TH Milk góp tên trong thương vụ M&A “khủng”
TH Milk vừa bỏ ra 52 triệu USD để sở hữu nhà máy đường Nghệ An Tate&Lyle
Tập đoàn TH Milk vừa ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà máy đường Tate&Lyle, qua đó ghi tên vào một trong những thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) “khủng” có yếu tố nước ngoài.
Với giá trị vào khoảng hơn 52 triệu USD, đây là một thương vụ đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay.
Nhà máy Tate&Lyle, thuộc tập đoàn Tate&Lyle của Anh, được xây dựng tại Nghệ An cách đây 15 năm trước với thương hiệu đường Mely. Trong khi đó, TH Milk là doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa bò quy mô lớn tại Nghệ An, với thương hiệu sữa TH True Milk.
Đại diện TH Milk cho biết, sau khi tiếp nhận quyền sở hữu nhà máy, đơn vị này sẽ rà soát toàn bộ thực trạng của nhà máy, đặc biệt là chiến lược phát triển vùng nguyên liệu trồng mía.
Thương vụ M&A này được thực hiện sau khi đã trải qua một quy trình đấu giá quốc tế với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quy trình đấu giá cũng có sự tham gia của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu như các ngân hàng Rabobank, Rothschild, các công ty tư vấn luật Freshfield, Baker&McKenzie.
Trao đổi với báo giới sau lễ ký kết, ông Paul Cooper, đại diện phía Tate&Lyle nói việc lựa chọn TH Milk là bởi công ty này đang có bước phát triển nhanh chóng tại tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực chế biến sữa.
Cũng theo lời ông Paul Cooper, việc Tate&Lyle rút khỏi Việt Nam không phải do tình hình làm ăn của doanh nghiệp xấu đi, mà là một bước điều chỉnh chiến lược, theo đó Tate&Lyle sẽ không còn kinh doanh trong lĩnh vực đường mà chuyển sang chế biến nguyên liệu thực phẩm. Nhà máy đường ở Việt Nam là nhà máy đường cuối cùng mà tập đoàn này sẽ bán trên toàn cầu.
Với giá trị vào khoảng hơn 52 triệu USD, đây là một thương vụ đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay.
Nhà máy Tate&Lyle, thuộc tập đoàn Tate&Lyle của Anh, được xây dựng tại Nghệ An cách đây 15 năm trước với thương hiệu đường Mely. Trong khi đó, TH Milk là doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa bò quy mô lớn tại Nghệ An, với thương hiệu sữa TH True Milk.
Đại diện TH Milk cho biết, sau khi tiếp nhận quyền sở hữu nhà máy, đơn vị này sẽ rà soát toàn bộ thực trạng của nhà máy, đặc biệt là chiến lược phát triển vùng nguyên liệu trồng mía.
Thương vụ M&A này được thực hiện sau khi đã trải qua một quy trình đấu giá quốc tế với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quy trình đấu giá cũng có sự tham gia của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu như các ngân hàng Rabobank, Rothschild, các công ty tư vấn luật Freshfield, Baker&McKenzie.
Trao đổi với báo giới sau lễ ký kết, ông Paul Cooper, đại diện phía Tate&Lyle nói việc lựa chọn TH Milk là bởi công ty này đang có bước phát triển nhanh chóng tại tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực chế biến sữa.
Cũng theo lời ông Paul Cooper, việc Tate&Lyle rút khỏi Việt Nam không phải do tình hình làm ăn của doanh nghiệp xấu đi, mà là một bước điều chỉnh chiến lược, theo đó Tate&Lyle sẽ không còn kinh doanh trong lĩnh vực đường mà chuyển sang chế biến nguyên liệu thực phẩm. Nhà máy đường ở Việt Nam là nhà máy đường cuối cùng mà tập đoàn này sẽ bán trên toàn cầu.