Cưỡng chế Văn Giang, nhìn từ chuyện “đánh nhà báo”
Công chúng đang chờ xem sau phát biểu của người đứng đầu, công an tỉnh Hưng Yên sẽ làm gì
Khi Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên, ông Trần Huy Ngạn cam kết “sẽ làm rõ và xử lý nghiêm những người hành hung, bắt giữ hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) trong thời gian sớm nhất”, người ta cảm nhận một thái độ “chịu trách nhiệm” của ngành công an Hưng Yên trong vụ “đánh nhà báo”, một tình tiết rất đáng chú ý trong vụ cưỡng chế tại xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua.
“Ngoài ý muốn” và “đáng tiếc” là những từ đã được tướng Ngạn sử dụng khi nói về vụ “đánh nhà báo”, trong cuộc gặp lãnh đạo VOV hôm 10/5. Theo tường trình của các nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, những người được lãnh đạo VOV giao nhiệm vụ về Văn Giang tìm hiểu thông tin, ngay cả khi họ cho biết mình là nhà báo và không có hành vi chống đối nào, một số người thuộc lực lượng cưỡng chế vẫn hành hung các anh, tại một địa điểm nằm ngoài khu vực bị cưỡng chế, ngay trước mặt nhiều người khác.
Nhiều vấn đề sẽ được soi xét từ câu chuyện “đánh nhà báo” hết sức đặc biệt này. Để xảy ra việc lạm dụng bạo lực đến mức độ như vậy của lực lượng cưỡng chế, sẽ có nhiều dấu hỏi về trách nhiệm được dành cho tướng Ngạn, cũng như những vị chức trách trực tiếp chỉ đạo cuộc cưỡng chế tại Văn Giang.
Không thể trách các nhà báo đã có mặt tại thời điểm đó. Cưỡng chế là một hành vi công khai của chính quyền, hơn thế, cuộc cưỡng chế này đã được chính UNBD tỉnh Hưng Yên tổ chức họp báo để thông báo, và sự có mặt của báo chí, với tư cách là người quan sát và ghi nhận về sự việc, là hết sức cần thiết.
Luật Báo chí cũng quy định rằng mọi công dân được “thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới”. Bởi vậy, liệu có sai nếu người dân tự quay và gửi các clip về vụ cưỡng chế đến các cơ quan báo chí và các trang mạng, điều mà ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã mô tả là “tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”?
Điều 2 Luật Báo chí 1999 quy định rằng “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động”. Luật Hình sự thì quy định rất chi tiết về các khung hình phạt đối với tội danh “cố ý gây thương tích”; và chiếc gậy trong tay người công an cũng đã được luật định nghĩa là “vũ khí nguy hiểm”.
Công chúng đang chờ xem sau phát biểu của người đứng đầu, công an tỉnh Hưng Yên sẽ làm gì. Trong clip được cho là ghi lại vụ hành hung nhà báo với những cảnh đấm đá, vụt dùi cui, thọc gậy... liên hồi, dễ dàng nhận thấy sự có mặt của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an và cả những người mặc thường phục. Họ là ai thì nghiệp vụ điều tra của công an Hưng Yên chắc không khó để tìm ra.
VOV là cơ quan thuộc Chính phủ, và lực lượng cưỡng chế thì được chỉ đạo bởi chính quyền tỉnh Hưng Yên. Cùng là cơ quan của Chính phủ, ngành công an Hưng Yên sẽ ăn nói ra sao với công luận nếu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu xử lý vụ việc từ phía VOV?
“Ngoài ý muốn” và “đáng tiếc” là những từ đã được tướng Ngạn sử dụng khi nói về vụ “đánh nhà báo”, trong cuộc gặp lãnh đạo VOV hôm 10/5. Theo tường trình của các nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, những người được lãnh đạo VOV giao nhiệm vụ về Văn Giang tìm hiểu thông tin, ngay cả khi họ cho biết mình là nhà báo và không có hành vi chống đối nào, một số người thuộc lực lượng cưỡng chế vẫn hành hung các anh, tại một địa điểm nằm ngoài khu vực bị cưỡng chế, ngay trước mặt nhiều người khác.
Nhiều vấn đề sẽ được soi xét từ câu chuyện “đánh nhà báo” hết sức đặc biệt này. Để xảy ra việc lạm dụng bạo lực đến mức độ như vậy của lực lượng cưỡng chế, sẽ có nhiều dấu hỏi về trách nhiệm được dành cho tướng Ngạn, cũng như những vị chức trách trực tiếp chỉ đạo cuộc cưỡng chế tại Văn Giang.
Không thể trách các nhà báo đã có mặt tại thời điểm đó. Cưỡng chế là một hành vi công khai của chính quyền, hơn thế, cuộc cưỡng chế này đã được chính UNBD tỉnh Hưng Yên tổ chức họp báo để thông báo, và sự có mặt của báo chí, với tư cách là người quan sát và ghi nhận về sự việc, là hết sức cần thiết.
Luật Báo chí cũng quy định rằng mọi công dân được “thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới”. Bởi vậy, liệu có sai nếu người dân tự quay và gửi các clip về vụ cưỡng chế đến các cơ quan báo chí và các trang mạng, điều mà ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã mô tả là “tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”?
Điều 2 Luật Báo chí 1999 quy định rằng “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động”. Luật Hình sự thì quy định rất chi tiết về các khung hình phạt đối với tội danh “cố ý gây thương tích”; và chiếc gậy trong tay người công an cũng đã được luật định nghĩa là “vũ khí nguy hiểm”.
Công chúng đang chờ xem sau phát biểu của người đứng đầu, công an tỉnh Hưng Yên sẽ làm gì. Trong clip được cho là ghi lại vụ hành hung nhà báo với những cảnh đấm đá, vụt dùi cui, thọc gậy... liên hồi, dễ dàng nhận thấy sự có mặt của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an và cả những người mặc thường phục. Họ là ai thì nghiệp vụ điều tra của công an Hưng Yên chắc không khó để tìm ra.
VOV là cơ quan thuộc Chính phủ, và lực lượng cưỡng chế thì được chỉ đạo bởi chính quyền tỉnh Hưng Yên. Cùng là cơ quan của Chính phủ, ngành công an Hưng Yên sẽ ăn nói ra sao với công luận nếu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu xử lý vụ việc từ phía VOV?