự kiến sẽ chính thức không còn là một thành viên của EU vào cuối tháng 3/2019.
Lá thư của bà May thông báo về việc Anh rời EU theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon đã được đại điện thường trực của Anh tại EU là ông Tim Barrow trao tận tay ông Tusk tại Brussels vào ngày 29/3. Trước đó, lá thư dài 6 trang này đã được bà May đặt bút ký vào tối ngày 28/3.
“Chúng tôi tin rằng cần phải đạt được sự nhất trí về những điều khoản cho mối quan hệ tương lai của chúng ta, bên cạnh những điều khoản về việc chúng tôi ra khỏi EU”, bà May viết trong lá thư, nói thêm rằng London muốn đạt một thỏa thuận tự do mậu dịch tham vọng với EU.
“Tuy nhiên, nếu chúng tôi rời EU mà không có thỏa thuận nào, thì trạng thái mặc định là chúng ta sẽ giao dịch thương mại theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, bà May viết.
Bà May đã hứa sẽ mang về cho nước Anh quyền tiếp cận cao nhất có thể đối với các thị trường châu Âu, nhưng nói rằng Anh sẽ không tìm cách trở thành một thành viên của khối thị trường chung 500 triệu dân, bởi bà hiểu rằng nước Anh sẽ phải đánh đổi nhiều trong một khu vực tự do mậu dịch dựa trên nguyên tắc di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động.
Bà May nói nước Anh sẽ nỗ lực để đạt thỏa thuận tự do thương mại của riêng mình với các quốc gia khác ngoài châu Âu, đồng thời áp đặt các hạn chế về người nhập cư từ châu Âu.
Về phần mình, ông Tusk nói EU sẽ tìm cách giảm thiểu những tổn thất mà Brexit có thể gây ra đối với người dân và các doanh nghiệp châu Âu. Ông cũng nói EU muốn chứng kiến một cuộc ra đi có trật tự của Anh khỏi khối này.
“Giờ đây, chúng tôi đã nhớ các bạn rồi. Xin cảm ơn và tạm biệt”, ông Tusk gửi thông điệp đến nước Anh. Theo dự kiến, vị Chủ tịch Hội đồng EU sẽ gửi dự thảo hướng dẫn đàm phán đến 27 quốc gia thành viên EU ngoài Anh trong vòng 48 giờ đồng hồ. Dự thảo này sẽ được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua vào tuần tới.
Brexit diễn ra trong bối cảnh châu Âu phải chống chọi với các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau, từ khủng hoảng nợ công đến khủng hoảng người nhập cư. Mức độ bất ổn càng gia tăng khi cả Pháp và Đức cùng tiến hành bầu cử trong năm nay, với sự nổi lên của các đảng dân tộc chủ nghĩa.
Trong nội bộ nước Anh, Bắc Ireland đang muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để tách khỏi Anh và sáp nhập với Cộng hòa Ireland.
Theo tin từ Reuters, bằng một lá thư trao tay, bà May đã thông báo cho Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk rằng Anh sẽ rời khỏi khối mà nước này gia nhập vào năm 1973. Đây được xem là một trong những động thái quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo Anh kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
“Nước Anh sẽ rời khỏi EU”, bà May phát biểu trước Quốc hội Anh 9 tháng sau khi nước này khiến cả thế giới “sốc nặng” vì quyết định chia tay EU. “Đây là một khoảnh khắc lịch sử và không còn có thể đảo ngược nữa”.
Cuộc đàm phán để Anh rời EU được dự báo sẽ là một tiến trình phức tạp, đẩy nước Anh vào một thời kỳ chưa từng có tiền lệ, đồng thời thử thách tính bền vững của EU. Bà May sẽ có 2 năm để hoàn tất các cuộc đàm phán này, và Anh dự kiến sẽ chính thức không còn là một thành viên của EU vào cuối tháng 3/2019.
Lá thư của bà May thông báo về việc Anh rời EU theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon đã được đại điện thường trực của Anh tại EU là ông Tim Barrow trao tận tay ông Tusk tại Brussels vào ngày 29/3. Trước đó, lá thư dài 6 trang này đã được bà May đặt bút ký vào tối ngày 28/3.
“Chúng tôi tin rằng cần phải đạt được sự nhất trí về những điều khoản cho mối quan hệ tương lai của chúng ta, bên cạnh những điều khoản về việc chúng tôi ra khỏi EU”, bà May viết trong lá thư, nói thêm rằng London muốn đạt một thỏa thuận tự do mậu dịch tham vọng với EU.
“Tuy nhiên, nếu chúng tôi rời EU mà không có thỏa thuận nào, thì trạng thái mặc định là chúng ta sẽ giao dịch thương mại theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, bà May viết.
Bà May đã hứa sẽ mang về cho nước Anh quyền tiếp cận cao nhất có thể đối với các thị trường châu Âu, nhưng nói rằng Anh sẽ không tìm cách trở thành một thành viên của khối thị trường chung 500 triệu dân, bởi bà hiểu rằng nước Anh sẽ phải đánh đổi nhiều trong một khu vực tự do mậu dịch dựa trên nguyên tắc di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động.
Bà May nói nước Anh sẽ nỗ lực để đạt thỏa thuận tự do thương mại của riêng mình với các quốc gia khác ngoài châu Âu, đồng thời áp đặt các hạn chế về người nhập cư từ châu Âu.
Về phần mình, ông Tusk nói EU sẽ tìm cách giảm thiểu những tổn thất mà Brexit có thể gây ra đối với người dân và các doanh nghiệp châu Âu. Ông cũng nói EU muốn chứng kiến một cuộc ra đi có trật tự của Anh khỏi khối này.
“Giờ đây, chúng tôi đã nhớ các bạn rồi. Xin cảm ơn và tạm biệt”, ông Tusk gửi thông điệp đến nước Anh. Theo dự kiến, vị Chủ tịch Hội đồng EU sẽ gửi dự thảo hướng dẫn đàm phán đến 27 quốc gia thành viên EU ngoài Anh trong vòng 48 giờ đồng hồ. Dự thảo này sẽ được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua vào tuần tới.
Brexit diễn ra trong bối cảnh châu Âu phải chống chọi với các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau, từ khủng hoảng nợ công đến khủng hoảng người nhập cư. Mức độ bất ổn càng gia tăng khi cả Pháp và Đức cùng tiến hành bầu cử trong năm nay, với sự nổi lên của các đảng dân tộc chủ nghĩa.
Trong nội bộ nước Anh, Bắc Ireland đang muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để tách khỏi Anh và sáp nhập với Cộng hòa Ireland.