Đa số tập đoàn, tổng công ty “quên” cổ phần hóa
Chỉ có 4/24 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được kiểm toán tiến hành cổ phần hóa trong năm 2010
Sáng nay (30/8), Kiểm toán Nhà nước tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2010 và việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2009 tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Kết quả kiểm toán tại các doanh nghiệp nhà nước cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao; sản xuất kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn. Công tác quản lý tài chính của các tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều chuyển biến từ khi chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, tại một số tập đoàn và tổng công ty, mặc dù tình hình tài chính tại công ty mẹ tốt, song các đơn vị thành viên chưa đồng đều, có đơn vị hiệu quả kinh doanh cao, có đơn vị thua lỗ lớn; quản lý chi phí, giá thành còn nhiều hạn chế, hệ số huy động vốn cao, còn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro... nên chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư của Nhà nước, “đe dọa” đến việc bảo toàn vốn; một số đơn vị chưa nộp kịp thời các khoản thuế vào ngân sách.
Một số đơn vị còn thua lỗ nặng là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, lỗ 103 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Hồng lỗ 20,641 tiỷ đồng và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam 1.026 tỷ đồng.
Về công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kết quả kiểm toán cho thấy, tiến độ cổ phần hóa chậm, chỉ có 4/24 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán thực hiện cổ phần hóa; việc thu và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp không kịp thời và đúng quy định; nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhiều năm nhưng chưa được bàn giao vốn do các vướng mắc về tài chính, quyền sử dụng đất...
Liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng, nhiều đơn vị quản lý và sử dụng chưa hiệu quả, để lấn chiếm, tranh chấp, chưa kê khai để nộp tiền thuê đất; cho phép cán bộ, cá nhân sử dụng đất trái quy định gây thất thoát; nhiều diện tích nhà đất chưa được các địa phương ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp...
Trong khi đó, kết quả kiểm toán tại các tổ chức tài chính, ngân hàng cho thấy, nhìn chung các đơn vị đã hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ; thực hiện nghiêm túc các giải pháp cấp bách của Chính phủ trong điều hành chính sách vĩ mô nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, ở một số ngân hàng do tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt 4,69% - 6,21%, thấp hơn mức quy định 8% của Ngân hàng Nhà nước; không đảm bảo khả năng chi trả, phải xin tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và vay các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt thanh khoản; hiệu quả kinh doanh thấp; chất lượng tín dụng sụt giảm so với năm 2008 (tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng từ 2,7% năm 2008 tăng lên 3,97% năm 2009).
Đáng chú ý, trong năm 2009 do tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên việc cân đối vốn của các ngân hàng thương mại khó khăn; nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng từ năm 2007.
Kết quả kiểm toán tại các doanh nghiệp nhà nước cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao; sản xuất kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn. Công tác quản lý tài chính của các tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều chuyển biến từ khi chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, tại một số tập đoàn và tổng công ty, mặc dù tình hình tài chính tại công ty mẹ tốt, song các đơn vị thành viên chưa đồng đều, có đơn vị hiệu quả kinh doanh cao, có đơn vị thua lỗ lớn; quản lý chi phí, giá thành còn nhiều hạn chế, hệ số huy động vốn cao, còn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro... nên chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư của Nhà nước, “đe dọa” đến việc bảo toàn vốn; một số đơn vị chưa nộp kịp thời các khoản thuế vào ngân sách.
Một số đơn vị còn thua lỗ nặng là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, lỗ 103 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Hồng lỗ 20,641 tiỷ đồng và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam 1.026 tỷ đồng.
Về công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kết quả kiểm toán cho thấy, tiến độ cổ phần hóa chậm, chỉ có 4/24 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán thực hiện cổ phần hóa; việc thu và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp không kịp thời và đúng quy định; nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhiều năm nhưng chưa được bàn giao vốn do các vướng mắc về tài chính, quyền sử dụng đất...
Liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng, nhiều đơn vị quản lý và sử dụng chưa hiệu quả, để lấn chiếm, tranh chấp, chưa kê khai để nộp tiền thuê đất; cho phép cán bộ, cá nhân sử dụng đất trái quy định gây thất thoát; nhiều diện tích nhà đất chưa được các địa phương ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp...
Trong khi đó, kết quả kiểm toán tại các tổ chức tài chính, ngân hàng cho thấy, nhìn chung các đơn vị đã hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ; thực hiện nghiêm túc các giải pháp cấp bách của Chính phủ trong điều hành chính sách vĩ mô nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, ở một số ngân hàng do tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt 4,69% - 6,21%, thấp hơn mức quy định 8% của Ngân hàng Nhà nước; không đảm bảo khả năng chi trả, phải xin tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và vay các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt thanh khoản; hiệu quả kinh doanh thấp; chất lượng tín dụng sụt giảm so với năm 2008 (tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng từ 2,7% năm 2008 tăng lên 3,97% năm 2009).
Đáng chú ý, trong năm 2009 do tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên việc cân đối vốn của các ngân hàng thương mại khó khăn; nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng từ năm 2007.