“Đã đến lúc minh bạch mọi thông tin về sữa”
Bà chủ TH True Milk kiến nghị cần có quy định ghi rõ các thông tin về sản phẩm sữa trên bao bì
“Đã đến lúc chúng ta cần minh bạch mọi thông tin về sữa để người tiêu dùng có quyền chọn lựa sản phẩm tốt nhất”, bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH, đơn vị sở hữu thương hiệu sữa TH True Milk, mạnh mẽ phát biểu như vậy tại một hội thảo quốc tế về sữa, diễn ra sáng 27/11 tại Hà Nội.
Theo bà Thái Hương, chất lượng sản phẩm sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính là quy trình chế biến và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào (sữa tươi nguyên chất hoặc sữa bột).
Về quy trình chế biến thì các doanh nghiệp sữa Việt Nam cơ bản đã sử dụng công nghệ chế biến hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới…, ngoại trừ một vài cơ sở nhỏ sử dụng dây chuyền sản xuất sữa thanh trùng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Hương cho rằng, mặc dù chất lượng và giá thành sản phẩm sữa đang phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thứ hai là nguyên liệu đầu vào, song quy định của Việt Nam lại chưa đề cập đến “sữa hoàn nguyên” (sản phẩm sữa được chế biến bằng cách pha trộn từ sữa bột và chất béo sữa các loại, nước, có thể cho thêm phụ liệu) mà chỉ có khái niệm chung về các loại sữa tiệt trùng với nội dung chưa rõ ràng.
Chính vì sự khác biệt rất lớn giữa giá cả và chất lượng nguyên liệu đầu vào cùng với sự không đồng bộ trong các quy định, theo bà Hương, đã dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu là sữa tươi nguyên chất.
“Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn sữa sạch, do vậy, các cơ quan chức năng nên có quy định là nhà sản xuất sữa phải có trách nhiệm ghi rõ các thông tin về sản phẩm sữa trên bao bì để người tiêu dùng lựa chọn”, Chủ tịch Tập đoàn TH kiến nghị.
Theo bà Hương, các cơ quan chức năng sớm xem xét, rà soát lại các tiêu chuẩn, quy định cụ thể về quy cách đặt tên sản phẩm thế nào là “sữa tươi”, “sữa hoàn nguyên”, cũng như cần ban hành và định nghĩa rõ ràng các tiêu chí về dòng sữa nước.
Thêm nữa, Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng, trên thị trường hiện nay có nhiều yếu tố cạnh tranh không lành mạnh gây bất lợi cho các nhà sản xuất, như tin đồn trong sữa có sinh vật lạ lan truyền nhanh chóng mới đây trên thị trường, gây hoang mang lo ngại cho cộng đồng.
“Tôi đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng thành lập các ban liên ngành, để tiến hành kiểm tra, rà soát lại thị trường sữa, phân loại tất cả các sản phẩm đủ tiêu chuẩn lưu hành và cấm bán các sản phẩm sữa không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Từ đó mới đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như ổn định và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho ngành sữa ở Việt Nam”, bà Hương nói.
Trong một số lần trả lời báo giới trước đây, bà chủ của TH True Milk cũng từng bày tỏ mong muốn hai bộ Công Thương và Y tế cần phối hợp với nhau để ban hành một bộ chỉ tiêu bắt buộc đối với sản phẩm sữa. Theo đó, trên bao bì, nhãn mác, phải đăng ký và thông tin đầy đủ thành phần nguyên liệu đầu vào. Nếu sữa “hoàn nguyên” thì nói là “hoàn nguyên”, sữa ở trang trại nào phải nói rõ trang trại đó, mua sữa của nông dân cũng phải nói là mua của nông dân.
Bà cũng ước tính với doanh thu 2.500 tỷ đồng sau 1,5 năm ra đời, TH True Milk đã chiếm được khoảng 33% thị phần sữa tươi (doanh thu thị trường 6.000 tỷ đồng). “Theo kế hoạch dự tính, nếu năm sau đạt doanh thu 3.500-3.700 tỷ đồng, doanh thu thị trường lên khoảng gần 8.000 tỷ đồng, thì TH True Milk chiếm khoảng 40% thị phần. Với đà phát triển này, tới năm 2015, chắc chắn TH True Milk sẽ đứng đầu về sữa tươi”.
Theo số liệu từ TH, hiện nay, đàn bò tại trang trại nuôi bò sữa của tập đoàn này (tại huyện Nghĩa Đàn, miền Tây Nghệ An) đã lên tới trên 25 nghìn con, với trên 10 nghìn con cho sữa.
Theo bà Thái Hương, chất lượng sản phẩm sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính là quy trình chế biến và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào (sữa tươi nguyên chất hoặc sữa bột).
Về quy trình chế biến thì các doanh nghiệp sữa Việt Nam cơ bản đã sử dụng công nghệ chế biến hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới…, ngoại trừ một vài cơ sở nhỏ sử dụng dây chuyền sản xuất sữa thanh trùng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Hương cho rằng, mặc dù chất lượng và giá thành sản phẩm sữa đang phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thứ hai là nguyên liệu đầu vào, song quy định của Việt Nam lại chưa đề cập đến “sữa hoàn nguyên” (sản phẩm sữa được chế biến bằng cách pha trộn từ sữa bột và chất béo sữa các loại, nước, có thể cho thêm phụ liệu) mà chỉ có khái niệm chung về các loại sữa tiệt trùng với nội dung chưa rõ ràng.
Chính vì sự khác biệt rất lớn giữa giá cả và chất lượng nguyên liệu đầu vào cùng với sự không đồng bộ trong các quy định, theo bà Hương, đã dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu là sữa tươi nguyên chất.
“Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn sữa sạch, do vậy, các cơ quan chức năng nên có quy định là nhà sản xuất sữa phải có trách nhiệm ghi rõ các thông tin về sản phẩm sữa trên bao bì để người tiêu dùng lựa chọn”, Chủ tịch Tập đoàn TH kiến nghị.
Theo bà Hương, các cơ quan chức năng sớm xem xét, rà soát lại các tiêu chuẩn, quy định cụ thể về quy cách đặt tên sản phẩm thế nào là “sữa tươi”, “sữa hoàn nguyên”, cũng như cần ban hành và định nghĩa rõ ràng các tiêu chí về dòng sữa nước.
Thêm nữa, Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng, trên thị trường hiện nay có nhiều yếu tố cạnh tranh không lành mạnh gây bất lợi cho các nhà sản xuất, như tin đồn trong sữa có sinh vật lạ lan truyền nhanh chóng mới đây trên thị trường, gây hoang mang lo ngại cho cộng đồng.
“Tôi đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng thành lập các ban liên ngành, để tiến hành kiểm tra, rà soát lại thị trường sữa, phân loại tất cả các sản phẩm đủ tiêu chuẩn lưu hành và cấm bán các sản phẩm sữa không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Từ đó mới đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như ổn định và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho ngành sữa ở Việt Nam”, bà Hương nói.
Trong một số lần trả lời báo giới trước đây, bà chủ của TH True Milk cũng từng bày tỏ mong muốn hai bộ Công Thương và Y tế cần phối hợp với nhau để ban hành một bộ chỉ tiêu bắt buộc đối với sản phẩm sữa. Theo đó, trên bao bì, nhãn mác, phải đăng ký và thông tin đầy đủ thành phần nguyên liệu đầu vào. Nếu sữa “hoàn nguyên” thì nói là “hoàn nguyên”, sữa ở trang trại nào phải nói rõ trang trại đó, mua sữa của nông dân cũng phải nói là mua của nông dân.
Bà cũng ước tính với doanh thu 2.500 tỷ đồng sau 1,5 năm ra đời, TH True Milk đã chiếm được khoảng 33% thị phần sữa tươi (doanh thu thị trường 6.000 tỷ đồng). “Theo kế hoạch dự tính, nếu năm sau đạt doanh thu 3.500-3.700 tỷ đồng, doanh thu thị trường lên khoảng gần 8.000 tỷ đồng, thì TH True Milk chiếm khoảng 40% thị phần. Với đà phát triển này, tới năm 2015, chắc chắn TH True Milk sẽ đứng đầu về sữa tươi”.
Theo số liệu từ TH, hiện nay, đàn bò tại trang trại nuôi bò sữa của tập đoàn này (tại huyện Nghĩa Đàn, miền Tây Nghệ An) đã lên tới trên 25 nghìn con, với trên 10 nghìn con cho sữa.