Đà Nẵng, khi đất không còn là lợi thế
Tiền thu từ đất của Đà Nẵng hiện chỉ còn bằng khoảng 1/3 so với cách đây 4 năm
Nhiều năm tới, đất đai không còn là lợi thế của Đà Nẵng, phát triển cộng đồng doanh nghiệp một cách bền vững mới là động lực, Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Duy Khương chia sẻ tại một “lớp học” đặc biệt dành cho doanh nhân vừa qua.
Đặc biệt là bởi đây là khóa đào tạo cao cấp về quản trị doanh nghiệp đầu tiên được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, dành cho các lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp đến từ cả ba miền đất nước.
Và địa điểm được chọn là Đà Nẵng - nơi được xem là điển hình về sự thân thiện của chính quyền với doanh nghiệp.
Kinh nghiệm tạo dựng mối thân thiện này chính là nội dung được ông Khương - một người từng được chính các doanh nhân địa phương trao giải “Nụ cười công chức” - chia sẻ.
“Trước khi tiến hành Đại hội Đảng bộ thành phố vừa rồi, có cuộc thảo luận trong lãnh đạo của thành phố và các chuyên gia là 5 năm tới và tầm nhìn 30 - 40 năm nữa, Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát triển dựa trên động lực nào?”, ông Khương bắt đầu câu chuyện.
Theo ông thì trong gần 20 năm vừa qua, Đà Nẵng đã vận dụng nhiều chủ trương, nhưng có một chủ trương có hiệu quả và được Trung ương đánh giá cao là khai thác quỹ đất để đầu tư làm hạ tầng. Từ đó, thành phố mới phát triển được như hiện nay.
“Nhưng từ 2015 về sau, thế mạnh này không còn!”, ông Khương nhấn mạnh.
Con số cụ thể được Phó chủ tịch Đà Nẵng đề cập là năm 2014 và 2015 thì tiền thu từ đất chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng/năm. Trong khi từ 2011 trở về trước, thu tiền đất 5.000 - 5.500 tỷ, cộng với tiền thu từ thuế mỗi năm, Đà Nẵng có khoảng gần 8.000 tỷ để đầu tư phát triển hạ tầng.
“Sau cuộc thảo luận nói trên, lãnh đạo thành phố đi đến thống nhất là phát triển cộng đồng doanh nghiệp một cách bền vững mới là động lực phát triển Đà Nẵng lâu dài, chứ không động lực nào khác”, Phó chủ tịch Võ Duy Khương khái quát.
Thông tin từ vị lãnh đạo thành phố cho thấy, 5 năm trở lại đây khu vực ngoài quốc doanh đã đóng góp 30% ngân sách, mỗi năm có thêm khoảng 1.000 doanh nghiệp được thành lập mới.
Dù 98% là doanh nghiêp nhỏ và vừa, song thành phố vẫn xác định về lâu dài, chỉ có thể dựa vào sự phát triển của doanh nghiệp làm động lực phát triển thành phố trong tương lai, ông Khương thêm một lần nhấn mạnh vai trò của cộng đồng doanh nghiệp.
Với định hướng này, 2014 - “năm doanh nghiệp” của Đà Nẵng - được ông Khương đánh giá là thành công nhất về mặt phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế của thành phố, sau nhiều năm chững lại.
Khi đã thực sự coi doanh nghiệp là động lực phát triển, thành phố miền Trung này đã triển khai hàng loạt giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh.
Như, trong cải cách hành chính thì tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp gửi đến chính quyền thành phố đều qua tổ một cửa, quy định thời gian nộp hồ sơ, giấy tờ với yêu cầu hoàn thành sớm hơn quy định của Trung ương.
Một điểm nhấn trong xây dựng chính quyền thân thiện với doanh nghiệp, theo ông Khương, là Đà Nẵng đã bỏ toàn bộ các thủ tục khiến doanh nghiệp muốn gặp lãnh đạo phải “xếp hàng” qua chuyên viên, qua chánh văn phòng ủy ban.
Mà, hàng quý lãnh đạo thành phố, sở ngành trực tiếp gặp doanh nghiệp, trao đổi và có giải pháp tháo gỡ ngay vướng mắc, bức xúc.
Bên cạnh đó, tại các cuộc giao ban hàng tháng của UBND thành phố, đại diện hiệp hội doanh nghiệp đều được mời dự, qua đó có thể nắm các chủ trương mới và có thể thay mặt doanh nghiệp kiến nghị các vấn đề vướng mắc, khó khăn.
“Cũng có lúc cần là điện thoại, là hẹn gặp chứ không cần định kỳ hàng quý”, ông Khương kể.
Đặc biệt, theo vị Phó chủ tịch Đà Nẵng, thành phố đưa ra chủ trương là các ngành không được thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp quá một lần trong một năm, tránh tình trạng cả các cơ quan thuế, tài chính, phòng cháy chữa cháy rồi kiểm toán cùng vào... kiểm tra doanh nghiệp.
Ngoài các thuận lợi, ông Khương đánh giá là vẫn còn có những khó khăn trong phát triển doanh nghiệp của thành phố.
Đó là làm sao cho công chức phải thay đổi nhận thức, thân thiện với doanh nghiệp, coi doanh nhân là đối tác chính của mình, là người góp phần nộp ngân sách cho thành phố cũng phải có quá trình. Hiện tại, không phải công chức Đà Nẵng nào cũng đã vui vẻ với doanh nghiệp.
Nhưng về phía doanh nghiệp, vị Phó chủ tịch cũng nhìn nhận, còn có những điều chưa ổn, mà điển hình là hầu hết đều tìm cách này, cách khác trốn thuế, nợ thuế…
“Có không ít doanh nghiệp báo cáo tài chính với cơ quan thuế thì lỗ, nhưng khi xin vay ưu đãi, báo cáo với quỹ đầu tư phát triển thì lại... có lãi. Rõ ràng là họ có hai sổ kế toán! Tôi mời doanh nghiệp lên, hỏi cái nào đúng, doanh nghiệp cứ cười cười”, ông Khương chia sẻ với hơn 70 lãnh đạo hiệp hội các doanh nghiệp từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Đặc biệt là bởi đây là khóa đào tạo cao cấp về quản trị doanh nghiệp đầu tiên được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, dành cho các lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp đến từ cả ba miền đất nước.
Và địa điểm được chọn là Đà Nẵng - nơi được xem là điển hình về sự thân thiện của chính quyền với doanh nghiệp.
Kinh nghiệm tạo dựng mối thân thiện này chính là nội dung được ông Khương - một người từng được chính các doanh nhân địa phương trao giải “Nụ cười công chức” - chia sẻ.
“Trước khi tiến hành Đại hội Đảng bộ thành phố vừa rồi, có cuộc thảo luận trong lãnh đạo của thành phố và các chuyên gia là 5 năm tới và tầm nhìn 30 - 40 năm nữa, Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát triển dựa trên động lực nào?”, ông Khương bắt đầu câu chuyện.
Theo ông thì trong gần 20 năm vừa qua, Đà Nẵng đã vận dụng nhiều chủ trương, nhưng có một chủ trương có hiệu quả và được Trung ương đánh giá cao là khai thác quỹ đất để đầu tư làm hạ tầng. Từ đó, thành phố mới phát triển được như hiện nay.
“Nhưng từ 2015 về sau, thế mạnh này không còn!”, ông Khương nhấn mạnh.
Con số cụ thể được Phó chủ tịch Đà Nẵng đề cập là năm 2014 và 2015 thì tiền thu từ đất chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng/năm. Trong khi từ 2011 trở về trước, thu tiền đất 5.000 - 5.500 tỷ, cộng với tiền thu từ thuế mỗi năm, Đà Nẵng có khoảng gần 8.000 tỷ để đầu tư phát triển hạ tầng.
“Sau cuộc thảo luận nói trên, lãnh đạo thành phố đi đến thống nhất là phát triển cộng đồng doanh nghiệp một cách bền vững mới là động lực phát triển Đà Nẵng lâu dài, chứ không động lực nào khác”, Phó chủ tịch Võ Duy Khương khái quát.
Thông tin từ vị lãnh đạo thành phố cho thấy, 5 năm trở lại đây khu vực ngoài quốc doanh đã đóng góp 30% ngân sách, mỗi năm có thêm khoảng 1.000 doanh nghiệp được thành lập mới.
Dù 98% là doanh nghiêp nhỏ và vừa, song thành phố vẫn xác định về lâu dài, chỉ có thể dựa vào sự phát triển của doanh nghiệp làm động lực phát triển thành phố trong tương lai, ông Khương thêm một lần nhấn mạnh vai trò của cộng đồng doanh nghiệp.
Với định hướng này, 2014 - “năm doanh nghiệp” của Đà Nẵng - được ông Khương đánh giá là thành công nhất về mặt phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế của thành phố, sau nhiều năm chững lại.
Khi đã thực sự coi doanh nghiệp là động lực phát triển, thành phố miền Trung này đã triển khai hàng loạt giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh.
Như, trong cải cách hành chính thì tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp gửi đến chính quyền thành phố đều qua tổ một cửa, quy định thời gian nộp hồ sơ, giấy tờ với yêu cầu hoàn thành sớm hơn quy định của Trung ương.
Một điểm nhấn trong xây dựng chính quyền thân thiện với doanh nghiệp, theo ông Khương, là Đà Nẵng đã bỏ toàn bộ các thủ tục khiến doanh nghiệp muốn gặp lãnh đạo phải “xếp hàng” qua chuyên viên, qua chánh văn phòng ủy ban.
Mà, hàng quý lãnh đạo thành phố, sở ngành trực tiếp gặp doanh nghiệp, trao đổi và có giải pháp tháo gỡ ngay vướng mắc, bức xúc.
Bên cạnh đó, tại các cuộc giao ban hàng tháng của UBND thành phố, đại diện hiệp hội doanh nghiệp đều được mời dự, qua đó có thể nắm các chủ trương mới và có thể thay mặt doanh nghiệp kiến nghị các vấn đề vướng mắc, khó khăn.
“Cũng có lúc cần là điện thoại, là hẹn gặp chứ không cần định kỳ hàng quý”, ông Khương kể.
Đặc biệt, theo vị Phó chủ tịch Đà Nẵng, thành phố đưa ra chủ trương là các ngành không được thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp quá một lần trong một năm, tránh tình trạng cả các cơ quan thuế, tài chính, phòng cháy chữa cháy rồi kiểm toán cùng vào... kiểm tra doanh nghiệp.
Ngoài các thuận lợi, ông Khương đánh giá là vẫn còn có những khó khăn trong phát triển doanh nghiệp của thành phố.
Đó là làm sao cho công chức phải thay đổi nhận thức, thân thiện với doanh nghiệp, coi doanh nhân là đối tác chính của mình, là người góp phần nộp ngân sách cho thành phố cũng phải có quá trình. Hiện tại, không phải công chức Đà Nẵng nào cũng đã vui vẻ với doanh nghiệp.
Nhưng về phía doanh nghiệp, vị Phó chủ tịch cũng nhìn nhận, còn có những điều chưa ổn, mà điển hình là hầu hết đều tìm cách này, cách khác trốn thuế, nợ thuế…
“Có không ít doanh nghiệp báo cáo tài chính với cơ quan thuế thì lỗ, nhưng khi xin vay ưu đãi, báo cáo với quỹ đầu tư phát triển thì lại... có lãi. Rõ ràng là họ có hai sổ kế toán! Tôi mời doanh nghiệp lên, hỏi cái nào đúng, doanh nghiệp cứ cười cười”, ông Khương chia sẻ với hơn 70 lãnh đạo hiệp hội các doanh nghiệp từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.