“Cùng là bộ trưởng sao ông phê bình tôi”
Người phát ngôn Chính phủ chia sẻ về những áp lực, những va chạm trong công việc khi được giao làm Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng
“Có những bộ có ý kiến nói rằng ông là bộ trưởng, tôi cũng là bộ trưởng, sao ông phê bình tôi. Tôi nói tôi không phê bình, tôi chỉ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng”.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã kể lại như vậy khi ông được giao làm Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng xuống kiểm tra hoạt động của các bộ ngành, địa phương trong việc chấp hành các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao.
Chia sẻ với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2017, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói:
- Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh thông điệp xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động phục vụ nhân dân.
Chính phủ kiến tạo trước hết phải tập trung hoàn thiện thể chế; rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, hành lang pháp lý theo hướng cắt giảm rào cản, tháo gỡ khó khăn cho người dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Các phiên họp Chính phủ luôn đặt nhiệm vụ xây dựng thể chế lên đầu tiên, rồi mới bàn các vấn đề kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ kiến tạo phải chuyển mạnh hơn từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng thường nhắc chúng tôi rằng, cán bộ làm gì người dân đều biết, do vậy phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm dù trong bất cứ trường hợp nào.
Tôi đơn cử một chuyện, đó là Thủ tướng chỉ đạo trong dịp năm mới, các địa phương không được lên Trung ương chúc Tết thành viên Chính phủ, không phong bao, phong bì và ở các địa phương cũng tương tự như vậy. Thủ tướng nói điều này rất rõ ràng và dứt khoát. Làm được như vậy, sâu xa chính là góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính.
Phải đặt mình vào vị trí của dân
Có ý kiến cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng quyết liệt thế nhưng ở cơ sở khó mà thực hiện được chủ trương “kiến tạo, phục vụ” vì cán bộ vẫn quen có thói quen “hành là chính”?
Việc này đòi hỏi phải làm đồng bộ nhiều giải pháp, có lộ trình, tuy nhiên không có nghĩa chờ đợi. Điều đầu tiên là phải xông vào việc một cách chủ động, sáng tạo. Trong chỉ đạo, điều hành chiến lược, vĩ mô thì phải có trọng tâm, trọng điểm, nghĩa là xác định ưu tiên. Còn với những việc cụ thể thì không phân biệt to, nhỏ. Tinh thần là những gì liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp thì đều là việc to.
Tôi có thể lấy ví dụ, khi dư luận bức xúc với vụ quán cà phê Xin Chào ở Tp.HCM thì Thủ tướng đã có ngay chỉ đạo xử lý chứ không chờ cơ quan chức năng tham mưu. Hoặc trong vụ thanh tra giao thông hành hung nhân viên hàng không, Thủ tướng cũng có ý kiến.
Khi đó, nhiều người điện cho tôi nói “việc nhỏ thế này mà Thủ tướng cũng chỉ đạo”. Tôi gạt ngay: “đừng nói như vậy, nếu đó là người nhà của anh thì việc này là nhỏ hay to?”. Muốn phục vụ người dân thật tốt thì phải đặt mình vào vị trí của dân, nếu anh đứng trên hay đứng ngoài thì không được.
Liệu việc Thủ tướng cho thành lập Tổ công tác do ông làm Tổ trưởng có phải là nhằm thể hiện quyết tâm của Thủ tướng trong việc đổi mới phong cách làm việc của các bộ ngành, địa phương?
Tổ công tác là điểm mới, là sáng tạo của Thủ tướng khi điều hành. Tháng 8/2016 Thủ tướng đã có quyết định thành lập với cơ cấu rất gọn. Hoạt động của Tổ công tác bước đầu tạo chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỉ lệ nhiệm vụ tồn đọng quá hạn giảm rất nhanh. Vào thời điểm cuối tháng 7/2016, số nhiệm vụ tồn động quá hạn là 17% nhưng đến tháng 10 con số này chỉ còn 3,56% và đến tháng 11 còn 3,2%.
Quan trọng nhất là nó có sự lan toả khi các bộ, ngành địa phương có tổ công tác của bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, thành phố theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ. Qua đó tạo ý thức tốt về vấn đề trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương và tác phong, lề lối làm việc.
Tổ công tác mang tính kiểm tra nhưng đằng sau đó mang tính hỗ trợ nhiều hơn. Kiểm tra để phát hiện ra vấn đề nhưng cùng với đó có sự phối hợp để tháo gỡ chứ không kiểm tra theo nghĩa vạch vòi, không bới lông tìm vết. Qua kiểm tra cũng thấy có việc Văn phòng Chính phủ có lỗi ở khâu nào đó thì quay lại kiểm tra, khắc phục, đúng với tinh thần Chính phủ kiến tạo, hành động.
Tôi cũng lưu ý rằng, cái yếu của mình là khâu thực hiện, nếu không có người giám sát, đôn đốc thì thời gian cứ trôi đi, khó đạt hiệu quả. Kiểm tra mới phát hiện có cơ chế, chính sách ban hành chưa hợp lý, khó đi vào cuộc sống.
Hiệu quả hay không là ở công tác tổ chức thực hiện. Như Thủ tướng nói là tránh tình trạng “bắn chỉ thiên”. Ở hội nghị thì phát biểu tung hoả mù rồi để đó; cứ nói tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao nhưng chẳng nâng cao được cái gì, cuối cùng đánh giá bình xét thì ai cũng tốt cả.
Có thể nói, chỉ đạo của Thủ tướng và những việc làm của Chính phủ đã tạo cho doanh nghiệp và người dân niềm tin và kỳ vọng.
Chịu sức ép rất lớn
Phản ứng của các bộ ngành, địa phương về Tổ công tác của Thủ tướng như thế nào, cá nhân ông có chịu sức ép nào không khi đến kiểm tra những “người đồng cấp”?
Mục đích chính của Tổ công tác là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng. Khi chúng tôi đến các bộ ngành, địa phương, mọi việc đều rất công khai, mời báo chí tham dự đầy đủ. Chính tôi chịu sức ép rất lớn về điều này.
Khi đến kiểm tra, một số bộ trưởng có nói “sao có nhiều báo chí thế”, tôi trả lời: “Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gì là minh bạch”. Mới đầu anh em chưa quen nên cũng không đơn giản.
Chúng tôi đến làm việc với cơ sở trên tinh thần không phải cấp trên xuống kiểm tra cấp dưới. Tổ trưởng Tổ công tác và lãnh đạo các bộ có vị trí ngang nhau, do vậy ứng xử phải đúng vị thế, đúng mực, cùng chia sẻ.
Ban đầu, anh em trong Tổ công tác cũng có những ngại ngần. Tôi quán triệt cứ nghiêm túc làm việc, công tâm, trung thực. Không phải đi kiểm tra trước mặt thì nịnh, ra ngoài gặp báo chí lại né tránh. Kiểm tra mà làm thế, không ai tin cả.
Sức ép rất lớn nữa là mình phải làm đúng vị thế, đúng mực, có trách nhiệm với đơn vị được kiểm tra. Đánh giá cái này là chậm trễ do khách quan hay chủ quan, mà chủ quan ấy do ai, có thể do lãnh đạo bộ, cũng có thể do khâu quán xuyến, kiểm soát.
Có những bộ có ý kiến: “Ông là bộ trưởng, tôi cũng là bộ trưởng, sao ông phê bình tôi”. Tôi nói: “Tôi không phê bình, tôi truyền đạt ý kiến của Thủ tướng”.
Tuy nhiên cũng có những bộ mời Tổ công tác xuống 2, 3 lần, vì khi mình về như thế giúp cho bộ trưởng bộ ấy chuyển tải thông điệp của Thủ tướng xuống các cục, vụ cho anh em thấu hiểu.
Không “đánh võng” với báo chí
Là người phát ngôn của Chính phủ, ông nhìn nhận thế nào về vai trò của báo chí trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ?
Khi nhận nhiệm vụ từ địa phương lên, tôi lo lắm. Rồi tôi cũng từng nghe nói ở vị trí người phát ngôn Chính phủ thì sợ nhất là phải làm việc thường xuyên với báo chí. Nhưng tôi quan niệm cứ cởi mở, thông tin thẳng thắn, không biết thì nói không biết, nếu nói sai xin lỗi, tuyệt đối không “đánh võng” với báo chí.
Trước đây họp báo Chính phủ hàng tháng không trực tuyến, nhưng bây giờ đưa lên mạng xã hội, người dân có thể tiếp cận được ngay. Mục tiêu của Chính phủ là làm sao để thông tin đến người dân nhanh nhất, đúng nhất.
Khi vừa nhậm chức, có người khuyên tôi “ông phải xây dựng hình ảnh”, tôi gạt đi ngay. Mình không thể làm thế, mà phải luôn là mình chứ.
Cũng có người nói về việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, tôi trả lời ngay: Làm việc mà chỉ nghĩ nay mai bỏ phiếu thì không thể làm được đâu. Cứ vô tư làm, vì cái tâm, ai chưa hiểu thì dần sẽ hiểu, không nên “đánh võng”. Dân mình tinh lắm, dù có hình thức thế nào thì họ cũng biết hết.
Tôi quan điểm, làm việc phải có sự va chạm, phản biện. Còn nếu cứ xuôi chiều mát mái thì không giải quyết được gì. Cái gốc của vấn đề là hiệu quả và đặt mục tiêu trách nhiệm, vì dân lên hàng đầu.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã kể lại như vậy khi ông được giao làm Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng xuống kiểm tra hoạt động của các bộ ngành, địa phương trong việc chấp hành các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao.
Chia sẻ với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2017, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói:
- Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh thông điệp xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động phục vụ nhân dân.
Chính phủ kiến tạo trước hết phải tập trung hoàn thiện thể chế; rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, hành lang pháp lý theo hướng cắt giảm rào cản, tháo gỡ khó khăn cho người dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Các phiên họp Chính phủ luôn đặt nhiệm vụ xây dựng thể chế lên đầu tiên, rồi mới bàn các vấn đề kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ kiến tạo phải chuyển mạnh hơn từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng thường nhắc chúng tôi rằng, cán bộ làm gì người dân đều biết, do vậy phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm dù trong bất cứ trường hợp nào.
Tôi đơn cử một chuyện, đó là Thủ tướng chỉ đạo trong dịp năm mới, các địa phương không được lên Trung ương chúc Tết thành viên Chính phủ, không phong bao, phong bì và ở các địa phương cũng tương tự như vậy. Thủ tướng nói điều này rất rõ ràng và dứt khoát. Làm được như vậy, sâu xa chính là góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính.
Phải đặt mình vào vị trí của dân
Có ý kiến cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng quyết liệt thế nhưng ở cơ sở khó mà thực hiện được chủ trương “kiến tạo, phục vụ” vì cán bộ vẫn quen có thói quen “hành là chính”?
Việc này đòi hỏi phải làm đồng bộ nhiều giải pháp, có lộ trình, tuy nhiên không có nghĩa chờ đợi. Điều đầu tiên là phải xông vào việc một cách chủ động, sáng tạo. Trong chỉ đạo, điều hành chiến lược, vĩ mô thì phải có trọng tâm, trọng điểm, nghĩa là xác định ưu tiên. Còn với những việc cụ thể thì không phân biệt to, nhỏ. Tinh thần là những gì liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp thì đều là việc to.
Tôi có thể lấy ví dụ, khi dư luận bức xúc với vụ quán cà phê Xin Chào ở Tp.HCM thì Thủ tướng đã có ngay chỉ đạo xử lý chứ không chờ cơ quan chức năng tham mưu. Hoặc trong vụ thanh tra giao thông hành hung nhân viên hàng không, Thủ tướng cũng có ý kiến.
Khi đó, nhiều người điện cho tôi nói “việc nhỏ thế này mà Thủ tướng cũng chỉ đạo”. Tôi gạt ngay: “đừng nói như vậy, nếu đó là người nhà của anh thì việc này là nhỏ hay to?”. Muốn phục vụ người dân thật tốt thì phải đặt mình vào vị trí của dân, nếu anh đứng trên hay đứng ngoài thì không được.
Liệu việc Thủ tướng cho thành lập Tổ công tác do ông làm Tổ trưởng có phải là nhằm thể hiện quyết tâm của Thủ tướng trong việc đổi mới phong cách làm việc của các bộ ngành, địa phương?
Tổ công tác là điểm mới, là sáng tạo của Thủ tướng khi điều hành. Tháng 8/2016 Thủ tướng đã có quyết định thành lập với cơ cấu rất gọn. Hoạt động của Tổ công tác bước đầu tạo chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỉ lệ nhiệm vụ tồn đọng quá hạn giảm rất nhanh. Vào thời điểm cuối tháng 7/2016, số nhiệm vụ tồn động quá hạn là 17% nhưng đến tháng 10 con số này chỉ còn 3,56% và đến tháng 11 còn 3,2%.
Quan trọng nhất là nó có sự lan toả khi các bộ, ngành địa phương có tổ công tác của bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, thành phố theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ. Qua đó tạo ý thức tốt về vấn đề trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương và tác phong, lề lối làm việc.
Tổ công tác mang tính kiểm tra nhưng đằng sau đó mang tính hỗ trợ nhiều hơn. Kiểm tra để phát hiện ra vấn đề nhưng cùng với đó có sự phối hợp để tháo gỡ chứ không kiểm tra theo nghĩa vạch vòi, không bới lông tìm vết. Qua kiểm tra cũng thấy có việc Văn phòng Chính phủ có lỗi ở khâu nào đó thì quay lại kiểm tra, khắc phục, đúng với tinh thần Chính phủ kiến tạo, hành động.
Tôi cũng lưu ý rằng, cái yếu của mình là khâu thực hiện, nếu không có người giám sát, đôn đốc thì thời gian cứ trôi đi, khó đạt hiệu quả. Kiểm tra mới phát hiện có cơ chế, chính sách ban hành chưa hợp lý, khó đi vào cuộc sống.
Hiệu quả hay không là ở công tác tổ chức thực hiện. Như Thủ tướng nói là tránh tình trạng “bắn chỉ thiên”. Ở hội nghị thì phát biểu tung hoả mù rồi để đó; cứ nói tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao nhưng chẳng nâng cao được cái gì, cuối cùng đánh giá bình xét thì ai cũng tốt cả.
Có thể nói, chỉ đạo của Thủ tướng và những việc làm của Chính phủ đã tạo cho doanh nghiệp và người dân niềm tin và kỳ vọng.
Chịu sức ép rất lớn
Phản ứng của các bộ ngành, địa phương về Tổ công tác của Thủ tướng như thế nào, cá nhân ông có chịu sức ép nào không khi đến kiểm tra những “người đồng cấp”?
Mục đích chính của Tổ công tác là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng. Khi chúng tôi đến các bộ ngành, địa phương, mọi việc đều rất công khai, mời báo chí tham dự đầy đủ. Chính tôi chịu sức ép rất lớn về điều này.
Khi đến kiểm tra, một số bộ trưởng có nói “sao có nhiều báo chí thế”, tôi trả lời: “Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gì là minh bạch”. Mới đầu anh em chưa quen nên cũng không đơn giản.
Chúng tôi đến làm việc với cơ sở trên tinh thần không phải cấp trên xuống kiểm tra cấp dưới. Tổ trưởng Tổ công tác và lãnh đạo các bộ có vị trí ngang nhau, do vậy ứng xử phải đúng vị thế, đúng mực, cùng chia sẻ.
Ban đầu, anh em trong Tổ công tác cũng có những ngại ngần. Tôi quán triệt cứ nghiêm túc làm việc, công tâm, trung thực. Không phải đi kiểm tra trước mặt thì nịnh, ra ngoài gặp báo chí lại né tránh. Kiểm tra mà làm thế, không ai tin cả.
Sức ép rất lớn nữa là mình phải làm đúng vị thế, đúng mực, có trách nhiệm với đơn vị được kiểm tra. Đánh giá cái này là chậm trễ do khách quan hay chủ quan, mà chủ quan ấy do ai, có thể do lãnh đạo bộ, cũng có thể do khâu quán xuyến, kiểm soát.
Có những bộ có ý kiến: “Ông là bộ trưởng, tôi cũng là bộ trưởng, sao ông phê bình tôi”. Tôi nói: “Tôi không phê bình, tôi truyền đạt ý kiến của Thủ tướng”.
Tuy nhiên cũng có những bộ mời Tổ công tác xuống 2, 3 lần, vì khi mình về như thế giúp cho bộ trưởng bộ ấy chuyển tải thông điệp của Thủ tướng xuống các cục, vụ cho anh em thấu hiểu.
Không “đánh võng” với báo chí
Là người phát ngôn của Chính phủ, ông nhìn nhận thế nào về vai trò của báo chí trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ?
Khi nhận nhiệm vụ từ địa phương lên, tôi lo lắm. Rồi tôi cũng từng nghe nói ở vị trí người phát ngôn Chính phủ thì sợ nhất là phải làm việc thường xuyên với báo chí. Nhưng tôi quan niệm cứ cởi mở, thông tin thẳng thắn, không biết thì nói không biết, nếu nói sai xin lỗi, tuyệt đối không “đánh võng” với báo chí.
Trước đây họp báo Chính phủ hàng tháng không trực tuyến, nhưng bây giờ đưa lên mạng xã hội, người dân có thể tiếp cận được ngay. Mục tiêu của Chính phủ là làm sao để thông tin đến người dân nhanh nhất, đúng nhất.
Khi vừa nhậm chức, có người khuyên tôi “ông phải xây dựng hình ảnh”, tôi gạt đi ngay. Mình không thể làm thế, mà phải luôn là mình chứ.
Cũng có người nói về việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, tôi trả lời ngay: Làm việc mà chỉ nghĩ nay mai bỏ phiếu thì không thể làm được đâu. Cứ vô tư làm, vì cái tâm, ai chưa hiểu thì dần sẽ hiểu, không nên “đánh võng”. Dân mình tinh lắm, dù có hình thức thế nào thì họ cũng biết hết.
Tôi quan điểm, làm việc phải có sự va chạm, phản biện. Còn nếu cứ xuôi chiều mát mái thì không giải quyết được gì. Cái gốc của vấn đề là hiệu quả và đặt mục tiêu trách nhiệm, vì dân lên hàng đầu.